Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long - pdf 28

Download miễn phí Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long



 
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG 1
I.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long 1
I.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Thăng Long 1
I.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thăng Long 1
I.2 Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty 3
I.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong công ty cổ phần Thăng Long. 4
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 7
II.1 Khái quát về ngành nghề sản xuất kinh doanh 7
II.2 Đặc điểm về thị trường của công ty 8
II.2.1 Đặc điểm về thị trường theo khách hàng 8
II.2.2 Đặc điểm thị trường theo khu vực 10
II.2.3 Đặc điểm thị trường theo mùa vụ 11
II.3 Đặc điểm về cạnh tranh 12
II.4 Đặc điểm về lao động 12
II.5 Đặc điểm về công nghệ sản xuất rượu Vang 15
II.6 Tình hình tài chính công ty 17
II.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 19
II.7.1 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chung trong những năm gần đây 19
II.7.2 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm 21
II.7.2.1 Theo kết cấu mặt hàng kinh doanh 21
II.7.2.2 Theo hình thức tiêu thụ 22
II.7.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường 24
II.7.4 Phân tích kết quả tiêu thụ theo thời gian 25
II.8 Ưu, nhược điểm của các kết quả đạt được 26
II.8.1 Ưu điểm 26
II.8.2 Nhược điểm 27
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 29
III.1 Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường 29
III.2 Tăng cường hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm 29
III.3. Hoàn thiện mạng lưới bán hàng, phát triển hệ thống kênh phân phối 30
III.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược cạnh tranh của công ty 30
III.5.Giải pháp về vốn kinh doanh 30
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oại Vang có hương vị đặc trưng của nhiều loại trái cây, với độ rượu nhẹ tạo cảm giác êm dịu nhưng có đặc điểm khác là có thời gian cất trữ lâu trong khoảng thời gian tương ứng là 2 năm và 5 năm
+ Vang Sơn Tra Thăng Long
Là sản phẩm được lên men từ quả Sơn Tra- một vị thuốc dân gian truyền thống của Việt Nam, loại quả này được lấy từ Yên Bái. Với độ rượu nhẹ do lên men, Vang Sơn Tra có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông; hương thơm đặc trưng, có vị chua chát, tạo cảm giác hưng phấn êm dịu
+ Vang Nho ngọt Thăng Long
Được làm từ quả nho tím giống ngoại nhập từ Phan Rang; có vị chua chát, ngọt hài hoà, giàu vitamin và có độ rượu nhẹ do lên men
+ Vang Dứa Thăng Long
Là sản phẩm được lên men từ nước Dứa thuần khiết, với độ rượu nhẹ, hương thơm, vị ngọt, chua hài hoà tạo cảm giác hưng phấn êm dịu
+ Vang Nho chát Thăng Long (Vang xuất khẩu)
Được làm từ quả nho tím giống nhập ngoại từ Phan Rang; bằng phương pháp chế biến và lên men hiện đại có vị chua chát hài hoà theo thói quen tiêu dùng quốc tế
+ Vang Vải Thăng Long
Được làm từ quả Vải thiều Thanh Hà- Hải Dương độc đáo. Bằng phương pháp chế biến, lên men hiện đại, Vang Vải có hương vị đặc trưng thuộc dòng vang trắng theo thói quen tiêu dùng quốc tế
+ Vang Nổ Thăng Long
Là sản phẩm được lên men từ hoa quả với độ rượu nhẹ, bọt ga trắng mịn, tạo cảm giác hưng phấn êm dịu vui tươi
+ Rượu Volka
Là sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại của nước ngoài. Đây là loại sản phẩm mới mà công ty cổ phần Thăng Long đưa ra thị trường lần đầu tiên tại Hội chợ Xuân 2005
Ngoài ra công ty còn sản xuất một sản phẩm bổ sung là vỏ hộp Vang các loại nhằm tăng thêm sự trang trọng cho sản phẩm trước con mắt khách hàng đặc biệt là đối với những khách hàng mua với mục đích làm quà biếu. Công ty còn đang có các dự án cải tiến về bao bì như làm chai bằng men sứ, chế tạo những vỏ đựng Vang làm quà biếu hấp dẫn người mua
II.2 Đặc điểm về thị trường của công ty
II.2.1 Đặc điểm về thị trường theo khách hàng
Chúng ta đều thấy rằng, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đều phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Khách hàng của công ty cổ phần Thăng Long chính là các nhà đầu tư, các đại lý và các cơ sở nhỏ lẻ khác. Ngoài việc trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng từ cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, công ty còn thông qua một số trung gian để phân phối sản phẩm. Khách hàng lớn cuả công ty chủ yếu là các công ty thương mại. Các khách hàng của công ty có thể được mô tả theo sơ đồ hệ thống kênh phân phối như sau:
Phòng thị trường
Phòng cung tiêu
Đại lý
Bán lẻ
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Nhà đầu tư
Đại lý
Bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long )
Như vậy, thị trường theo khách hàng của công ty bao gồm những đối tượng bán buôn và bán lẻ nhằm đảm bảo phủ kín thị trương, mở rộng thị trường tiêu thụ, giữ được khách hàng truyền thống và lôi kéo khách hàng tiềm năng.
Trong số các khách hàng của công ty, nhà đầu tư có vai trò quan trọng, nhà đầu tư là khách hàng tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của công ty (thường chiếm 60%-70% doanh thu). Nhà đầu tư cung cấp tín dụng thương mại cho công ty tức là nhà đầu tư ứng trước tiền hàng bù lại họ sẽ được ưu đãi về giá. Hàng năm công ty có khoảng 10 nhà đầu tư chủ yếu vào các tháng mùa vụ, cung cấp khoảng 40 tỷ tiền hàng để trang trải và làm vốn lưu động cho công ty trong thời gian ngắn. Các nhà đầu tư thường lấy hàng vào mùa tiêu thụ (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) hay vào những tháng trái vụ lượng hàng tiêu thụ của công ty chủ yếu được thực hiện thông qua mạng lưới các đại lý.
Các đại lý của công ty chủ yếu là các công ty thương mại, lực lượng này có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách định giá, các đại lý thường đòi hỏi giá thấp để chia sẻ lợi nhuận của công ty. Hiện nay công ty có hàng trăm đại lý trải khắp các tỉnh thành trong cả nước. So với những năm trước thì số lượng các đại lý ngày càng gia tăng nhưng nếu so với quy mô lớn như công ty cổ phần Thăng Long thì số lượng đại lý như hiện nay vẫn còn là khiêm tốn.
Một lượng khách hàng khác của công ty là các cơ sở bán lẻ. Đây là lượng khách hàng tiêu thụ khối lượng sản phẩm của công ty chỉ sau các nhà đầu tư. Công ty còn trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình.
II.2.2 Đặc điểm thị trường theo khu vực
Có thể chia thị trường theo khu vực của công ty cổ phần Thăng Long làm 3 khu vực lớn là thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. Trong mỗi miền, thực tế công ty chỉ tập trung tại một số tỉnh nhất định nhưng công coi thị trường miền Bắc là thị trường trọng điểm trong việc phát triển sản phẩm Vang Thăng Long. Có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Số lượng (chai)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (chai)
Tỷ trọng (%)
Miền Bắc
6.698.126
92,0
6.787.246
91,0
Hà Nội
4.617.339
63,42
4.604.885
61,74
Hà Tây
1.151.058
15,81
1.241.826
16,69
Các tỉnh khác
929.729
12,77
937.535
12,57
Miền Trung
502.359
6,9
581.764
7,8
Miền Nam
80.087
1,1
89.502
1,2
Tổng
7.280.572
100
7.458.512
100
(Nguồn: Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Khu vực tiêu thụ rượu Vang lớn nhất là thị trường miền Bắc chiếm hơn 90% sản lượng bán ra của toàn công ty. Tiếp theo là thị trường miền Trung, sản lượng tiêu thụ chênh lệch khá lớn so với thị trường miền Bắc (chiếm khoảng 7%). Cuối cùng là thị trường miền Nam, đây được coi là thị trường tiềm năng của công ty. Thị trường này mới được công ty quan tâm phát triển nên sản lượng tiêu thụ còn khá ít (khoảng 1%)
Thị trường miền Bắc là thị trường truyền thống của công ty với trung tâm là thủ đô Hà Nội. Khối lượng tiêu thụ ở Hà Nội chiếm trên 60%. Bên cạnh đó là thị trường Hà Tây cũng đóng góp không nhỏ vào sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Bắc với hơn một triệu chai trên một năm. Sản phẩm Vang Thăng Long có mặt tại hầu hết các tỉnh thị trường miền Bắc nhưng có thể coi Hà Nội và Hà Tây là hai thịi trường trọng điểm ở miền Bắc.
Sản lượng tiêu thụ của công ty ở thị trường miền Trung còn khá khiêm tốn (khoảng 7%) tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng. Công ty mới chỉ có 6 đại lý ở thị trường này. Có một đặc điểm của thị trường này là mức sống của người dân ở đây còn thấp nên sản phẩm chỉ được tiêu thụ ở thành phố lớn.
Đối với thị trường miền Nam, công ty coi đây là thị trường mục tiêu trong thời gian tới.
Thị trường quốc tế cũng là định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng công ty đã chuẩn bị cho việc thâm nhập bằng cách tham gia một số Hội chợ ở các nước để giới thiệu sản phẩm Vang Thăng Long. Hiện nay công ty đã có một số sản phẩm Vang xuất khẩu ra nước ngoài như Vang Nho chát xuất khẩu, Vang vải xuất khẩu.
II.2.3 Đặc điểm thị trường theo mùa vụ
Do nhu cầu tiêu dùng rượu Vang hiện nay biến động theo mùa vụ nên thị trường tiêu t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status