Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010 - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010



LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM 3
I-/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG. 3
1-/ Khái niệm về hoạt động ngoại thương. 3
2-/ Cơ sở của hoạt động ngoại thương. 4
2.1. Lợi thế tuyệt đối của A.Smith. 4
2.2. Lợi thế tương đối của D.Ricacdo. 5
3-/ Cơ sở ngoại thương của Việt Nam. 7
II-/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ: 9
1-/ Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. 9
2-/ Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế. 9
III-/VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM. 10
1-/ Sơ lược sự hình thành và phát triển của cây cà phê. 10
2-/ Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam. 12
3-/ Sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê
trong giai đoạn hiện nay. 14
IV-/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 15
1-/ Brazil 15
2-/ Colombia. 16
3-/ Indonesia. 17
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 18
I-/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
TRÊN THẾ GIỚI. 18
2-/ Tình hình tiêu thụ cà phê. 19
2.1. Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO 20
2.2. Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất. 20
3-/ Tình hình xuất nhập khẩu. 21
3.1. Tình hình xuất khẩu. 21
3.2. Tình hình nhập khẩu. 23
II-/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 24
1-/ Tình hình sản xuất và chế biến. 24
1.2. Tình hình chế biến. 26
2-/ Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian qua. 27
2.1. Chất lượng và chủng loại cà phê xuất khẩu. 27
2.2. Giá cả và sản lương cà phê xuất khẩu. 29
2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 33
3-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động
xuất khẩu cà phê Việt Nam. 37
3.1. Cung cà phê thế giới. 37
3.2. Cầu cà phê thế giới. 37
3.3. Hệ thống tổ chức xuất khẩu cà phê. 38
3.4. Công tác chế biến sản phẩm cà phê. 38
4-/ Đánh giá ảnh hưởng của hội nhập AFTA với xuất khẩu
cà phê của Việt Nam 38
4.1. Đánh giá chung về sản xuất trong nước
trong quan hệ CEPT/AFTA 38
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của hội nhập AFTA
với xuất khẩu cà phê. 39
III-/ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 40
1-/ Thành tựu đạt được. 40
2-/ Những vấn đề tồn tại: 43
2.1. Việc quy hoạch sản xuất cà phê còn thiếu đồng bộ
và lỏng lẻo. 43
2.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. 44
2.3. Vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu
cà phê còn thiếu. 44
2.4. Tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu cà phê còn
yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả. 45
2.5. Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu
còn chưa phát huy tác dụng. 46
PHẦN THỨ BA: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010 48
I-/ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH
CÀ PHÊ VIỆT NAM. 48
1-/ Căn cứ vào xu thế phát triển của thị trường thế giới. 48
1.1. Triển vọng về cung cầu. 48
1.2. Xu hướng biến động của giá cả. 50
1.3. Ảnh hưởng của thị trường cà phê thế giới đến Việt Nam. 50
2-/ Căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng. 51
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010. 53
2-/ Mục tiêu: 56
III-/NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010. 59
1-/ Những giải pháp nhằm phát triển sản xuất
cà phê xuất khẩu. 59
1.1. Chọn và lai tạo giống cà phê chất lượng tốt,
năng suất cao. 59
1.2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có. 59
1.3. Cải tiến các chính sách hỗ trợ sản xuất. 61
2-/ Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê Việt Nam. 62
2.1. Giải pháp về Marketing mở rộng thị trường. 62
2.2. Giải pháp về chế biến, nâng cao chất lượng
cà phê xuất khẩu. 64
2.3. Giải pháp về vốn hỗ trợ xuất khẩu. 66
2.4. Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu. 66
2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý
hoạt động xuất khẩu cà phê. 67
IV-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c lên đến 2.400-2.500 USD/tấn FOB, nhưng lượng cà phê còn lại không đáng kể.
Giá cả là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh cà phê của ta, làm cho kim ngạch thu được hàng năm không ổn định. So với các loại cây trồng khác, thì cà phê tuy là cây công nghiệp dài ngày nhưng cũng rất nhạy bén với yếu tố giá cả. Giá cà phê trong nước chịu ảnh hưởng lớn với giá cà phê thế giới. Những năm qua giá cà phê trên thế giới biến động mạnh đã có thời kỳ giá cà phê thế giới lên đến 4.000 USD/tấn nhân (năm 1996) và có thời điểm chỉ còn 600-700 USD/tấn và giá cà phê trong nước có lúc chỉ còn dưới 10 nghìn đồng/Kg (như hiện nay 3/200). Giá cà phê trên thị trường thế giới biến động không giống như các mặt hàng nông sản khác. Nó khác ở chỗ là các mặt hàng nông sản chỉ biến động trong một khoảng thời gian nhất định, còn giá cà phê biến động linh hoạt từng ngày, có những ngày đến ba, bốn giá vì thị trường luôn bị biến động bởi những luồng thông tin khác nhau, mang tính chiến thuật phục vụ cho mục đích đầu cơ hay giải phóng tồn kho.
Những tác động trên thị trường cà phê thế giới gây bất lợi lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta vốn chậm nắm bắt những thông tin về thị trường thế giới, các doanh nghiệp chưa quen với những dạng thông tin mang tính chiến thuật nên rất dễ bị bán hớ làm cho người xuất khẩu cà phê bị động, thua thiệt do thiếu thông tin thường xuyên không cập nhật. Biến động giá cả lớn có tác động mạnh mẽ đối với người sản xuất và thu gom cà phê Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thông tin về thị trường và giá cả bên ngoài còn hạn chế và khó tiếp cận như hiện nay. Những biến động giá cả lớn gây tâm lý dao động trong ngường sản xuất và tạo cơ hội để người thu mua cà phê gây sức ép với người sản xuất.
Còn một thực trạng nữa cũng rất đáng quan tâm đó là không chỉ khi giá xuống thấp thì mới đáng lo ngại mà cả khi giá lên cao thì các nhà xuất khẩu cũng không lãi được bao nhiêu thậm chí còn thua lỗ. Điển hình là vụ cà phê 19996/1997, chúng ta được cả về sản lượng và giá cả xuất khẩu, ai cũng nghĩ rằng vụ mùa này người trồng cà phê và các nhà doanh nghiệp kinh doanh cà phê phải có lãi những thực tế thì hầu hết các đơn vị có lãi không đáng kể thậm chí có đơn vị mất hàng tỷ. Vậy tại sao có tình trạng này?
Tìm hiểu cho thấy, khi giá xuất khẩu cao thì kinh doanh cà phê càng cần nhiều vốn trong khi đó tổng vốn lưu động của hầu hết các doanh nghiệp lại nhỏ bé. Vì vậy muốn thu gom cà phê các doanh nghiệp phải vay ngân hàng số tiền lớn, có những doanh nghiệp chỉ riêng trả lãi cho ngân hàng vụ đó đã là 6 tỷ đồng do vậy làm cho tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ khi giá cà phê càng cao. Bên cạnh đó vì xuất khẩu được giá lên trong thời gian đầu các công ty bỏ vốn ra tranh nhau thu mua cà phê với giá cao để xuất khẩu. Nhưng khi thu gom xong cà phê thì giá đã chững lại rồi tụt xuống thời cơ đã trôi qua và không bao giờ quay trở lại, do đó nhiều doanh nghiệp đã lỗ nặng do không bán kịp.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng vấn đề của ngành kinh doanh cà phê không chỉ là thông tin nhanh nhậy, tận dụng đúng thời cơ mà đó còn là vấn đề thiếu vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thiếu vốn nghiêm trọng và thiếu thông tin nhạy bén về thị trường thế giới vẫn luôn là lực cản to lớn làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, sản xuất cà phê của Việt Nam là để xuất khẩu hơn 95% sản lượng, với tốc độ phát triển bình quân như hiện nay trên 25%/năm thì Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu á về xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Nếu trước 1992 cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ và một lượng rất ít sang Singapore và Hongkong thì đến nay cà phê Việt Nam đã được xuất sang trên 50 nước trên các Châu lục đặc biệt là Mỹ. Điều này cho thấy Việt Nam thực sự là nước cung cấp cà phê Robusta chủ yếu trên thế giới.
Bảng 11: Xuất khẩu cà phê Việt Nam vụ 1999/2000
STT
Thị trường
Khối lượng (tấn)
Giá trị kim ngạch (1.000 USD)
Thị phần (%)
1
Mỹ
83.361
123.405
21,88
2
Đức
69.980
105.612
18,69
3
Italia
34.312
53.135
8,67
4
Tây Ban Nha
31.880
48.933
8,06
5
Anh
31.689
49.413
8,01
6
Pháp
22.000
33.166
5,56
7
Phần Lan
17.794
26.219
4,50
8
Nhật Bản
14.458
23.011
3,65
9
Hàn Quốc
14.046
21.744
3,55
10
Bỉ
12.885
19.654
3,26
11
Hà Lan
10.986
16.774
2,78
12
úc
9.038
13.805
2,28
13
Các nước khác
42.990
64.997
10,83
Tổng cộng
395.419
599.868
100
Nguồn: VICOFA
* Một số thị trường tiêu thụ cà phê chủ yếu.
Mặc dù 5 năm qua cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và thị trường Châu Âu, thị trường Nhật Bản tăng lên nhanh chóng, nhưng thị trường Nga, Đông Âu và Trung Quốc vẫn chưa được khai thông. Trong thời gian tới nếu quan hệ với các nước này được xác lập thì cà phê Việt Nam sẽ lưu thông tốt hơn. Một số thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thế giới.
- Thị trường Mỹ.
Mỹ là nước có dân số đông, là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên tốc độ gia tăng rất chậm trong nhiều năm nay, trong khi đó các nước nhập khẩu khác tăng đáng kể. Năm 1947 Mỹ chiếm 69% thị trường nhập khẩu, thì đến 1992 chỉ còn 24%. Tổng lượng nhập khẩu vào Mỹ cao nhất vào năm 1968 là 25,4 triệu bao (chiếm 44%) và sau đó giảm xuống còn 18-20 triệu bao/năm. Theo số liệu thống kê thì lượng tiêu thụ ở Mỹ dao động trong khoảng 18 triệu bao/năm. Mức tiêu thụ đầu người cũng giảm từ 7.7 kg/người năm 1995 xuống còn 4,5 kg/người vào những năm 1980 và hiện nay còn 4,0kg/người/năm. Nhưng tiêu thụ cà phê toàn bộ thị trường Mỹ ước khoảng 8,7 tỷ USD/năm. Thị trường Mỹ đòi hỏi loại cà phê đặc biệt đầu bảng, đặc biệt là cà phê hoà tan chiếm tới 24% thị phần. Có khoảng 80% kho cà phê dự trữ đóng gói bị chi phối bởi giá bán lẻ của các công ty Kuft-creneral food, Proton & Gramble, và Nestle, họ chiếm tới 70% thị trường Mỹ. Trong mấy năm lại đây cà phê Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và số lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng lên nhanh chóng, với 83.361 tấn, đạt kim ngạch 123,5 triệu USD chiếm 21% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2000/2001.
- Thị trường Tây Âu: lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người của Tây Âu tăng từ 3,48 kg/người/năm 1992 lên 5,8 kg/người/năm 1993. Nhưng nó dừng lại ở đó do giá cà phê cao và giới trẻ có xu hướng ít uống cà phê hơn. Tuy nhiên, cà phê vẫn là loại đồ uống quan trọng nhất được tiêu dùng ở Châu Âu. Tây Âu vẫn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị cà phê quốc tế lần thứ VII tại Beclin (6/1992), các nguồn tin thương mại đã đoán tiêu thụ cà phê ở các nước EU tiếp tục tăng, có thể đến 7kg/người/năm 2002. Điều này làm cho nhu cầu cà phê nhân của EU từ 70-42 triệu bao, chiếm 40% của năm 1992 l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status