Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với Việt Nam



 
II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 1
III. THỊ TRƯỜNG CHO HÀNG MAY MẶC VÀ XU HƯỚNG NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC TRÊN THẾ GIỚI. 2
1. Về thị trường may mặc Việt Nam. 2
1.1. thị trường EU: 3
1.2. Thị trường Nhật Bản 4
1.3. Thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ 5
1.4. Thị trường SNG và một số nước Đông Âu 6
1.5. Thị trường các nước ASEAN 7
1.6. Thị trường trong nước 7
2. Xu hướng nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới. 8
3. Một số kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất hàng may mặc. 11
I. Chương II 14
II. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty dệt - may VIệT NAM giai đoạn 1998-2001. 14
I. Những nét khái quát về Tổng Công ty Dệt-May ViệT Nam. 14
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Dệt-may Việt Nam: 14
2.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. 16
3. Hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam 17
4. Đặc điểm và xu thế ngành may Việt Nam. 21
4.1. Đặc điểm. 21
4.2. Thực trạng ngành may Việt Nam. 22
5. Mục tiêu và định hướng phát triển. 24
5.1. Thị trường nội địa. 24
5.2.Thị trường xuất khẩu. 25
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT- MAY THỜI KỲ 1998-2001. 26
1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng. 27
2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường . 29
3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam. 33
3.1. Cơ sở hình thành lợi nhuận của Tổng Công ty từ hoạt động xuất khẩu. 33
3.2. Tổng lợi nhuận. 36
3.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, doanh thu, và vốn kinh doanh. 37
3.1.1. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. 37
3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. 39
3.3. Doanh lợi tính theo vốn kinh doanh. 40
3.4. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 41
4. Vấn đề đối tác và mức độ cạnh tranh của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay. 42
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC Ở TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM. 44
1. Về mặt khách quan 44
2. Về mặt chủ quan 48
CHƯƠNG III Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam trong thời gian tới. 50
I. Triển vọng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong thời gian tới. 50
1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng Công ty: 50
1.1. Một số quan điểm cơ bản phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. 50
1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. 53
2. Những thời cơ và thách thức đang đặt ra. 54
II. Những giải pháp chủ yếu về phía tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. 55
1. Đa dạng hoá mặt hàng và thị trường 56
1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá. 56
1.2. Mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và giảm chi phí. 58
2. Giải pháp đầu tư hiện đại hoá công nghệ - mẫu mã hàng may. 59
3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu.sử dụng có hiệu quả nguồn lực. 61
4. Giải pháp về hợp tác quốc tế. 62
III. một số kiến nghị Chính phủ . 62
1. Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế. 62
2. Chính sách đầu tư phát triển. 64
3. Chính sách ưu đãi về xuất khẩu. 64
4. Chính sách về vốn. 65
5. Chính sách tỷ giá hối đoái. 66
6. Tổ chức và quản lý các khâu nghiệp vụ xuất khẩu. 66
Kết luận 68
tài liệu tham khảo 68
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


năm trước kia có giá trị xuất khẩu rất lớn, do khi đó chưa đòi hỏi kỹ thuật cao cấp và nhu cầu ở các nước bạn hàng rất lớn. Còn hiện nay, hàng dệt kim đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, trên thị trường lại có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt. Do đó mặt hàng này hiện nay xuất khẩu chủ yếu là để trả nợ . Bên cạnh đó, mặt hàng này phần lớn là được xuất sang các nước SNG, vì vậy khi các nước này tan rã, thì thị trường cho mặt hàng này bị thu hẹp nhanh chóng. Nếu như năm 1996 xuất khẩu chiếm 39,1% thì từ năm 1998 đến nay chỉ đạt từ 7 đến 8%.
Trên đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty. Hiện nay Tổng Công ty đang tiếp tục củng cố và tiến tới nâng cao tỉ trọng hàng dệt kim, hoàn thiệnvà phát triển hàng may mặc, đảm bảo chất lượng cao, chủng loại đa dạng phong phú, giá thành giảm dần.
Bên cạnh những thành công đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cao nhưng hình thức xuất khẩu hàng gia công là chủ yếu, do đó hiệu quả chưa cao (75-80% là gia công xuất khẩu). So với các nước nói chung, mặt hàng may mặc của ta chưa cạnh tranh được (trong đó có Trung Quốc, Thái Lan). Một trong những mục tiêu phấn đấu của Tổng Công ty là từng bước giảm gia công, tăng bán sản phẩm hoàn chỉnh. Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng Công ty hướng ưu tiên đầu tư cho khâu kéo sợi, dệt vải, in, nhuộm để tạo ra nhiều loại vải có chất lượng cao (hiện nay, vải đủ tiêu chuẩn chỉ có 10-15% nhu cầu chủng loại) và đầu tư vào sản xuất phụ liệu, khâu thiết kế mẫu mã, nhãn mác và phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm hoàn chỉnh của Việt Nam. Năm 1999 toàn Tổng Công ty xuất khẩu sản phẩm theo điều kiện FOB được khoảng 30%, năm 2000 đã tăng lên 40%. Đây là một cố gắng lớn của Tổng Công ty.
2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường .
Thâm nhập tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tổng Công ty Dệt-May Việt nam. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc luôn được Tổng Công ty chú trọng nhằm mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Đến nay Tổng Công ty đã có quan hệ buôn bán với trên 40 nước. Tổng Công ty đang củng cố vị thế và mở rộng thị trường hơn nữa. Giá trị hàng may mặc không ngừng tăng lên qua các năm.
Bên cạnh đó, nhu cầu hàng may mặc không ngừng tăng lên ở các nước trên thế giới vì sau nhu cầu ăn là nhu cầu về mặc. Tổng khối lượng lưu chuyển hàng hoá này chiếm tỉ trọng lớn trong cán cân thương mại quốc tế, chỉ đứng sau khoáng sản tài nguyên và chế tạo máy, điện tử. Khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người ngày càng phát triển ở mức độ cao sẽ dẫn tới sự phân hoá thế giới về sản xuất. Các nước phát triển sẽ chuyển sang các ngành công nghiệp hiện đại, nhường chỗ cho các nước đang phát triển trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Nhu cầu may mặc cũng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, mẫu mã, chất liệu phong phú hơn, đặc biệt xã hội càng văn minh lịch sự bao nhiêu thì yêu cầu về mặc lại càng được chú ý cầu kỳ bấy nhiêu. Nhận biết được các yếu tố đó đã giúp cho Tổng Công ty trong hoạt động xuất khẩu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để hiểu rõ hơn hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty sang các thị trường trong thời gian qua, ta hay xem xét qua bảng 5 dưới đây:
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường chủ yếu 1998-2001
Thị trường
1998
1999
2000
Tr. USD
% TKN
Tr. USD
% TKN
Tr. USD
% TKN
TT có hạn ngạch
Trong đó:
- EU
310
41,3
420
36,52
650
52
- Canada
17,85
2,38
15,97
1,39
12,89
1,03
- Nauy
9,53
1,27
5,82
0,51
4,93
0,39
TT Phi hạn ngạch
Trong đó:
- Thuỵ Sĩ
27,6
3,68
8,64
0,75
8,51
0,68
- Hungary
57,5
7,70
102,59
8,93
105,58
8,44
- Ucraina
37,21
4,97
119,12
10,35
121,3
9,7
- Séc
39,87
5,32
189,22
16,45
69,07
5,53
- Nga
50,53
6,74
43,75
3,8
39,87
3,19
- Nhật
59,28
7,90
79,85
6,94
29,54
2,36
- Hàn quốc
36,71
4,89
9,87
0,9
8,75
0,7
- Đài loan
47,66
6,35
25,69
2,23
30,42
2,43
- Hồng Kông
29,21
3,89
97,54
8,48
112,37
9,04
- Mỹ
5,48
0,73
9,74
0,85
14,28
1,14
- Các nước khác
21,57
2,88
22,2
1,90
42,49
3,41
Tổng
750
100
1150
100
1250
100
Qua bảng số liệu trên cho thấy, hàng may mặc xuất khẩu của Tổng Công ty chiếm tỉ trọng lớn ở các thị trường Nga, Nhật, EU, Séc, Ucraina, Hungary. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở các thị trường trên vẫn chưa thật ổn định.
Trong số các thị trường có hạn ngạch, thì EU là thị trường lớn nhất của Tổng Công ty. Đây là một thị trường đông dân (350 triệu người) lại có sức tiêu dùng vải cao (17 kg/ 1 người). Yêu cầu về hàng may mặc đặc biệt cao. Nhu cầu tiêu dùng để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10- 15% giá trị sản phẩm, còn 80- 90% là theo mốt, nên hàm lượng chất xám trong sản phẩm may là chính.
Trong ba năm 1998, 1999, 2000, quota xuất khẩu hàng may mặc Việt nam vào EU không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ chất lượng hàng may mặc đã ngày một cao hơn. Nhưng so với các nước có quota vào EU thì số lượng của ta còn rất nhỏ bé (mới chỉ chiếm 0,7% tổng kim ngạch nhập hàng may mặc vào EU) và chỉ bằng 5% đối với Trung Quốc, 10- 20% so với các nước ASEAN. Tuy nhiên, ta cũng còn gặp nhiều khó khăn như nhiều mặt hàng lớn thì bị hạn chế về số lượng như Jacket, áo sơ mi mới chỉ đạt 50% công suất của ngành. Số hạn ngạch còn hạn chế: Hiệp định Việt nam- EU 1996- 1998 qui định 151 cat. Giá trị xuất khẩu năm 1998 đạt 310 triệu USD, năm 1999 ký lại còn 54 cat (nhóm hàng xuất khẩu) đã nâng kim ngạch xuất khẩu lên 410 triệu USD. Năm 2000 Hiệp định này ký lại rút xuống còn 29 cat, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU lên 650 triệu USD chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu. Số nhóm hàng xuất khẩu (cat) mà EU dành cho hàng may mặc Việt Nam càng giảm thì số chủng loại mặt hàng may Việt Nam càng có cơ hội thâm nhập vào thị trường EU nhiều hơn.
Ngoài ra, EU còn dành một số ưu đãi về thuế quan (GSP) đối với mặt hàng may mặc do Việt Nam sản xuất. Song do nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước còn yếu kém, chưa có mẫu mã phù hợp với thị hiếu và chưa có bạn hàng mua bán trực tiếp ở các nước trong khối EU... nên hầu hết phải thông qua gia công cho các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... Gia công đơn thuần làm cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc không hiệu quả, bị thua thiệt nhiều mặt, không tận dụng được ưu đãi quota mà EU dành cho ta. Đối với thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu có tăng lên, xong không đáng kể. Các thị trường Canada, Nauy bị thu hẹp do hàng của Tổng Công ty không cạnh tranh được với hàng của các nước khác. Chẳng hạn như mặt hàng sơ mi, Trung Quốc phát triển hơn ta rất nhiều.
Đối với nhóm thị trường phi hạn ngạch, nhìn tổng thể thì kim ngạch xuất khẩu tăng đều trên các thị trường Hungary, Ucraina, Hồng Kông, Mỹ nhưng trên một số thị trường khác thì xuất khẩu lại giảm, chẳng hạn như: Nga, Đài loan, Thuỵ sĩ, đặc biệt là thị trường Nhật giảm rất nhanh trong năm2000. Sở dĩ vì có tình trạng trên là vì ở các thị trường Séc, Hungary phần lớn là hàng trả nợ. Trên thị trường Ucraina, Tổng Công ty xuất khẩu đổi hàng thu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status