Các giải pháp và đề xuất chính sách để thực hiện mục tiêu kế hoạch thời kì 2006 - 2010 - pdf 28

Download miễn phí Các giải pháp và đề xuất chính sách để thực hiện mục tiêu kế hoạch thời kì 2006 - 2010



LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: Lí luận về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2
1. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế 2
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4
2. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6
2.1. Khái niệm 6
2.2. Nhiệm vụ 6
2.3. Vai trò trong hệ thống kế hoạch hoá 6
2.4. Nội dung kế hoạch 6
Phần II : Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 13
I.Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 13
1. Phân tích thực trạng thực hiện kế hoạch thời kì 2000-2005 13
2. Các nhân tố tác động đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 14
3. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 17
II. Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch qua 2 năm 2006,2007 20
1. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2006,2007 20
1.1. Năm 2006 20
1.2. Năm 2007 22
2. Phân tích nguyên nhân 23
3. Dự kiến khả năng thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 24
Phần III : Các giải pháp và đề xuất chính sách để thực hiện mục tiêu kế hoạch thời kì 2006-2010 25
I.Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành cho 3 năm còn lại thời kì 2006-2010 25
II.Các giải pháp và đề xuất chính sách 25
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ch cơ cấu ngành kinh tế có vai trò làm cơ sở để định hướng sự phát triển, xác định các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong thời kì kế hoạch. Từ đó đề ra các giải pháp, phương án thực hiện.
c. Xác định các chỉ tiêu kế hoạch
Các chỉ tiêu
Vì cơ cấu kinh tế phản ánh cả về lượng lẫn về chất mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế nên khi đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần chú ý cả những quan hệ tỉ lệ về mặt lượng cũng như phân tích sự thay đổi về chất (theo quan điểm lượng đổi chất đổi) của các mối tương quan ấy. Hơn nữa, trong quá trình phân tích, đánh giá, không thể không chú ý tới những đặc điểm riêng cuả mỗi loại cơ cấu kinh tế. Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô bao gồm: cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn
Các phương pháp tiếp cận.
Phương pháp tiếp cận theo mô hình I/O
Mô hình này nghiên cứu những mối quan hệ tỷ lệ cân đối đặc trưng cho việc phân phối sản phẩm giữa các ngành và mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm và chi phí để sản xuất ra những sản phẩm này.
Nguyên lí của mô hình: đứng trên góc độ phân tích sự giao lưu của sản phẩm hàng hoá từ khi ra đời, chuyển từ ngành này sang ngành khác và đi vào tiêu dùng cuối cùng.
Ngành sử dụng
Ngành sản xuất
Sử dụng cuối cùng
TSP sử dụng
1
2
3

N
Tổng cộng
1
x11
x12
x13

x1n
Y1
X1
2
x21
x22
x23

x2n
Y2
X2
3
x31
x32
x33

x3n
Y3
X3









n
xn1
xn2
xn3

xnn
Yn
Yn
Tổng cộng
∑xj1
∑xj2
∑xj3

∑xjn
=
Giá trị gia tăng
VA1
VA2
VA3

VAn
=
Tổng chi phí
X1
X2
X3

Xn
Việc phân phối sản phẩm trong nền kinh tế được đặc trưng bằng quan hệ tỷ lệ:
Xi = xi1+ xi2+xi3+…+xin+yi (i = 1,2,…, n) (1)
Trong đó:
Xi : Tổng sản phẩm của ngành i
xij : Khối lượng sản phẩm ngành i tiêu dùng cho sản phẩm ngành j với tư cách là chi phí trung gian.
Yi : Khối lượng sản phẩm cuối cùng của ngành i
Tổng số xij phản ánh khối lượng sản phẩm ngành i sẽ tiếp tục chế biến trong các ngành sản xuất, lượng sản phẩm này được gọi là sản phẩm trung gian. Sản phẩm cuối cùng (Yi) là những sản phẩm được đưa ra khỏi sản xuất hàng năm được dùng để bù đắp hào mòn, sử dụng cho tiêu dùng, tích luỹ và khối lượng chênh lệch xuất-nhập khẩu.
Khi xây dựng mô hình I/O người ta thường giả thiết rằng khối lượng sản phẩm của ngành i tiêu dùng cho ngành j tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm của ngành j: xij = aij Xj ( i,j = 1,2,…,n) (2)
Trong đó:
aij là hao phí trực tiếp sản phẩm ngành i để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ngành j – được gọi là hệ số hao phí trực tiếp. Hợp nhất phương trình (1) và (2) sẽ có: Xi = aij Xj + Yi (i = 1,2,…,n)
Dưới dạng ma trận có thể viết: X = AX + Y
Và lời giải sẽ là: X = (E – A)-1. Y
Trong đó: E: ma trận đơn vị
A: ma trận hệ số chi phí trực tiếp
Y: véc tơ sản phẩm cuối cùng
Như vậy, để xác định cơ cấu ngành của nền kinh tế người ta thường dựa vào kế hoạch về sản phẩm cuối cùng của các ngành với hệ số hao phí trực tiếp phù hợp với trình độ kĩ thuật của từng ngành.
Phương pháp ngoại suy (thống kê thực nghiệm)
Xác định xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành qua các năm : dựa vào sự thay đổi tỉ trọng từng ngành (TLi)
Xác đinh xu thế tăng trưởng kinh tế của từng ngành qua các năm : dựa vào sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế của từng ngành (g)
Phương pháp được sử dụng: OLS.
Trên cơ sở tính toán cho 2 nhóm ngành ta xác định được nhóm ngành thứ 3 dựa vào kết quả của 2 nhóm ngành trên.
d.Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Thứ nhất, đối với nhóm ngành có năng lực cạnh tranh. Đây là các ngành có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn lao đông, chủ yếu là ngành nông nghiệp-thuỷ sản như gạo, cà phê, điều, chè , cao su tự nhiên, thuỷ sản và các ngành công nghiệp dệt may, da dầy. Tuy nhiên lợi thế cuả những ngành này về giá rẻ đang bị thu hẹp dần sau khủng hoảng tài chính khu vực với sự mất giá các đồng bản tệ ở nhiều nước. Cũng có nguy cơ những lợi thế so sánh này tiếp tục bị giảm sút trong những năm tới khi các nước trong khu vực phục hồi được nền kinh tế.
Đây là nhóm ngành ít bị ảnh hưởng của việc hội nhập quốc tế, mà ngược lại còn có cơ hội tốt để mở rộng thị trường quốc tế với nhu cầu tiêu dùng tương đối ổn định (đa số các mặt hàng là tiêu dùng hàng ngay). Tuy nhiên, giá trị gia tăng được tạo ra trong nhóm ngành hàng này không cao, do đó cần chú ý giảm giá thành sản phẩm.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường đối với những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, việc chuyển dịch cơ cấu của từng ngành hàng trong nhóm này cần tập trung vào những công việc sau:
Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường, đảm bảo thị trường lâu dài có quy mô thích hợp. Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo sự biến động của thị trường. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại đối với từng mặt hàng.
Hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu theo hướng hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đơn thuần; đơn giản hoá và rút ngắn thời gian làm các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Nâng cấp hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hệ thống dịch vụ chuyên môn có liên quan như ngân hàng, tư vấn quản lí và tư vấn pháp luật.
Nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ. Chú trọng tính chất đồng bộ trong đầu tư giữa các khâu sản xuất, chế biến, cung cấp nguyên liệu. Việc cắt giảm thuế quan có thể tiến hành với tốc độ nhanh, trong thời gian ngắn với nguyên tắc hàng sơ chế chịu thuế quan thấp hơn hàng chế biến; Nguyên liệu chịu thuế thấp hơn thành phẩm; nhưng mức chênh lệch thuế này là thấp.
Thứ hai, đối với nhóm ngành hàng có khả năng cạnh tranh trong tương lai với điều kiện được hỗ trợ có thời gian và tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là nhóm ngành hàng trước mắt còn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhưng có khả năng nâng cao được cạnh tranh nếu hiện tại được hưởng những hỗ trợ nhất định. Đa số trong nhóm này là các ngành công nghiệp chế biến như rau quả-thực phẩm chế biến, điện-điện tử, cơ khí, hoá chất, xi măng.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nhóm mặt hàng này, giữ vững và mở rộng thị phần trong nước so với mặt hàng nhập khẩu, cần xác định đúng hướng phát triển và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp, kịp thời cùng với mức độ bảo hộ hợp lí, các giải pháp cần thực hiện là:
Xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở phân tích các thế mạnh cũng như điểm yếu hiện có so với sản phẩm nhập khẩu.
Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu. Thành lập trung tâm công nghệ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với sản phẩm mới thông qua các trung tâm công nghệ, các tổng công ty v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status