thực tiễn việc thay đổi người tiến hành tố tụng - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU:
Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân; bảo đảm hiệu quả hoạt động và
tính độc lập của các cơ quan tư pháp; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân… là những đòi hỏi quan trọng của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Đặc biệt, trong hoạt động tư pháp hình sự, nơi mà hoạt động của cơ quan tiến hành tố
tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) mang tính quyền lực nhà nước rất cao, nơi
mà mọi hoạt động chính đều liên quan lớn đến quyền, lợi ích của công dân thì việc quy
định rõ ràng, cụ thể nhũng trường hợp bắt buộc phải thay đổi người tiến hành tố tụng, có
ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng, mà còn

đảm bảo cho nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án được tôn trọng, đặc biệt là
bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng trong khi làm nhiệm vụ.
Trong nhiều năm qua, pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) nước ta đã có nhiều tiến bộ
trong việc quy định về việc thay đổi người tiến hành tố tụng (THTT). Đó là cơ sở pháp lý
cho hoạt động TTHS đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều quy định còn bất cập; một số quy
định còn vướng mắc trong triển khai thực hiện trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay.
I. Những vấn đề chung về thay đổi người THTT trong pháp luật TTHS VN:
1. Một số khái niệm liên quan:
a. Khái niệm người tiến hành tố tụng:
Tố tụng là toàn bộ những hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT, các cơ
quan Nhà nước khác và những công dân có liên quan nhằm giải quyết đúng đắn những vụ
án theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tố tụng, người THTT giữ vai trò rất quan
trọng, họ là những người tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Người THTT là những người nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động tố
tụng nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và công dân. Người THTT có trong nhiều lĩnh vực tố tụng khác nhau như hành
chính, dân sự, thương mại, lao động….trong đó có cả hình sự. Người THTT trong TTHS
là những chủ thể theo quy định của pháp luật TTHS có quyền hạn và nhiệm vụ áp dụng
pháp luật để giải quyết các vụ án hình sự (VAHS) theo những trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định nhằm bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN.
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) không đưa tra khái niệm về người THTT mà
chỉ liệt kê những chủ thể là người THTT tại khoản 2 Điều 33 BLTTHS, bao gồm:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên;
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án
2
Có thể thấy rằng, người THTT có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết
VAHS. Người THTT mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết một VAHS. Do
đó, khi có những căn cứ cho rằng họ không vô tư, khách quan theo quy định của BLTTHS
thì chính những nguời THTT phải từ chối THTT hay bị đề nghị thay đổi để đảm bảo cho
quá trình giải quyết VAHS một cách khách quan.
b. Khái niệm căn cứ thay đổi người THTT:
• Khái niệm thay đổi người THTT:
Thay đổi người THTT là việc đưa một người THTT này vào “thay thế” cho
một người THTT khác nhằm làm “khác đi” tình trạng có khả năng không vô tư, khách
quan của người THTT đó và người thay thế phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật hình sự và TTHS, người THTT phải đảm bảo nguyên tắc xác định sự
thật vụ án, đảm bảo vô tư khách quan trong suốt quá trình THTT. Điều đó có nghĩa là khi
phát hiện Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (CQĐT), Điều tra viên; Viện

trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (VKS), Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án
Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không đảm bảo sự vô tư, khách quan khi
tiến hành các hoạt động tố tụng thì phải thay đổi họ trong bất kỳ giai đoạn nào của quá
trình tố tụng.
Như vậy, thay đổi người THTT để đảm bảo mục đích chung của TTHS, để
củng cố niềm tin trong nhân dân về sự công minh của cơ quan bảo vệ pháp luật, tin tưởng
vào những người bảo vệ chân lý. Tất cả mọi hoạt động của người THTT đều liên quan
trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đặc biệt là bị can, bị
cáo, để đảm bảo pháp chế XHCN trong TTHS cần có các căn cứ thay đổi người THTT.
• Khái niệm căn cứ thay đổi người THTT:
Như đã phân tích ở trên, người THTT là cán bộ Nhà nước với những chức
danh khác nhau thực hiện nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan THTT nhằm bảo vệ chế
độ XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết và triệt để
mọi hành vi phạm tội.
Trong quá trình THTT, nếu có một lý do cho rằng người THTT có khả năng
làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm giải quyết VAHS một cách đúng đắn, toàn diện, khách
quan thì buộc phải thay đổi. Người THTT thuộc những trường hợp, có thể bị tác động bởi
những yếu tố bên ngoài hay do chính bản thâm, khiến họ có thể có những hành vi là sai
lệch đi sự thật vụ án thì buộc họ phải thay đổi.
Người THTT không bị thay đổi một cách ngẫu nhiên mà cần có những
căn cứ cụ thể, rõ ràng. Căn cứ thay đổi người THTT là cơ sở đề người THTT phải tự mình
từ chối THTT hay là cơ sở để đề nghị thay đổi người THTT của những chủ thể có quyền
đề nghị theo quy định của pháp luật.
3
Điều 42, 44, 45, 46, 47 BLTTHS đã liệt kê các căn cứ làm cơ sở cho việc
thay đổi người THTT, theo đó, người THTT sẽ bị thay đổi khi có nhưng căn cứ sau:
Thứ nhất: họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người thay mặt hợp pháp, người
thân thích của những người đó hay của bị can, bị cáo.
Thứ hai: họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó.
Thứ ba: đã THTT trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát
viêm, Thẩm phán, Hội thẩm hay Thư ký Tòa án. Đối với Thẩm phán và Hội thẩm cùng
trong một HĐXX và là người thân thích với nhau hay đã tham gia xét xử sơ thẩm hay
phúc thẩm hay THTT trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký
TA.
Thứ tư: có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ.
Như vậy, khi người THTT thuộc một trong các căn cứ thay đổi người THTT
trên thì việc thay đổi người THTT trong trường hợp này là cần thiết, một mặt nhằm đảm
bảo sự khách quan, vô tư của người THTT, nhằm đảm bảo cho nguyên tắc xác định sự
thật khách quan của vụ án được tôn trọng và bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS. Mặt
khác, việc xây dựng các căn cứ thay đổi người THTT là một bước dự liệu phòng ngừa
những hành vi vi phạm pháp luật của người thực hiện quyền lực Nhà nước, tạo môi
trường pháp lý trong sạch, củng cố niềm tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật,
vào chế độ XHCN.
2. Mục đích, ý nghĩa của việc thay đổi
a. Mục đích:
Nhằm loại bỏ những điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến người
THTT, tạo điều kiện cho người THTT hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo
quy định của pháp luật. Nếu người THTT có biểu hiện không vô tư khách quan, bị chi
phối bởi những lợi ích cá nhân mà làm sai lệch sự thật vụ án thì buộc phải thay đổi, không
thể để họ có điều kiện thực hiện hành vi vi phạm, giúp họ giữ được danh dự, uy tín, phẩm
chất đạo đức nâng cao chất lượng công tác từ hoạt động đúng đắn của họ,
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia vào quan hệ
pháp luật TTHS để họ lựa chọn những người đáng tin cậy tiến hành các hoạt động tố tụng
nhằm xác định sự thật vụ án nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân họ hay bảo vệ lợi ích cho
các chủ thể khác.
b. Ý nghĩa
4
Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp
luật của người thực hiện quyền lực nhà nước, tránh các hiện tượng tiêu cực trong hoạt
động tư pháp do không có quy định của pháp luật điều chỉnh, tạo điều kiện để việc giải
quyết vụ án được thực hiện một cách khách quan.
Là hành lang pháp lý cho việc thực hiện dân chủ, tôn trọng và bảo đảm quyền
của công dân.
Tạo niềm tin trong nhân dân về một hệ thống pháp luật hoàn thiện, trong đó
quyền và lợi ích của họ được bảo đảm.
3. Các nguyên tắc TTHS chi phối việc quy định, áp dụng chế định thay đổi NTHTT
Việc quy định và áp dụng chế định thay đổi NTHTT chịu sự chi phối của nhiều
nguyên tắc, như: nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc xác định sự thật vụ án; nguyên
tắc đảm bảo sự vô tư của NTHTT; nguyên tắc xác định trách nhiệm của cơ quan THTT,
người THTT; nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Tuy nhiên, nhóm xin trình bày hai nguyên tắc chính có tác động trực tiếp đến chế định
này.
• Nguyên tắc xác định sự thật vụ án:
Điều 10 BLTTHS có quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
phải dùng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan,
toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội,
những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiêm hình sự của bị can, bị
cáo”.
Yêu cầu xác định sự thật vụ án đặt ra là sự thật vụ án phải được xác định một
cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tính khách quan, toàn diện và đầy đủ là những đòi
hỏi mang tính chỉ đạo từ việc thu thập, kiểm tra đến đánh giá chứng cứ và các tình tiết
khác liên quan đến vụ án. Phải đánh giá dựa trên những cứ có thật, liên quan đến vụ án
chứ không dựa trên những suy luận chủ quan của người THTT.
Để đảm bảo xác định sự thật khách quan của vụ án đòi hỏi những người có
thẩm quyền TTHS cần vô tư, không để lợi ích, tình cảm cá nhân xen vào công việc.
Nếu có những căn cứ để cho thấy họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì trước hết đòi
hỏi họ phải tự giác từ chối, trong trường hợp không từ chối thì sẽ bị đề nghị thay đổi.
• Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người THTT:
Để đảm bảo vụ án hình sự được xử lý chính xác, khách quan, góp phần vào
cuộc đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả cũng như để bảo vệ tốt các quyền tự do, dân
chủ của công dân thì các chủ thể THTT phải vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.
Do đó, nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người THTT hay người TGTT luôn được đề cao
5
trong TTHS. Điều 14 BLTTHS quy định: “Thủ trưởng, Phó Thử trưởng cơ qun điều tra,
Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng…,
nếu có lý do xác đáng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của
mình”.
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người THTT hay người TGTT là điều kiện
để đảm bảo xác định được sự thật khách quan, giúp cho việc xử lý vụ án chính xác, công
bằng. Nếu người THTT có những biểu hiện thiên lệch, không vô tư trong THTT thì sự
thật vụ án không được phản ánh đầy đủ. Một trong những nhân tố trực tiếp tác động đến
sự vô tư của người THTT đó là tình cảm, mà cụ thể là những tình cảm xuất phát từ mối
quan hệ thân thích. Do có mối quan hệ tình cảm nên khi THTT, đánh giá một vấn đề liên
quan đến lợi ích của người thân thích người THTT chắc chắn sẽ không tránh được sự
thiên lệch, không vô tư; từ đó trong các nhận định, phán quyết không phản ánh được đầy
đủ, khách quan sự thật của vụ án và điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật cũng như
các phán quyết của Tòa án sẽ không đạt được mục đích.
Ngoài mối quan hệ thân thích giữa người THTT và người TGTT còn một số
quan hệ khác chi phối sự độc lập, khách quan của người THTT như: sự chịu ơn, sự cho
nhận tài sản… Nếu người THTT thực hiện nhiệm theo đúng quy định của pháp luật thì có
thể sẽ mất đi một vài quyền lợi từ phía người TGTT. Người THTT đứng trước sự lựa chọn
giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của người TGTT khác trong vụ án họ sẽ khó giữ được sự
thanh bạch mà có những hành vi làm sai lệch vụ án.
Mặt khác, một người không thể tự đưa ra những nhận định, phán xét cho chính
mình hay người mà mình thay mặt một cách vô tư, khách quan, công bằng. Cho nên
người THTT không thể đồng thời tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS với hai tư cách tố
tụng khác nhau, vừa là người THTT vừa là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự vừa có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là người thay mặt hợp pháp, người thân
thích của những người đó hay của bị can, bị cáo. Trong trường hợp này, người THTT
phải tự từ chối khi thấy mình không thể vô tư trong quá trình giải quyết vụ án hay bị đề
nghị thay đổi để đảm bảo cho việc xác định sự thật khách quan của một vụ án.
Người THTT cũng phải trung thực xem xét các kết kuận của người giám định,
người phiên dịch bằng trình độ hiểu biết của mình; không được vì quen biết mà tin tưởng
hoàn toàn vào kết quả đó, không đối chứng với chứng cứ khác, những tình tiết khác có
liên quan trong vụ án để làm sáng tỏ sự thật vụ án, sẽ đi đến tình trạng oan sai, quyền và
lợi ích hợp pháp của người TGTT không được bảo đảm.
Do đó, khi người THTT rơi vào một trong những căn cứ quy định tại Điều 42
BLTTHS, người THTT không thể đảm bảo sự vô tư khi đưa ra các kết luận đúng đắn vì


K9X9uhQXDOhg90R
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status