quy trình sản xuất dầu hướng dương - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Công nghiệp sản xuất dầu thực vật rất quan trọng, sản lượng về dầu thực vật nói riêng
và chất béo nói chung trên thế giới không ngừng tăng lên. Trong vòng 30 năm (1960
đến 1989) sản lượng này đã tăng lên 2,7 lần và đạt khoảng 77 triệu tấn (1989). Trong
số này, có đến 74 % được sản xuất từ những hạt có dầu và những trái có dầu (đậu
nành, olive, lạc...). Tây Âu và Mỹ là hai khu vực có sản lượng dầu béo lớn nhất thế
giới.
Chất béo là thành phần rất quan trọng trong cơ thể người, về mặt y học, nếu cơ thể
thiếu chất béo thì nó sẽ sử dụng chất béo có trong các mô dự trữ làm cho cơ thể sút
cân, gầy yếu. Dầu thực vật là một loại thức ăn cung cấp năng lượng lớn gấp hai lần so
với gluxit, nó có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hay chế biến. Ngoài ra, dầu thực vật
còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như công nghiệp xà phòng, sơn,
vecni, sản xuất glyxêrin... Ngoài ra, khô, bả dầu thải ra trong công nghiệp sản xuất dầu
thực vật có thể sử dụng để làm nước chấm, thức ăn gia súc, phân bón.
Nhưng vẫn chưa nhiều người biết được công dụng kì diệu của dầu hướng dương.
Dầu hướng dương là loại dầu được chiết xuất từ hoa hướng dương mà bộ phận chính
cho dầu là các hạt hướng dương. Những hạt này được ép lấy dầu. Dầu hướng dương
được sử dụng làm dầu ăn hay làm nguyên liệu cho các hoạt động khác như trang
điểm, làm nhiên liệu.... Dầu hướng dương được chiết xuất và sử dụng lần đầu vào
năm 1835 tại Nga.
Dầu hướng dương có nhiều loại khác nhau với tỷ lệ acid béo không no khác nhau.
Chính thành phần các acid béo không no cao này trong dầu hướng dương khiến dầu
hướng dương trở thành một trong những loại dầu và mỡ thực vật tốt nhất cho sức
khỏe, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong một số
loại dầu hướng dương chế biến, tỷ lệ acid béo không no, đặc biệt là acid béo không no
ngắn thậm chí còn cao hơn cả trong dầu ô liu. Dầu hướng dương cũng thường được
chế biến thành diesel sinh học do chi phí sản xuất dầu hướng dương rẻ hơn dầu đậu
nành và dầu ô liu.


II.

Phần tổng quát:
1. Tổng quan về hoa hướng dương:
1.1. Giới thiệu sơ lược về hoa hướng dương:
Hướng dương còn gọi là: hướng dương quỳ tử, thiên quỳ tử, quỳ tử,
quỳ hoa tử; tên khoa học: Helianthus annuus L.,thuộc họ
Cúc (Asteraceae).
Cây có nguồn gốc từ Mexico, đây là loài cây thảo sống khoảng một
năm, thân to thẳng có lông cứng, thường có đốm, cao 1-3 m. Lá to,
thường mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng đầu nhọn, phía
dưới hình tim, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông trắng. Cụm hoa
đầu lớn, đường kính 7-20 cm, bao chung hình trứng; Hoa hình lưỡi,
ngoài màu vàng; các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng. Cây ra hoa
vào mùa đông, mùa xuân.


1.2. Đặc điểm và phân bố:
1.2.1. Đặc điểm:
Từ hướng dương cũng được sử dụng để nói về tất cả các loài thực vật thuộc chi Helianth
Cái gọi là bông hoa này trên thực tế là một cụm hoa dạng đầu, bao gồm những bông hoa con (chiế
số các vòng xoắn trái và số các vòng xoắn.
phải là các số kế tiếp trong dãy Fibonacci, điển hình là 34 vòng xoắn theo một hướng
và 55 theo hướng kia; trên một bông hoa hướng dương rất to người ta có thể thấy 89
vòng xoắn theo một hướng và 144 theo hướng kia.
Những bông hoa dạng đĩa khi trưởng thành phát triển thành những cái mà người ta gọi
là "hạt hướng dương". Tuy nhiên, các "hạt" đó thực sự là một loại quả (quả bế) của
loài cây này, với những hạt thật sự nằm bên trong lớp vỏ không ăn được.
1.2.2. Phân loại:
 Cây hoa hướng dương có nhiều loại, có thể phân loại dựa vào kích thước thân

cây:
 Loại cây thân cao: hoa to, đường kính trên 30cm, thân cao 2m. Hoa hướng

dương có đường kính 20cm, thân cao 2m, thích hợp để cắm hoa.
 Loại cây thân thấp: (Hướng dương hạt đen), thích hợp để trồng trong luống,

thân cao 60 – 70 cm.
 Loại cây thân lùn: thích hợp để trồng luống hay trong chậu, thân cao 30 –

50cm
1.2.3. phân bố:
Hướng dương là loài cây có từ châu Mỹ, và đã được con người nuôi trồng vào khoảng
năm 1000 TCN. Vào thế kỷ 16, các nhà thám hiểm mang hoa hướng dương sang châu
Âu, rồi từ đó, nó được du hành theo con đường thương mại của các nhà buôn sang
Nga, Ai Cập và Viễn Đông.
Để phát triển tốt, hoa hướng dương cần đầy đủ ánh mặt trời. Chúng phát triển tốt nhất
ở nơi đất phì nhiêu, ẩm ướt. Hạt giống nên trồng cách nhau 45 cm (1,5 ft) và gieo hạt
sâu 2,5 cm (1 inch).
Hạt hướng dương được bán như những loại thức ăn nhanh, đặc biệt là tại Trung Quốc,
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, châu Âu, và làm thức ăn cho chim. Những hạt đó cũng được
sử dụng để nấu ăn và làm sa lát. Dầu hướng dương, được chiết xuất từ hạt hướng
dương, được sử dụng làm dầu ăn (nhưng nó không tốt cho tim mạch như dầu ô liu), và
thường được chế biến thành diesel sinh học, chi phí sản xuất dầu hướng dương rẻ hơn
dầu ô liu.
2. Thành phần sinh hóa của hạt hướng dương:
Trong hạt hướng dương chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như
Thiamin, Vitamin B6, magiê, phốt pho, đồng, mangan và Seleniumvà Vitamin E. Nó


còn chứa ít Cholesterol và natri.
Quả chín là hạt màu đen hay xám. Vỏ quả là vỏ trấu mềm chứa 20% khối lượng hạt,
vỏ lụa chiếm 1 – 4%.
lipid
Tòn hạt
52,4 – 54,9
Vỏ trấu
1,8 – 2,8
Nhân và 64,3 – 66,5
vỏ lụa

protein
15,6 - 17
5,1 – 5,7
13,9 – 18,9

Cellulose
12,9 – 14
56 – 59,4
1,7 – 2,1

Tro
3 - 3,3
2,7 – 3,1
2,8 – 3,7

Fitin
0,9 – 0,99
0,06 -0,07
1,18 – 1,27

Bảng 1: thành phần hạt hướng dương tính theo % chất khô

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Khối lượng
100g
Thành phần dinh dưỡng trong 100g
Năng lượng 584 kcal
Từ chất béo 431 kcal
Nhu cầu hằng ngày
Chất béo 51,5g
79%
- Béo bão hòa 4,5g
22%
- Trans fat
0g
Cholesterol 0mg
0%
Chất bột đường 10g
3%
- Chất xơ 8,6 g
34%
- Đường 2,6g
Protein 20,8g
42%
Vitamin A1%
Vitamin C2%
Canxi8%
Sắt29%
Bảng 2: thành phần dinh dưỡng có trong 100g nhân hạt hướng dương khô

2.1.

Dầu trong hạt hướng dương:

Chất béo
Tổng số chất béo

Dựa trên 100g
51,5 g

DV (%)
79%


- Béo bão hòa
- Trans fat
- Cholesterol
- Chưa bão hòa đơn
- Chưa bão hòa đa
- Omega 3
- Omega 6

4,5 g
0g
0 mg
18,5 g
23,1 g
74 mg
23048 mg

22%

Bảng 3: Tổng số chất béo trong 100g hạt hướng dương khô
Dầu hướng dương là một hỗn hợp glicerid gồm: 78% acid béo không no và 22% chất
béo no. thành phần acid béo trong hạt dầu thay đổi theo giống và điều kiện trồng trọt.
Các glicerid trong dầu hướng dương chứa 4 nhóm chính:





Acid lioleic 25 - 30%.
Acid olenic 55 - 60%
Acid palmitic 3,5 - 6,4%
Acid stearic 1,6 – 4,6%

Thành phần dinh dưỡng chính của Hướng dương là acid linoleic, ngoài ra còn có các
loại Vitamin A, D, E và một số lượng chất tốt cho sức khỏe khác.
Điểm đông đặc của dầu hướng dương là -15 oC, chỉ số iod từ 110 – 145. Sau quá trình
trích li, trong khô dàu hay bã dầu còn chứa khoảng 40 – 50% protein-đây là nguồn
thích hợp cho việc thức ăn gia súc.

2.2.

Các chỉ số:
Chỉ số xà phòng hóa: 185 – 194
Chỉ số Iod: 119 – 144
Điểm đông đặc acid béo: 12 – 160C
Tỷ trọng 150C: 0,92 – 0,972
Chỉ số khúc xạ: 200C: 1,4736 – 1,4762
Màu sắc: vàng nhạt
Mùi vị và hương thơm: có vị béo đặc trưng, mùi thơm tự nhiên
Một số thành phần hóa học khác:

Trong hạt hướng dương chứa nhiều protein, nhiều vitamin D và magiê cao hơn gấp 6
lần các thực phẩm chức năng bình thường khác. Ngoài ra, thường xuyên tiêu thụ hạt
hướng dương có thể cung cấp cho cơ thể số lượng kẽm cần thiết để đảm bảo các chức
năng của tuyến ức hoạt động bình thường.Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện
ra rằng hạt hướng dương có chứa phytosterol rất cao (khoảng 270-290 mg trong 100g).
Phytosterol là hợp chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên giúp kiểm soát mức cholesterol.
Phytosterol là thành phần thực vật có cấu trúc hóa học tương tự như cholesterol.
Chúng cũng làm giảm sự hấp thu cholesterol và làm giảm mức lưu hành của
cholesterol trong cơ thể.
Chất beatine có trong hạt hướng dương giúp hạn chế sự sản xuất của homocysteine -


một amino acid sulfuric chịu trách nhiệm phát triển các vấn đề như huyết khối tĩnh
mạch hay động mạch, bệnh mạch vành...
Dầu hướng dương cũng chứa arginine - một acid amin đóng vai trò quan trọng trong
việc củng cố các mạch máu và động mạch của cơ thể.
3. Bảo quản hạt hướng dương:
3.1. Thu hoạch:
Thu hoạch khi mặt sau của lá trở nên vàng và các mặt sau của lá trở nên nâu. Không
nên để cây hướng dương trên ruộng khô hoàn toàn trước khi thu hoạch vì có nguy cơ
làm giảm năng suất do bão, sự đổ ngã, gặm nhấm, mốc hay hạt bị tách ra khỏi đĩa khi
cắt đĩa hạt.
3.2.

Quy trình tách hạt bằng máy

Bước 1: Để tách hạt đạt hiệu quả, đĩa hạt phải được thu hoạch ở giai đoạn chín sinh lí.
Sau đó đĩa hạt được phơi ngoài nắng, khi thấy đĩa hạt trở nên nâu sẫm và đĩa hạt trở
nên dẻo (lúc này hạt có ẩm độ và phần bồi có độ ẩm 72%) thì có thể đưa các đĩa hạt
vào máy để tách hạt một cách dễ dàng, hạt bị sót ít.
Không đưa vào máy đĩa hạt vừa mới thu để tách hạt mặc dầu hạt đã chín sinh lí vì lúc
này độ ẩm đĩa hạt còn cao.
Cũng không nên phơi đĩa hạt quá lâu vì đĩa hạt trở nên khô cứng, khi đưa vào máy làm
cho đĩa hạt bị vỡ vụn rất nhiều, nên độ sạch thấp.
Bước 2: cho đĩa hạt vào máy: sau khi kiểm tra và vận hành máy xong, gom các đĩa hạt
cho vào đầy bao, để các bao này gần người đổ bao hạt cho vào máy.
Bước 3: thu hoạch hạt: thu hoạch hạt ở của ra hạt cho vào bao đem đi phơi hặc sấy
3.3.

Bảo quản nguyên liệu chứa dầu:

Giai đoạn chuẩn bị và thu nhận các loại nguyên liệu từ các cơ sở sản xuất nông nghiệp
cho tới khi tiếp quản ở nhà máy chế biến dầu thường mất một thời gian khá dài,
khoảng 2 đến 3 tháng, do đó vấn đề bảo quản một khối lượng lớn nguyên liệu cho đến
lúc chế biến để không gây tổn thất và giảm chất lượng là một công việc rất phức tạp và
khó khăn.
Nguyên liệu đem bảo quản thường vẫn còn khả năng sống. Bởi vậy, trong thời gian
bảo quản nguyên liệu vẫn còn hô hấp, năng lượng nguyên liệu dùng để hô hấp sẽ làm
tiêu hao các chất dự trữ có trong nguyên liệu. Mức độ tiêu hao này phụ thuộc vào
cường độ hô hấp. Do sự hô hấp của nguyên liệu, lượng dầu có trong nguyên liệu giảm,


hàm lượng các axit béo tự do và các sản phẩm oxy hóa tăng lên, chất lượng nguyên
liệu trước khi đưa vào chế biến sẽ giảm nếu không có chế độ bảo quản thích hợp.
Các quá trình xãy ra trong bảo quản nguyên liệu chứa dầu:
a. Quá trình phân hủy do men: Thường do các men có sẵn trong nguyên liệu vì thế nên
bảo quản nguyên liệu ở nhiệt độ và độ ẩm thấp.
b. Quá trình phân hủy do hô hấp: Do hoạt động sống của nguyên liệu, biểu thị bằng
cường độ hô hấp tiêu hao chất dự trữ của nguyên liệu và sinh ra những chất mới không
có lợi cho chất lượng của nguyên liệu cũng như thành phẩm.
c. Do các yếu tố khác: Do vi sinh vật, côn trùng xâm nhập vào nguyên liệu trong thu
hái, vận chuyển và bảo quản làm hư hỏng nguyên liệu.
Gia công nguyên liệu trước khi bảo quản:
Để thực hiện nhiệm vụ cơ bản là bảo tồn các chất có giá trị của nguyên liệu, có thể áp
dụng nhiều công đoạn khác nhau nhằm phòng ngừa sự phát sinh hay hạn chế các quá
trình phá hủy nguyên liệu.
Như các quá trình làm hỏng nguyên liệu chứa dầu đã trình bày ở trên, muốn hạn chế
hay giảm cường độ phá hủy nguyên liệu chứa dầu, ta phải tiến hành gia công nguyên
liệu trước khi bảo quản, các nhiệm vụ chủ yếu của công đoạn này là:
- Giảm độ ẩm của nguyên liệu,
- Giảm nhiệt độ của nguyên liệu,
- Tiêu diệt và loại trừ các vi sinh vật,
- Đề phòng sự phát sinh côn trùng và VSV.
Như vậy các công đoạn này gồm:
a. Làm sạch nguyên liệu chứa dầu: Làm sạch nhằm mục đích loại bỏ tạp chất, vì tạp
chất thường có độ ẩm cao hơn độ ẩm của nguyên liệu và tạp chất thường chứa nhiều
VSV và côn trùng. Để làm sạch nguyên liệu, người ta thường dùng phương pháp sàng
nên đã làm cho nhiệt độ của khối nguyên liệu giảm do khối nguyên liệu tiếp xúc với
không khí trên một phạm vi tương đối lớn.
b. Sấy nguyên liệu chứa dầu: Mục đích của việc sấy là làm giảm độ ẩm của nguyên
liệu để nguyên liệu đạt đến một ẩm thấp hơn độ ẩm tới hạn khoảng từ 1 ÷ 2,5 %.
Như vậy, đối với những loại nguyên liệu có chứa càng nhiều dầu thì độ ẩm bảo quản
phải càng thấp.


Ngoài ra sấy còn làm nhiệm vụ tiêu diệt VSV, côn trùng, hạn chế sự hoạt động của các
men, rút ngắn quá trình chín tới của nguyên liệu sau khi thu hoạch. Sau khi sấy cần
làm nguội bằng cách thông gió hay đảo trộn khối nguyên liệu.
Sau khi sấy và làm nguội xong, nguyên liệu được bảo quản trong kho hay trong xilô,
kho và xilô chứa phải đảm bảo cách nhiệt, cách ẩm tốt và tránh được sự xâm nhập của
VSV và côn trùng, có những nơi người ta tiến hành phun hóa chất (dicloetan,
tetracloruacacbon, sunfuacacbon...) để bảo quản nguyên liệu chứa dầu, tuy nhiên, nếu
bảo quản có phun hóa chất thì sau 2 đến 3 tháng cần thông gió cho khối nguyên
liệu.
III.

Quy trình công nghệ:
1. Khâu sơ chế:
Công nghệ của khâu sơ chế là loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu, làm thay
đổi đặc tính của hạt hướng dương, làm cho hạt hướng dương phù hợp với
yêu cầu của quá trình éo dầu đối với nguyên liệu.
Nguyên liệu
Thiết bị lọc
Thiết bị làm sạch
Bóc vỏ
Máy hấp
Máy ép
Bánh hạt hướng dương
Thiết bị chiết xuất
Giải thích quy trình:

1. Thiết bị lọc: nhằm để lọc các táp chất kim loại, đảm bảo thiết bị không bị hư
hỏng và các tai nạn an toàn lao động khác.
2. Làm sạch: nhằm loại bỏ các tạp chất trong nguyên liệu : đất cát, cỏ, lá cây, vỏ
và các hạt mốc.
3. Bóc vỏ: Để đảm bảo năng xuất cao, nâng cao chất lượng của dầu thô và bánh
hướng dương, giảm thấp khả năng hư hỏng của máy móc.
4. Máy nén: làm vỡ các tế bào bên trong hạt hướng dương, làm tăng diện tích bề
mặt, làm giảm khoảng cách dầu chảy ra.
5. Nồi hấp: nhằm để nâng cao chất lượng của lượng dầu được ép ra và chất

lượng


của bánh hướng dương, điều chỉnh lượng nước, nhiệt độ, độ dẻo của lát
bánh mỏng.
6. Máy ép: Ép ra bộ phận dầu trong nguyên liệu, đồng thời nâng cao hiệu qu
ả dầu trong quá trình tinh triết.
Nguyên liệu
2. Quá trình chiết xuất:
Quá trình chiết xuất trong
Làmxưởng
sạch ép dầu hoa hướng dương
Nghiền
Hấp cách thủy
Tạp chất

ép
Tách tạp chất cơ học

Nước (2%) hay dung dịch điện ly

Hydrat hóa

Trung hòa

15% nước nóng,15% dd NaCl 18%

Rửa dầu

DD NaOH 9,5%, 2% dd NaCl 10%
Cặn dầu (thu hồi dầu)

Sấy khử

Hơi quá nhiệt trong chân không

Tẩy màu

đất than hoạt tính

Lọc

Bã hấp phụ

Khử mùi
Lọc

Dầu hướng dương

Bã hấp


 Thuyết minh quy trình:
 Làm sạch: tách những mầu lá khô, cành khô, đất cát… và loại luôn cả
các hạt bị sâu, kém chất lượng.
 Nghiền: nhằm hủy diệt triệt để những tế bào nhân nhằm giải phón dầu ra
dạng tự do, tạo cho bột có kích thước thích hợp với quá trình chưng sấy
để năng cao hiệu quả gia nhiệt gia ẩm khi chưng sấy (hấp).
 Hấp cách thủy: tạo sự biến đổi về tính chất hóa học, làm thay đổi các
tính chất vật lý của phần háo nước và phần béo làm cho bột có tính dẻo,
tính dàn hồi, làm đứt hay làm yếu các mối liên kết giữa dầu và các phần
hóa nước để khi ép dầu thoát ra dễ dàng, ngoải ra chưng sấy còn làm
giảm độ nhớt của dầu, dầu linh động và thoát ra dễ dàng khi ép.
 Ép: nhằm thu được lượng dầu tối đa
 Tách tạp chất cơ học: nhằm loại bỏ tạp chất và tách sáp, khử gôm.
 Hydrat hóa: dùng phương pháp thủy hóa để tách photphatid ( gômgum) ra khỏi dầu.
 Trung hòa: Loại trừ các acid béo tự do ( hạ AV của dầu xuống nhỏ hơn
0.2). Ngoài ra, do xà phòng sinh ra có khả năng hấp thụ nên kéo theo các
tạp chất như protid, chất nhựa, màu tạp chất cơ học vào trong kết tủa nên
dần sau trung hòa không những tối đa mà chỉ số acid mà còn loại trừ một
số tạp chất khác làm cho dầu có màu sáng hơn.
 Rửa dầu : loại bỏ hết xà phòng có trong dầu. để loại trừ hết xà phòng có
trong dầu, cần tiến hành rửa dầu liên tục nhiều lần. Qúa trình được thực
hiện trong thiết bị trung hòa. Nước rửa có thể được tập trung lại để thu
hồi dầu và xà phòng.
 Sấy dầu: tách ẩm ra khỏi dầu sau khi rửa, tránh quá trình ôi hóa do thủy
phân, tăng thời gian bảo quản. Thực hiện quá trình sấy trong thiết bị tẩy
màu, ở điều kiện chân không.
 Tẩy màu:
 Loại các hợp chát tạo màu không mong muốn
 Tách loại khỏi dầu lượng photpholipid
 Các sản phẩm oxi hóa và xà phòng còn lại trong dầu
 Tăng phẩm chất của dầu và tạo màu như mong muốn.


3. Công đoạn tinh luyện dầu hướng dương:
Mục đích của công đoạn tinh luyện là để khử tạp chất trong dầu, nâng cao chất lượng
của dầu ăn.

Quá trình tinh luyện như sau:
Dầu hướng dương thô

Nước nóng → Loại bỏ keo→ Sản phẩm bánh

Dung dịch kiềm → Loại bỏ chua→ Xà phòng

Đất sét hoạt tính→ Khử màu → Đất sét

Khử mùi

Khử sáp → chất sáp

Dầu hướng dương tinh luyện

1.
2.
3.
4.

Thuyết minh quy trình:
Khử keo: loại bỏ các tạp chất trong dầu, chuẩn bị cho quá trình tinh luyện.
Khử chua: loại bỏ các vật chất có tính chua trong dầu mỏ.
Khử màu: lợi dụng đất sét để loại bỏ sắc tố trong dầu ăn.
Khử mùi: loại bỏ các loại mùi trong dầu ăn, nâng cao chất lượng hương vị,
màu sắc, và tính ổn định của dầu ăn.
5. Khử sáp: Loại bỏ chất sáp trong dầu ăn, nâng cao chất lượng dầu ăn.


3. thiết bị vận hành:

bộ phận sơ chế của dây truyền sản xuất dầu hướng dương



Thiết bị lọc dầu
máy nghiền ép dầu

Thiết bị nấu hạt dầu hướng dương


4. Các chỉ tiêu về sản phẩm:
Dầu hướng dương tinh chế là khá rõ ràng màu vàng nhạt hay màu vàng xanh, và mùi
thơm của nó, hương vị tinh khiết. Dầu hướng dương thành phần acid béo do điều kiện
khí hậu, sản xuất dầu hướng dương vùng lạnh chứa khoảng 15% axit oleic, axit
linoleic, 70%; vùng nhiệt sản xuất dầu hướng dương có chứa khoảng 65% acid oleic,
axit linoleic 20 % hay hơn. Hướng dương tiêu hóa dầu 96,5% của cơ thể con người,
nó rất giàu axit linoleic, có lượng cholesterol thấp hơn đáng kể, ngăn ngừa xơ cứng
động mạch và tim vai trò phòng chống bệnh tim mạch vành. Ngoài ra, dầu hướng
dương, hàm lượng tocopherol sinh lý tích cực nhất so với các loại dầu thực vật bình
thường cao. Và axit linoleic và tỷ lệ nội vitamin E là tương đối cân bằng, dễ dàng hấp
thụ bởi cơ thể. Vì vậy, giá trị dinh dưỡng của dầu hướng dương là chất lượng cao dầu
ăn có lợi cho sức khỏe con người.
 Một số sản phẩm dầu hướng dương ở Việt Nam:
1. Dầu ăn hướng dương vàng:

2. Dầu ăn Simply hướng dương:


3. Dầu hướng dương OKI nhập khẩu từ Singapor:


IV.

Tính cân bằng vật chất:
1. Tính khối lượng nguyên liệu;
Để sản xuất 100kg có hiệu suất thu hồi dầu là 78%, khối lượng riêng là
d= 42 ta có:

= NLlt = 238,095
Mặt khác:

= 305,25
2. chức năng suất theo khối lượng dầu thô:
Gọi: GTP = 100 kg/ngày: khối lượng tinh luyện dầu thành phẩm.
GDT: khối lượng nguyên liệu thô ban đầu (kg/ngày)
Tính cân bằng vật chất theo hàm lượng triglycerit có trong dầu và dầu
tinh luyện.
Công thức:
GTP.0,9977 = GDT.0,93.(1 - f1).(1 - f2).(1 - f3).(1 - f4).(1 - f5)
Trong đó:
F1 = 0,5%: tổn thất trong quá trình thủy hóa.
F2 = 3,0%: tổn thất trong quá trình trung hòa.
F3 = 0,2% Tổn thất trong quá trình rủa và sấy dầu.
F4 = 0,3% tổn thất trong quá trình tẩy màu và tẩy mùi.
F5 = 1,0%: tổn thất từ quá trình vận chuyển dầu trong các đường ống và đóng gói.
Vậy khối lượng nguyên liệu dầu thô ban đầu là:

100.0,9977 = GDT.0,93.(1 – 0,005).(1 – 0,03).(1 – 0,002).(1 – 0,003).(1 –
0,01)
GDT = 112,85 kg/ngày.
3. Tính cân bằng cho quá trình trung hòa:
Lượng vào: dầu thô đã thủy hóa 112,85 (kg/ngày)
Tính chỉ số acid của dầu thô:

%FFA =  A =
Trong đó:
%FFA = 3% hàm lượng acid béo tự do


A : chỉ số acid của dầu.
M: phân tử lượng của acid béo đặc trưng của dầu. M = 296 tính theo acid
oleic.

 A = = 5,69
Dầu chỉ có chỉ số acid từ 5-7, chọn nồng độ NaOH trong khoảng 85-105
g/l, chọn nồng độ NaOH là 95 g/l, tương đương với NaOH 9,5%.
Tính lượng kiềm (NaOH) cần dùng cho quá trình trung hòa:

kddNaOH =
trong đó:
A: chỉ số AV của dầu (mgKOH/g) = 5,69
D: khối lượng dầu cần trung hòa (kg) = 112,85 kg
n: hệ số kiềm dư = 1,2
f: độ tinh khiết của NaOH = 96%
k: khối lượng dung dịch NaOH (độ Bé)


kddNaOH = = 6,035


W0lvAVRvc84CVs8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status