Tình hình hoạt động của viện trong thời gian qua - pdf 28

Download miễn phí Tình hình hoạt động của viện trong thời gian qua



Lời nói đầu 1
Phần I: Giới thiệu chung về viện nghiên cứu kinh tế thế giới 2
I. Cơ sở hình thành 2
II. Chức năng của Viện 2
III. Quyền hạn 3
IV. Cơ cấu tổ chức của Viện 4
1. Lãnh đạo Viện 4
2. Bộ máy hoạt động của Viện 4
2.1. Hội đồng khoa học 4
2.2. Tổng biên tập báo chí 4
2.3. Các phòng của Viện 4
2.3.1. Các phòng của Viện 4
2.3.2. Các phòng phục vụ 5
2.3.3. Các phòng nghiên cứu 5
Phân II: Tình hình hoạt động của viện trong thời gian qua 7
1. Công tác nghiên cứu khoa học 7
2. Công tác hợp tác quốc tế. 10
3. Công tác tạp chí. 11
4. Công tác thông tin - thư viện. 12
5. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo. 12
6. Công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật. 13
7. Đánh giá về kết quả hoạt động của Viện. 13
Phần III: Phương hướng triển vọng và những đề xuất 15
1. Mục tiêu cần đạt đến năm 2010 15
2. Những phương hướng cơ bản 15
3. Các đề xuất. 18
 
Kết luận 19
 
Lời Thank 20
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ên quan đến hoạt động kinh tế và quan hệ đối ngoại nhằm thực hiện đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tổ chức các hoạt động trao đổi khoa học giữa các nhà khoa học Việt nam và các nhà khoa học nước ngoài, tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế về kinh tế và quan hệ quốc tế.
Đào tạo cán bộ có liên quan về các chuyên ngành liên quan đến kinh tế và chính trị quốc tế tại Viện và các trường đại học.
Xuất bản và phổ biến các công trình nghiên cứu, cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường thế giới, các vấn dề quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam cho các độc giả trong và ngoài nước.
III. Quyền hạn:
Để tổ chức những nhiệm vụ được giao, Viện có những quyền hạn sau:
Chủ trì tổ chức những nhiệm vụ nghiên cứu mà Viện đủ năng lực thực hiện.
Đối với những nhiệm vụ nghiên cứu mà Viện thiếu cán bộ chuyên môn, Viện được phép hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lí dưới hình thức kí kết hợp đồng nghiên cứu, tư vấn trọn gói hay theo đề cương nghiên cứu đã được hội đồng khoa học của Viện thông qua và theo qui định hiện hành.
Khi có những biến động về kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế có liên quan tới chức năng của Viện, Viện được mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài, các nhà quản lí có trách nhiệm thực hiện việc nghiên cứu.
Trong khai thác và thu thập thông tin, Viện được phép sử dụng, khai thác các nguồn tài liệu trong và ngoài nước (theo qui định của Nhà nước). Viện phối hợp với Cục thống kê và các cơ quan đơn vị thực hiện điều tra khảo sát khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của Viện. Ngoài ra, Viện còn có quyền hạn khác như tiếp nhận, hỗ trợ các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu tại Việt Nam.
IV. Cơ cấu tổ chức của Viện:
Hiện nay Viện đang có dự kiến sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức nhân lực. Tuy nhiên, đây là kế hoạch từ nay tới năm 2010, cho nên trong bản báo cáo thực tập này chỉ bàn tới sơ đồ tổ chức nhân lực hiện tại của Viện ( Sơ đồ xin xem ở phần phụ lục ).
1. Lãnh đạo Viện:
Bộ phận lãnh đạo bao gồm viện trưởng, 2 phó viện trưởng.
Viện trưởng do Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) bổ nhiệm. Viện trưởng chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ toàn bộ công tác của Viện.
Phó viện trưởng do Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng và các cơ quan chức năng. Phó Viện trưởng thức hiện các công việc do Viện trưởng phân công, chịu trách nhiệm về công tác của mình trước Viện trưởng và trước Quốc hội.
2. Bộ máy hoạt động của Viện:
2.1. Hội đồng khoa học:
Hội đồng khoa học của Viện là cơ quan tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng, thẩm định, đánh giá kết quả nghiên cứu các đề tài, đề án và chương trình nghiên cứu khoa học của Viện. Các thành viên của hội đồng khoa học hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
2.2. Tổng biên tập báo chí:
Chịu trách nhiệm biên soạn các bài viết gửi đăng của các thành viên trong viện, chọn lựa các bài phù hợp. Chịu trách nhiệm về việc cho phát hành và về nội dung của tạp chí phát hành.
2.3. Các phòng của Viện:
2.3.1. Các phòng của Viện:
a. Phòng hành chính – tổ chức:
Thực hiện các công việc về đào tạo, quản lí cán bộ, các công việc tài chính, văn thư, sửa chữa nâng cấp trụ sở, quản trị tài sản vật tư, bảo vệ, thông tin liên lạc và các công việc phục vụ hàng ngày.
b. Phòng học giả nước ngoài:
Thực hiện công việc đối ngoại của Viện, tổ chức các đoàn ra, đoàn vào, các hoạt động trao đổi học giả và hợp tác quốc tế.
c. Văn phòng tư vấn phát hành:
Thực hiện các hoạt động tư vấn và dịch vụ khoa học về các vấn đề kinh tế và quan hệ quốc tế. Thực hiện các công việc vè tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài, công tác xuất bản và phát hành.
2.3.2. Các phòng phục vụ:
a. Phòng toà soạn - trị sự:
Thực hiện các công việc về biên soạn, biên dịch các tài liệu phục vụ cho các hoạt động động kinh tế.
b. Phòng thông tin thư viện:
Thực hiện công tác lưu trữ, bảo quản sách báo tư liệu, tổ chức hệ thống khai thác tư liệu phục vụ cán bộ trong và ngoài Viện tra cứu và đọc tài liệu.
2.3.3. Các phòng nghiên cứu:
a. Phòng nghiên cứu các nền kinh tế phát triển:
Thực hiện các nghiên cứu về:
Đặc điểm, xu hướng phát triển kinh tế phát triển các nước công nghiệp phát triển.
Kinh tế các nước lớn: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh và các nước khác thuộc OECD.
Những vấn đề kinh tế chính trị của các nước công nghiệp phát triển, so sánh các mô hình kinh tế của các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu...
b. Phòng nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển:
Nghiên cứu một số vấn đề chính sau:
Đặc điểm, xu hướng phát triển và vị trí của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới.
Kinh tế các nước ASEAN, Mỹ Latinh, Châu Phi ...
Những vấn đề kinh tế, chính trị của các nước đang phát triển, so sánh các mô hình công nghiệp hoá.
c. Phòng quan hệ kinh tế quốc tế:
Thực hiện nghiên cứu những vấn đề sau:
Sự phát triển cả Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Chính sách và quan hệ đối ngoại các nước.
Các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia...
d. Phòng nghiên cứu phát triển:
Thực hiện nghiên cứu về:
Các lý thuyết và mô hình phát triển, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, nguồn nhân lực và phát triển, phát triển và các vấn đề toàn cầu, cơ cấu và động thái phát triển của nền kinh tế thế giới.
e. Phòng nghiên cứu SNG và Đông Âu :
Thực hiện nghiên cứu các vấn đề kinh tế có liên quan tới nền kinh tế của SNG và Đông Âu như các mô hình kinh tế, các biến động, các nhân tố tác động ...
f. Phòng kinh tế các nước Đông Dương:
Thực hiện nghiên cứu sự phát triển của từng nước hay của toàn bộ Đông Dương, các nhân tố tác động ảnh hưởng, các quá trình chuyển đổi và phát triển, so sánh với nhau và các nước khác ...
Phần II
tình hình hoạt động của viện trong thời gian qua
Qua hơn 15 năm hoạt động và trưởng thành, Viện kinh tế thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, là một trong những Viện hoạt động năng động và có hiệu quả của Trung tâm Khoa học xã hộivà Nhân văn quốc gia, là cơ quan nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực kinh tế thế giới ở Việt Nam. Điều đó được thể hiện trên những nét cơ bản sau đây:
1. Công tác nghiên cứu khoa học:
Ngay từ khi mới thành lập, công tác nghiên cứu khoa học của Viện luôn luôn gắn với những vấn dề lớn của nền kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là những vấn đề có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới. Viện có 6 phòng nghiên cứu về: những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới (sau này tập trung vào kinh tế phát triển ); quan hệ kinh tế quốc tế; kinh tế các nước công nghiệp phát triển; kinh tế các nước đang phát triển; kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (sau này là các nền kinh tế chuyển đổi); kinh tế Đông Dương.
Với cơ cấu các phòng nghiên cứu như vậy, công tác nghiên cứu của Viện được triển khai đồng thời các vấn đề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status