Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger



Lời mở đầu 1
Chương I: Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 3
I. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
1. Vốn sản xuất kinh doanh và vai trò của vốn trong doanh nghiệp: 3
2. Các cách phân loại và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 6
II. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 8
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 8
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN: 9
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 12
4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD của DN: 14
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia - rượu Viger 16
I- Đặc điểm chung của Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger 16
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 16
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 17
3. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. 20
4. Cơ cấu tổ chức máy quản lý của doanh nghiệp: 20
5. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: 24
II. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger. 25
1. Tình hình bảo lưu nguồn vốn cho SXKD của Công ty 25
2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty: 27
3. Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định: 33
4. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh : 36
5. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger đã áp dụng để nâng cao hiệu quả SXKD 38
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia – rượu viger 41
I. Ưu nhược điểmcủa hình thức sử dụng vốn mà công ty đang áp dụng 41
1. Ưu điểm : 41
2. Nhược điểm : 41
II- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD ở Công ty Cổ phần Bia – Rượu Viger 41
1. Một số giải pháp cơ bản 42
2. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn SXKD 43
3. Quản lý chặc chẽ chi phí các khâu để hạ giá thành sản phẩm 43
4. Tổ chức tốt công tác thanh toán thu hồi công nợ 44
5. Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 44
Kết luận 45
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quả sử dụng vốn trên những khía cạnh khác nhau
e. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất của Doanh nghiệp: Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, sản xuất phải nhịp nhàng ăn khớp nhau.
g. Cơ cấu vốn đầu tư của DN: Cơ cấu đầu tư là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, bởi vì đầu tư vào tài sản không cần sử dụng hay chưa cần sử dụng mà chiếm tỷ trọng lớn thì không những nó không phát huy được tác dụng trong sản xuất mà còn gây ứ đọng, hao hụt, mất mát theo thời gian.... làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
h. Lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp:
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào SX mà tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp giá bán thấp được thị trường chấp nhận thì tất yếu hiệu quả KD thu được sẽ rất lớn và nếu ngược lại thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp.
i. Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn SXKD: việc xác định nhu cầu thiếu chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn hay thiếu vốn trong quá trình SXKD.
Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu có thể xẩy ra.
4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD của DN:
Để tiến hành SXKD, yêu cầu cấp thiết nhất đối với doanh nghiệp là phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, khi đã huy động được vốn rồi vấn đề đặt ra không kém phần quan trọng là phải làm thế nào để sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:
a. Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu:
Từ việc xác định nhu cầu đưa ra những kế hoạch về tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động SXKD hay phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi xuất cao, đồng thời nếu thừa vốn phải có biện pháp linh hoạt như: Mở rộng quy mô sản xuất, cho các đơn vị khác vay... xem xét lại cơ cấu vốn để điều chỉnh cho hợp lý, tránh tình trạng khâu này thừa vốn khâu kia thiếu vốn.
b. Lựa chọn các hình thức huy động vốn:
Tích cực tổ chức khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất một cách chủ dộng vừa giảm được chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng vốn tồn tại dưới dạng tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn SXKD.
c. Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thu sản phẩm:
Doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo.
d. Xác định nguồn tài trợ vốn đầu tư có hiệu quả:
Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ từ nguồn tài trợ vốn đầu tư, thị trường cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Đầu tư đúng đắn vào thiết bị máy mọc tiên tiến, hiện đại, kết cấu tài sản đầu tư hợp lý cũng hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà vẫn đạt chỉ tiêu về năng suất và chất lượng.
e. Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn:
Làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Bởi vì nếu không quản lý tốt khi phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch mà lẽ ra không cần thiết, làm tăng chi phí sử dụng vốn. Đồng thời vẫn bị chiếm dụng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát khó khăn cho doanh nghiệp. chính vì vậy daonh nghiệp nên mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
g. Tăng cường phát huy vai trò quản lý tài chính:
Phát huy vai trò quản lý tài chính trong việc sử dụng vốn bằng cách thường xuyên kiểm tra tài chính và lập kế hoạch đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và mua sắm TSCĐ. Theo dõi và kiểm tra tình hình SXKD trên cả sổ sách lẫn thực tế để đưa ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh ngiệp nói chung. Tuy nhiên trên thực tế do đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp cần căn cứ vào những phương hướng biện pháp chung để đưa ra cho doanh nghiệp mình một phương hướng cụ thể sao cho phù hợp và mang tính khả thi nhất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, chủ động trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Chương II
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
của công ty cổ phần bia - rượu Viger
I- Đặc điểm chung của Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger
Trụ sở làm việc: Phường Bến Gót - TP Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
Tên giao dịch: VIGER BEER JOINT STOCK COMPANY.
Viết tắt: VIBECO
Điện thoại: 0210. 862.721 Fax: (0210) 862 686
* Thời điểm thành lập các mối quan trọng trong quá trình phát triển.
- Cùng với sự ra đời của khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Việt Trì được khởi công xây dựng từ năm 1958 trực thuộc Bộ Công nghiệp, trải qua quá trình phát triển nhà máy đựơc nằm dưới sự quản lý nhiều bộ ngành như: Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ lương thực thực phẩm… Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty đã nhiều lần đổi tên.
- Đến ngày 10 tháng 10 năm 1992 nhà máy đựơc giao cho Sở công nghiệp tỉnh Phú Thọ quản lý. Nhà máy có tên là xí nghiệp Đường - Rượu - Bia Việt Trì.
- Đến ngày 02 tháng 03 năm 1997 Xí nghiệp Đường - Rượu - Bia Việt Trì chuyển thành Tổng Công ty mía đường 1 thuộc Bộ công nghiệp phát triển nông thôn quản lý, xí nghiệp lại có tên mới là Công ty Đường - Rượu - Bia Việt Trì.
- Đứng trước tình hình sản xuất mía đường trên toàn quốc gặp khó khăn bản thân Công ty cũng bị thua lỗ nhiều năm do hậu quả của việc SXKD mía đường để lại bắt buộc Công ty phải điều chỉnh về phương hướng kinh doanh do đó để phù hợp với ngành SXKD chủ yếu của Công ty. Bắt đầu từ tháng 01/1996 Công ty đã lắp đặt dây truyền sản xuất bia mới công suất 5 triệu lít/ năm của Cộng hòa Liên Bang Đức.
Nên ngày 20 tháng 10 năm 2003 Công ty đổi tên thành Công ty Bia - Rượu Viger.
- Theo quyết định số 2106/QĐ - BNN - ĐMDN ngày 14 tháng 7 năm 2006 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Bia - Rượu Viger thành Công ty cổ phần Bia - Rươu Viger.
- Hiện nay Công ty có 286 lao động đang làm việc tại Công ty.
- Tổng số vốn kinh doanh: 8.684.690.725 đ
- Tổng số tài sản lưu động: 11.603.123.853 đ
- Tổng số tài sản cố định: 48.285.446 đ
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a. Các lĩnh vực kinh doanh:
Công t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status