Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp - pdf 28

Download miễn phí Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp



CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK 1
I. HOẠT ĐỘNG XNK VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XNK ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ. 1
1. Bản chất của hoạt động XNK 1
2. Vai trò của hoạt động XNK 2
a. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế 2
b. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 6
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK 8
1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh XNK. 8
a. Phân biệt hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh XNK 8
b. Phân biệt hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. 10
2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK 11
3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK 12
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK Ở CÁC DOANH NGHIỆP. 13
1. Chỉ tiêu tổng hợp 13
2. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cụ thể của các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. 15
3. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh XNK khác 16
3.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu 16
3.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 17
4. Doanh lợi kinh doanh XNK và các chỉ tiêu cụ thể của nó 17
4.1. Doanh lợi kinh doanh XNK 18
4.2. Doanh lợi xuất khẩu 18
4.3. Doanh lợi nhập khẩu 18
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK 19
1. Nhóm nhân tố bên trong 19
1.1. Lực lượng lao động 19
1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 22
1.3. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin 23
1.4. Nhân tố quá trình doanh nghiệp 24
2. Nhóm nhân tố bên ngoài 25
2.1. Môi trường pháp lý. 25
2.2. Môi trường văn hoá xã hội 26
2.3. Môi trường chính trị 26
2.4. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng. 27
2.5. Môi trường quốc tế. 28
2.6. Môi trường khoa học công nghệ trong nước và quốc tế. 28
2.7. Môi trường kinh tế 29
2.8. Các nhân tố khác 29
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ì hiệu quả kinh doanh XNK là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp.
Theo nghĩa hẹp thì hiệu quả kinh doanh XNK là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá XNK theo mục đích nhất định.
Theo khái niệm rộng thì hiệu quả kinh doanh XNK là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định thông qua việc so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với chi phí lao động xã hội bỏ ra.
ở đây chúng ta cần phân biệt được kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh XNK. Kết quả kinh doanh thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như doanh thu xuất khẩu hay nhập khẩu, lãi hay lỗ. Còn hiệu quả kinh doanh XNK là các chỉ tiêu tương đối nhằm so sánh kết quả kinh doanh với các khoản chi phí phải bỏ ra. Các chỉ tiêu hiệu quả cho ta thấy rõ hơn chất lượng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hay nhập khẩu.
Để tính được các chỉ tiêu tương đối phải tính một số chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả của quá trình kinh doanh XNK.
- Tổng giá thành XK là tổng chi phí sản xuất hàng hoá xuất khẩu và các chi phí mua và bán hàng XK.
- Thu nhập ngoại tệ xuất khẩu là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá xuất khẩu tính theo giá FOB.
- Thu nhập nội tệ của hàng hoá xuất khẩu là số ngoại tệ thu được do xuất khẩu tính đổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành.
Từ các con số này, ta tính được hiệu quả kinh doanh XNK theo công thức:
=
=
Đây còn được gọi là chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ XK của một mặt hàng nào đó.
* Trong khi đó, hiệu quả kinh tế được xem là những lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp các khoản hao phí về lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua việc so sánh kết quả kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Có thể biểu diễn khái niệm này bằng công thức:
H =
Trong đó:
H : là hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế nào đó
K : là kết quả thu được từ nó
C : là toàn bộ chi phí để đạt được kết quả đó.
b. Phân biệt hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội.
Như đã phân tích ở trên thì hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ hoạt động của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh doanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hay lỗ.
Hiệu quả kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nó được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ kinh doanh hay tổng thể các dịch vụ kinh doanh. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế xã hội của một hoạt động kinh tế được xác định ở một thời gian nhất định. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống tinh thần, tạo ra mối quan hệ lành mạnh, giải quyết công ăn việc làm,...) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Như vậy hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế đã mang lại cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.
Mặc dù vậy, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội vận động cùng chiều nhưng trong một số trường hợp thì lại tỏ ra mâu thuẫn nhau. Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí bị thua thiệt nhưng doanh nghiệp vẫn phải kinh doanh vì lợi ích chung để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội.
2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK
Kinh doanh XNK ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động được Đảng và Nhà nước rất chú trọng. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII đã nhấn mạnh: "Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển khoa học ở nước ta tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại".
Đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Đối với chúng ta vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK thực sự cần thiết và trở thành cấp bách bởi lẽ:
Nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK là một nhân tố quyết định để tham gia phần công lao động quốc tế, thâm nhập thị trường nước ngoài. Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK còn là yêu cầu tất yếu của việc thực hiện quy luật tiết kiệm. Nếu như mọi nguồn lực đầu vào là vô hạn thì việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả cũng không sao, khi đó nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ không phải là vấn đề cần giải quyết. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác, con người phải đứng trước thách thức là nguồn lực đầu vào bị hạn chế và ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Từ đó đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn phương pháp tối ưu để sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh lý do khan hiếm nguồn lực thì còn một lý do nữa đó chính là sự phát triển của khoa học và kỹ thuật cho phép tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những đầu vào nhất định. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh sản phẩm tối ưu, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và khắt khe của khách hàng. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất và nhiều lợi ích nhất.
Mặt khác, các doanh nghiệp XNK mang những nét chung của doanh nghiệp nói chung và ngoài ra còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe từ phía khách hàng nước ngoài, các tác động của thế giới nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh càng trở nên quan trọng hơn. Trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo của Nhà nước và vì thế mà mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là thực hiện kế hoạch Nhà nước giao. Nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong cơ chế này, các doanh nghiệp phải tự ra quyết định kinh doanh, tự hạch toán lỗ, lãi. Do vậy, mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện như vậy không còn cách nào khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK là phải nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK của doanh nghiệp. Từ những lý luận trên đã phần nào khẳng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status