Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện



 
Lời mở đầu 1
Chương 1 3
Những vấn đề lí luận chung 3
I. Lí luận chung về đầu tư. 3
1. Khái niệm và phân loại đầi tư. 3
1.1. Khái niệm. 3
1.2. Phân loại hoạt động đầu tư. 4
2. Vai trò của đầu tư phát triển. 7
3. Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư. 11
3.1. Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư . 12
3.2. Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư. 13
3.3. Mục tiêu của quản lý đầu tư. 13
3.4. Nội dung của quản lý hoạt động đầu tư. 14
4. Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư. 15
5. Kết quả và hiệu quả của hoạt động của đầu tư. 18
5.1. Kết quả của đầu tư. 18
5.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư. 18
II. Khái quát về huyện vùng cao Văn Bàn- Lào Cai. 21
1.Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu. 21
2. Tài nguyên đất và rừng. 22
3.Tài nguyên khoáng sản. 23
4.Tài nguyên con người. 23
III. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư đối với huyện vùng cao Văn Bàn. 24
Chương II 26
Thực trạng hoạt động đầu tư ở huyện vùng cao Văn Bàn- Lào Cai thời kỳ 1996 - 2000 26
I. Thực trạng kinh tế –xã hội. 26
1. Thực trạng các ngành kinh tế. 26
1.1 Ngành nông nghiệp 26
1.2. Lâm nghiệp. 27
1.3. Công nghệp- tiểu thủ công nghiệp 27
1.4. Các ngành dịch vụ. 28
2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế. 29
2.1. Hạ tầng giao thông vận tải. 29
2.2 Về thuỷ thuỷ lợi, thuỷ điện. 30
2.3. Thông tin bưu điện. 30
3. Thực trạng cơ sở hạ tầng văn hoá - xã hội. 31
3.1. Về giáo dục. 31
3.2. Về y tế 31
II. Tình hình đầu tư trên địa bàn huyện vùng cao Văn bàn 31
- Lào Cai. 31
1. Qui trình phân phân bổ vốn đầu tư của huyện. 32
2. Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư. 34
3. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn 39
4. Cơ cấu đầu tư theo ngành. 44
4.1. Ngành công nghiệp và xây dựng. 45
4.2. Ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản 50
4.3 Thương mại –dịch vụ. 51
5. Tình hình đầu tư theo vùng lãnh thổ. 51
III. Một số kết quả đạt được, những mặt tồn tại và Nguyên nhân 55
I. Những kết quả đạt được. 55
1.1. Tăng trưởng kinh tế 55
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 56
1.3 Năng lực sản xuất tăng thêm 59
1.4 Hệ số ICOR. 60
1.5 Phúc lợi giáo dục y tế. 61
2. Những tồn tại trong quá trình hoạt động đầu tư của Văn Bàn và nguyên nhân . 62
2.1 Tồn tại: 62
2.2 Nguyên nhân 63
Chương III 65
I. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư từ nay đến năm 2010. 65
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội từ nay đén năm 2010 65
1.1 Mục tiêu phát triển. 65
1.2 Định hướng phát triển đối với từng ngành lĩnh vực 66
2. Nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2010. 73
III. một số giải pháp nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại huyện Văn Bàn-Lào Cai. 74
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư . 75
1.1 Tăng cường khả năng huy động vốn. 75
1.2 Khuyến khích đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. 76
2. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư. 77
2.1. Tổ chức thực hiện thi công đấu thầu, nhằm tiết kiệm vốn, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. 77
2.2 Đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 78
2.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực và kinh nghiệm trong quản lý kinh tế . 80
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n đầu tư của
nhà nước
Ban định canh,
định cư
Như vậy vốn đầu tư của Văn Bàn được cấp cho ban quản lý dự án và ban định canh định cư, hai ban này có thể trực tiếp đứng ra tổ chức thi công xây dựng hay lựa chọn nhà thầu để thực hiện công việc đó. Còn lại là do UBND huyện trực tiếp cấp cho các đơn vị thực hiện, đây là các công trình do UBND trực tiếp tổ chức đấu thầu hay chỉ định thầu, có sự tham gia của phòng quản lý dự án.
Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư.
Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài:
- Vốn trong nước được huy động từ các nguồn sau:
Thứ nhất: Vốn đầu tư từ ngân sách tập trung. Nguồn này có được do các khoản đầu tư từ ngân sách Trung ương qua địa phương hay Trung ương qua ngành trên địa bàn.
Thứ hai: Vốn huy động từ địa phương. Bao gồm các nguồn do Quốc hội để lại theo Luật ngân sách ( thuế khai thác tài nguyên, cấp quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa...). Ngoài ra còn có vốn huy động từ các doanh nghiệp và dân cư.
Thứ ba: Vốn tín dụng từ Trung ương, địa phương và vốn vay các ngân hàng thương mại.
-Vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn này có được từ hai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức. Tuy nhiên khi tính chỉ tiêu này nếu cộng tất cả các khoản nói trên lại thì phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức sẽ bị tính trùng, lý do là nguồn này đã được tính trong nguồn ngân sách tập trung.
Như vậy vốn đầu tư toàn xã hội là chỉ tiêu tổng hợp nhất về mức vốn đầu tư, tại Văn bàn vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm được thể hiện trong bảng (xem trang sau)
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng vốn đầu tư
Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn
Tốc độ tăng vốn đầu tư định gốc
Tỷ đồng
%
%
9,9
11,15
12,6
12,6
14,42
29,3
45,7
22,5
56
127,3
23,65
5,1
138,9
Bảng 1: Vốn đầu tư toàn xã hội huyện Văn bàn
(Nguồn: UBND huyện Văn bàn – Báo cáo thực hiện kế hoạch các năm 1996-2000)
Qua số liệu ta thấy, tốc độ gia tăng liên hoàn của vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên có năm 2000 chỉ tăng 5,1% so với năm 1999. Năm 1999 là năm có tốc độ gia tăng đầu tư cao nhất đạt 56% so với năm 1998, đây cũng là năm tăng cao nhất từ năm 1991 đến nay. Vì đây là năm tập trung nhiều nhất các chương trình dự án đầu tư của Nhà nước như: chương trình định canh định cư, chương trình y tế giáo dục và đặc biệt là chương trình 135 với số vốn là 6 tỷ đồng điều này đã góp phần làm cho nguồn vốn đầu tư của huyện có sự gia tăng cao như vậy. Mặc dù có sự tăng lên song tốc độ gia tăng còn thấp và hàng năm tốc độ tăng chậm.
Thêm vào đó số tuyệt đối vốn đầu tư của Văn bàn còn quá nhỏ năm 96 chỉ có 9,9 tỷ đồng. Số vốn đầu tư trên người dân mới chỉ đạt 164 nghìn đồng /ng/năm, trong khi đó tính cho toàn tỉnh Lào cai con số này là 341 nghìn đồng. Sau đó 2 năm tức là đến năm 1998 tổng vốn đầu tư mới chỉ đạt 14,42 tỷ đồng và lúc này chỉ tiêu vốn đầu tư trên người dân của tỉnh Lào cai tăng lên 360 nghìn đồng/ ng /năm thì Văn bàn mới chỉ đạt đến 221 nghìn và nếu so với cả nước thì càng thể hiện rõ hơn vì năm 1998 con số này của đã đạt được là 1 131 nghìn đồng. Để thấy rõ hơn quy mô vốn đầu tư của huyện ta so sánh con số này với tỉnh Lào cai.
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng vốn đầu tư Văn bàn
Tổng vốn đầu tư Lào cai
Tỷ lệ VĐT Văn bàn - Laò cai
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
9,9
191,66
5,2
11,15
175,5
6,35
14,42
211,04
6,8
22,5
287,2
7,8
23,65
30,28
7,8
Bảng 2: Vốn đầu tư trên địa bàn huyện Văn bàn so với tỉnh Lấo cai.
(Nguồn: UBND Tỉnh Lào cai . Kế hoậch đầu tư tỉnh Lào cai các năm 1996-2000)
Như vậy so với Tỉnh Lào cai vốn đầu tư của Văn bàn không chỉ về tuyệt đối mà về tương đối cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, Như năm 1996 chỉ chiếm 5,2% và các năm sau cũng chỉ tăng rất ít, năm 1999chiếm 7,8 % và đến năm 2000 cũng vẫn đạt nguyên tỷ lệ này. Lào cai có tất cả 10 huyện thị trong đó Văn bàn lầ một huyện tương đối rộng so với toàn tỉnh chiếm tới 17,8 % diện tích toàn tỉnh. Như vậy với tỷ lệ đó vốn đầu tư của Văn bàn là thấp.Tuy nhiên để thấy rõ hơn tốc độ gia tăng vốn đầu tư của Văn bàn ta so với tốc độ tăng của Lào cai.
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số vốn đầu tư cho toàn xã hội
Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn
Tốc độ tăngvốn đầu tư định gốc
191,66
175,5
-8,4
-8,4
211,04
20,2
10,1
287,2
36,1
49,9
302,8
5,4
58
Bảng 3: Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Lào Cai
(Nguồn: UBND tỉnh Lào Cai, kế hoạch nhà nước các năm1996-2000)
Cả tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn và định gốc của Văn Bàn đều cao hơn nhiều so với Lào Cai. Năm 1997 tốc độ gia tăng của Văn Bàn 12,6% so với năm 1996, trong khi đó tỉnh Lao Cai lại giảm đi 8,4%. Năm 1998 Văn Bàn tăng 29,3% và con số này của Lào Cai là 20,2% , qua đó ta thấy rằng việc quan tâm cho đầu tư của Văn bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực.
So với năm 1996 thì năm 1999 tổng vốn đầu tư của Văn Bàn tăng lên 127,3% gấp 2,3 lần . Trong khí đó con số của Lào Cai chỉ đạt 49,8%. Qua hai con số này ta thấy quả thật Văn Bàn có sự gia tăng đáng kể, kết quả đó là sự cố gắng nỗ lực gia tăng đầu tư không chỉ cho ổn định đời sống, mà bước đầu quan tâm đến đầu tư cho phát triển kinh tế.
Quy mô vốn đầu tư còn được đánh giá thông qua tương quan của nó với GDP, trong Chương I chúng ta đã có nhận xét rằng để đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá, tổng vốn đầu tư phải đạt 15%-25% so với GDP. Trên thực tế tỷ lệ này của Văn Bàn ở vào khoảng nào, ta có số liệu trong bảng sau:
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
GDP (tỷ đồng)
Tổng vốn đầu tư trong toàn xã hội (tỷ đồng)
Tổng VĐT/GDP của Văn bàn (%)
Tổng VĐT/ GDP của Lào cai (%)
110,23
9,9
8,98
19,8
125,39
11,15
8,89 16,6
143,77
14,42
10,03
18,3
150,2
212,5
15
22,6
168,5
23,65
14
22
Bảng 4: Tổng đầu tư toàn xã hội so với GDP của huyện Văn Bàn (giá hiện hành)
( Nguồn: UBND huyện Văn Bàn, báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000)
Ta nhận thấy rằng tỷ lệ như vậy của Văn Bàn là quá thấp, năm 1996 chỉ có 8,98% mà con số này của cả nước là 30,1% gấp 3,35 lần, con số này của Văn Bàn cho thấy được phần nào sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa vùng núi và đồng bằng. Mãi đến năm 1999 tỷ lệ này mới đạt 15% và năm 2000 lại có sự giảm đi chỉ còn 14%.Đây cũng là một đặc điểm rõ nét của tỉnh miền núi. Đó là do hoàn cảnh kinh tế còn chậm phát triển nên tổng thu ngân sách không đáp ứng tổng chi, theo số liệu hàng năm thu ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng chi, còn riêng đối với Văn bàn con số này còn thấp hơn nhiều như năm 1999 chỉ đáp ứ ng được 24% và năm 2000 là 16,6 %. Như vậy khoản thiếu được bù đắp từ nguồn ngân sách Tỉnh, Trung ương sự phụ thuộc này đã lầm cho chi của huyện không ổn định và đặc biệt là chi cho hoạt động đầu tư . Song so với Lào cai thì tỷ lệ VĐT/ GDP của Văn bàn cũng thấp hơn nhiều nhìn vào hình 3, ta thấy qua tất cả các năm Lào cai luôn có tỷ lệ cao hơn Văn bàn.
Cơ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status