Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 - pdf 28

Download miễn phí Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20



Năm 2000, công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đặt và vượt so với kế hoạch. Mức độ tăng trưởng từng bước vững chắc, cả về ý nghĩa kinh tế và chính trị. Đã đảm bảo được việc làm cho gần 3000 lao động có thu nhập ổn định tăng thêm tích luỹ cho công ty và thu nộp cho ngân sách Nhà nước,. Công ty đã vinh dự được Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thưởng thi đua,.
Tiếp nối những thành tựu đạt được công ty đã đưa ra kế hoạch mục tiêu cho thời gian tới. Về sản xuất công ty phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài. Ba mặt hàng chủ yếu của công ty là: hàng quốc phòng, hàng kinh tế nội địa, hàng xuất khẩu. Trong đó hàng quốc phòng sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh là nhiệm vụ chủ yếu của công ty, luôn được chú ý hàng đầu để hoàn thành nhiệm vụ kể cả những nhiệm vụ đột xuất. Đối với hàng kinh tế, công ty có kế hoạch mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu khách hàng,. (may quần áo đồng phục cho các cơ quan bộ ngành như hải quan, y tế,.). Về hàng gia công xuất khẩu, hiện tại công ty đã có thị trường ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ở Châu Âu. Tiến tới công ty sẽ mở rộng thị trường sang nhiều nước trong khối EU,. Kế hoạch phát triển sản xuất thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể: doanh thu tăng 10-20% (đặc biệt là hàng kinh tế và hàng xuất khẩu). Lợi nhuận tăng 5%, kéo theo các khoản nộp ngân sách Nhà nước tăng 3-5%. Đặc biệt công ty có kế hoạch tăng nguồn vốn 10% (5-10 tỷ) từ nhiều nguồn khác nhau (quỹ đầu tư phát triển, ngân sách Nhà nước, nguồn vốn khấu hao,.) để đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị nhằm tăng năng lực sản xuất. Về lao động có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ quản lý cũng như nâng cao tay nghề cho công nhân,. Phấn đấu tăng thu nhập bình quân của người lao động đạt 1 triệu đồng/người/tháng (tăng 6% so với năm 2000).
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g Chính trị
Phòng hành chính quản trị
Phó Giám đốc kinh doanh
Phó Giám đốc sản xuất
Phó Giám đốc chính trị
Giám đốc công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 20
Giám đốc công ty: là người thay mặt có tư cách pháp nhân cao nhất tại công ty, là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam do cấp trên bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước TCHC-BQP, trước pháp luật và cấp uỷ về điều hành hoạt động của công ty. Có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành và quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch được cấp trên phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Công nhân viên chức hàng năm.
Các Phó Giám đốc công ty: có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực, phần việc được phân công. Được quyền chủ động điều hành, giải quyết các lĩnh vực công việc được giám đốc phân công và uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
- Phó Giám đốc kinh doanh: giúp Giám đốc điều hành về các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hiện nay đang kiêm nhiệm chức Giám đốc xí nghiệp dệt vải, trực tiếp chỉ đạo phòng Tài chính - kế toán và phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Phó Giám đốc sản xuất: giúp Giám đốc điều hành trong công tác tổ chức sản xuất và toàn bộ công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty. Trực tiếp chỉ đạo phòng Kế hoạch - tổ chức sản xuất và phòng Kỹ thuật - chất lượng.
- Phó Giám đốc chính trị: giúp Giám đốc điều hành công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn đơn vị. Trực tiếp chỉ đạo phòng Chính trị và phòng Hành chính quản trị.
Các phòng nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty quản lý và điều hành công việc.
- Phòng Kế hoạch - tổ chức sản xuất: là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Giám đốc công ty về mọi mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt: công tác kế hoạch hoá, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương. Giúp Giám đốc công ty xác định phương hướng, chiến lược đầu tư và mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, bảo quản và cung ứng đầy đủ các loại vật tư cho sản xuất theo kế hoạch sản xuất và mua sắm của công ty, thanh quyết toán vật tư với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu về các đơn hàng sản xuất theo hợp đồng và các đơn hàng đã thực hiện. Nhận bảo quản thành phẩm của các đơn vị sản xuất nhập trả công ty, tổ chức tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng đã ký kết.
Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên theo kế hoạch, đảm bảo cân đối lực lượng lao động theo biên chế.
Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các phương án tiền lương, tiền thưởng, sử dụng lợi nhuận chung toàn công ty. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với người lao động, tình hình phân phối tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị thành viên theo chức năng được phân công.
- Phòng Tài chính - kế toán: là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính - kế toán, sử dụng chức năng giám đốc của đồng tiền để kiểm tra giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty.
Lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo mọi nhu cầu về vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển, sử dụng vốn, tài sản cũng như kết quả hoạt động sản xuất của công ty.
Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm định kỳ tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm.
Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn công ty, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nhiệm vụ hạch toán, quản lý tài chính ở các xí nghiệp thành viên.
- Phòng Kinh doanh - XNK: là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc công ty xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh - XNK và dịch vụ, giúp Giám đốc công ty xây dựng các kế hoạch kinh doanh - XNK và dịch vụ theo định kỳ dài hạn và hàng năm. Phòng còn là nơi nghiên cứu chiến lược kinh doanh, XNK trên các lĩnh vực: thị trường sản phẩm, khách hàng,... trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ về kinh doanh và dịch vụ theo kế hoạch. Phòng cũng là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác giao dịch, đối ngoại nhằm mở rộng thị trường tìm nguồn hàng và khách hàng.
- Phòng Kỹ thuật chất lượng: là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mốt chế thử sản phẩm mới; quản lý máy móc thiết bị; bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty; tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường sinh thái và một số lĩnh vực hoạt động khác.
- Phòng Chính trị: là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị ở công ty. Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty thực hiện công tác tuyên huấn, công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ chính sách và các công tác đoàn thể như công đoàn, phụ nữ, thanh niên trong đơn vị,...
- Phòng Hành chính quản trị (văn phòng công ty): là cơ quan giúp việc cho Giám đốc công ty thực hiện các chế độ về hành chính, văn thư, bảo mật. Thường xuyên bảo đảm trật tự an toàn cho công ty; đảm bảo an toàn trang thiết bị nơi làm việc; phương tiện vận chuyển phục vụ cho các hoạt động của công ty và các xí nghiệp thành viên, tổ chức phục vụ ăn ca, nước uống trong toàn công ty; quản lý và bảo đảm phương tiện làm việc, phương tiện vận tải chung trong toàn công ty.
Các xí nghiệp thành viên: về cơ cấu sản xuất của công ty gồm nhiều xí nghiệp sản xuất và dịch vụ, mỗi xí nghiệp là những bộ phận thành viên của công ty, chịu sự chỉ huy trực tiếp của công ty trên tất cả các lĩnh vực, có chức năng trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh của công ty. Mỗi xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được phân cấp.
Trong mỗi xí nghiệp có một Giám đốc lãnh đạo trực tiếp, dưới Giám đốc là Phó Giám đốc và các ban nghiệp vụ: ban tổ chức sản xuất, ban tài chính, ban kỹ thuật, các phân xưởng và các tổ sản xuất. Tính độc lập của các xí nghiệp chỉ là tương đối vì chúng không có tư cách pháp nhân, không có quyền ký hợp đồng kinh tế với các cơ quan cá nhân khác, không được trực tiếp huy động vốn.
II. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 20
Từ ngày 01/01/1996, Công ty 20 đã thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định số 1141 TC/QĐ ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công ty đã sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán (sử dụng phần mềm do công ty FPT cài đặt). Việc ứng dụng này đã cung cấp thông tin kế toán có hiệu quả đáp ứng cơ bản yêu cầu quản lý của công ty.
1. Bộ máy kế toán của công ty
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
* Ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status