Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam - Xí nghiệp may Hải Phòng - pdf 28

Download miễn phí Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam - Xí nghiệp may Hải Phòng



 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
1.1. SỰ CẦN THIẾT KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 2
1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm 2
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.2. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 4
1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 4
1.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 4
1.2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 5
1.2.4. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kình 9
1.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang 11
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU 12
1.3.1. Đối tượng tính giá thành 12
1.3.2. Kỳ tính giá thành 13
1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 13
1.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 15
1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 17
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ản xuất kinh doanh phụ
Phương pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm công nghệ và mối liên hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau hay giá trị và khối lượng phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ không đáng kể, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận. Giá thành sản phẩm lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.
Trong trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, kế toán có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
* Phương pháp đại số: Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng.
* Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu:
Trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận SXKD phụ và xác định giá phục vụ lẫn nhau giữa chúng. Sau đó xác định giá trị sản phẩm của SXKD phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới.
=
* Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch: Trình tự tính giá thành tương tự như phương pháp trên, chỉ khác thay thế giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch.
1.3.4.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó tiến hành xác định giá trị thực tế của sản phẩm bằng cách:
= ± ±
1.3.4.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểm chế biến liên tục
Trong các doanh nghiệp này, phương pháp kế toán chi phí thích hợp nhất là kế toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.
Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hay tỷ lệ).
Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.
Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự.
Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm:
Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong giai đoạn công nghệ.
1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Theo chế độ kế toán hiện hành có năm hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ, kế toán máy. Doanh nghiệp có thể lựa chọ một trong năm hình thức sổ kế toán này để xác định hình thức sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
----------------------------
Sau khi nghiên cứu lý thuyết chung về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, được sự hướng dẫn của kế toán trưởng Xí nghiệp may Hải Phòng, em hiểu sâu hơn về cách tính chi phí sản xuất. Và sau đây, em xin được trình bày thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Hải Phòng.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY HẢI PHÒNG
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về xí nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp may xuất khẩu Hải Phòng – Công ty xuất nhập khảu I Việt Nam.
- Mã số thuế: 0100107490004
- Tài khoản: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương.
- Địa chỉ doanh nghiệp: Km 110 đường quốc lộ 5, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313. 766.088
- Fax: 0313. 827097
- Ngày thành lập: 24/12/1993.
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 312 người.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Chủ động khai thác các nguồn hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là khai thác các nguồn hàng trang phục phục vụ xuất khẩu.
- Chủ động quan hệ, giao dịch tìm kiếm thị trường, lo đủ và dư việc làm cho công nhân, tổ chức huấn luyện, đào tạo tay nghề cho cán bộ, công nhân.
- Tìm các giải pháp quản lý, chỉ đạo hướng dẫn công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ hết số sản phẩm làm ra, củng cố từng bước uy tín và vị thế của xí nghiệp trên thị trường.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp:
Xí nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh theo phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng cắt: Cắt các loại quần áo theo số đo, mẫu mã của khách hàng yêu cầu, sau đó ép mếch, vắt sổ và chuyển cho các phân xưởng may tiếp tục may và hoàn thiện sản phẩm.
- Phân xưởng may: Thực hiện các công nghệ may và hoàn thiện bán thành phẩm mà phân xưởng cắt chuyển giao.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp:
Xí nghiệp may Hải Phòng tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín: Cắt - May hoàn thiện sản phẩm, đồng thời trong giai đoạn may, các bộ phận, chi tiết sản phẩm lại được sản xuất 1 cách độc lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành phẩm là sản phẩm may.
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may
Nguyên vật liệu
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 7
Tổ 6
Tổ 5
Tổ 8
Kho Thành phẩm
Xuất trả
khách hàng
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của xí nghiệp:
Xí nghiệp may Hải Phòng là một đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng:
- Giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Uỷ quyền cho các Phó Giám đốc khi đi vắng. Trực tiếp giúp việc cho Giám đốc gồm có:
- Phó Giám đốc: Phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp.
Các phòng chức năng gồm có:
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHYT, BHXH và công tác hành chính quản tị.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức thực h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status