Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty điện tử Hanel - pdf 28

Download miễn phí Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty điện tử Hanel



Song song với quá trình tiêu thụ, dù theo cách nào công ty cũng đồng thời áp dụng một số biện pháp xúc tiến hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng bán. Đối với cách tiêu thụ trực tiếp, ngoài việc quảng cáo giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm để bán được hàng công ty cón áp dụng một số hoạt động dịch vụ, khuyến mãi. Chẳng hạn, nếu mua nhiều sẽ được giảm giá, vận chuyển miễn phí kèm theo quà tặng như quần áo, mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, những hình thức khuyến mãi đó chưa độc đão và giá trị chưa cao để hấp dẫn khách hàng. Còn đối với hệ thống tiêu thụ sản phẩm qua các trung gian và đại lý, công ty có hợp đồng đặt hàng theo từng đợt với số lượng và chất lượng theo yêu cầu của trung gian và đại lý với mức giá có triết khấu thoả thuận. Để đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm, cũng như tạo điều kiện thuận lợi và trợ giúp các trung gian, công ty đã ký kết hợp đồng vận chuyển với công ty vận tải Trấn Hưng để đảm nhiệm việc vận chuyển sản phẩm an toàn





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đội ngũ cán bộ công nhân viên có độ tuổi trung bình và đang có xu hướng trẻ hoá (Khối quản lý là 36 tuổi và khối sản xuất là 29 tuổi) do công ty tuyển thêm nhiều lao động để đáp ứng qui mô kinh doanh đang được mở rộng. Lực lượng lao động trong vài năm qua trình độ cả về nhận thức và trình độ so với những năm trước nhằm thích ứng với điều kiện, cơ chế mới. Công ty vẫn còn những công nhân bậc 1 và bậc 2. Đội ngũ cán bộ và kĩ sư tăng không đáng kể mhưng lại là những người có trình độ chuyên môn cao được đào tạo ở nước ngoài và thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Một điều đáng mừng là số công nhân có tay nghề tử bậc 5 trở lên tăng lên đáng kể.
Mặc dù việc tổ chức quản lý lao động trong công ty điện tử Hanel chưa hoàn hảo và còn nhiều thiếu xót do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng ta có thể tin tưởng rằng với đội ngũ lao động không ngừng gia tăng, cả về chất và lượng, công ty đứng vững và đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện của nền kinh tế đầy biến động và thách thức. Từ đó tác động rất lớn đến việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ nhằm không ngừng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh cuả công ty .
e. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Hiện nay nước ta có khoảng gần 100 doanh nghiệp lắp ráp các sản phẩm điện tử như tivi, đầu đĩa với tổng công suất khoảng 3 triêu chiếc mỗi năm. Nhưng thực chất các doanh nghiệp này chỉ sử dụng hết 30% - 40% công suất, trong đó có 7 doanh nghiệp lắp ráp chính chiếm hơn 70% công suất toang ngành. Đây là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, sản xuất trên qui mô lớn, chất lượng tốt. Điều này được minh hoạ thông qua bảng dưới đây:
Bảng 2: Thị phần của các doanh nghiệp lắp ráp điện tử trong nước .
STT
Tên công ty
Thị phần ( % )
1
HANEL
11
2
VINA-SAMSUNG
9
3
VINA-SONY
12
4
GVECO
5
5
HANEL-DEAWOO
8
6
LG-SEL
16
7
ANHSAO
3
8
Các công ty khác
36
Tổng
100
(Nguồn : Phòng kinh doanh thị trường)
Thị phần của công ty chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngành và thuộc vào nhóm doanh nghiệp khai thác thị trường bình dân cùng với các doanh nghiệp khác như LG-SEL, VTB, VIETRONICS Đống đa... Đây là các doanh nghiệp được Hàn Quốc cung cấp công nghệ và đây truyền lắp ráp nên cung cấp được một khối lượng sản phẩm lớn trên thị trường rộng do có lợi thế là thu nhập của người dân chưa cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Trước đây thị trường xuất khẩu coi như mất hẳn nhưng trong 3 năm gần đây đã được khôi phục trở lại nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khối lượng hàng hoá tiêu thụ và mang tính chất là hàng hoá trả nợ hay theo đơn đặt hàng. Vì lẽ đó thị trường tiêu thụ chính vẫn là thị trường trong nước. Đối với thị trường trong nước của công ty được chia thành 2 nhóm cơ bản sau:
* Thị trường theo khu vực địa lý :
Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên toàn quốc thông qua hệ thống đại lý trên 38 tỉnh thành phố lớn. Căn cứ vào tiêu thức phân đoạn dựa vào đặc điểm của từng khu vực địa lý trong nước công ty chia thị trường tiêu thụ thành 3 khu vực: thị trường miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trước đây thị trường miền Bắc được tập trung tiêu thụ lớn nhưng trong những năm gần đây thị trường miền Nam và miền Trung được tập trung ưu tiên hơn. Bởi và ở những thị trường này đòi hỏi về chất lượng không cao và nếu tiêu thụ ở vùng sâu, vùng xa công ty sẽ được trợ giá.
*Thị trường theo đối tượng tiêu dùng :
Thị trường này gồm hai nhóm đối tượng chủ yếu là các hộ gia đình và các cơ quan tổ chức. Các hộ gia đình là đối tượng tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm điện tử chủ yếu của công ty. Phần lớn các hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trung bình và trung bình khá. Dựa vào tiêu thứcphân đoạn các hộ gia đình theo thu nhập, công ty đa dạng hoá sản phẩm với chủng loại mặt hàng phong phú đa dạng với mức gía hợp lý phù hợp với thu nhập của các hộ gia đình.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , sự ra đời của các đơn vị kinh doanh khác sạn, quán giải khát, các công trình công cộng thì nhu cầu về sản phẩm của công ty đã tăng lên đáng kể. Đặc điểm trung của nhóm đối tượng này là tiêu thụ những mặt hàng tivi cỡ lớn, số lượng nhỏ với mức trung bình hay mua với số lượng lớn các tivi cỡ nhỏ hay trung dùng để lắp đặt, sử dụng cho nhiều phòng.
Có thể nói rằng với đặc điểm là mức tiêu thụ tương đối thấp của người dân Việt Nam thì việc khai thác thị trường bình dân công ty có lợi thế rất lớn nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ.
f. Đặc điểm về tài chính.
Tài chính là điều kiện tiên quyết cho hạot động kinh doanh của một doanh nghiệp. Công ty điện tử Hanel là môt doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội và là một thành viên của Tổng công ty điện tử tin học Việt Nam hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty có thể được bổ sung vốn kinh doanh nếu thấy cần thiết, đồng thời chịu sự điều động vốn của Tổng công ty .
Ngoài nguồn vốn ngân sách, công ty có quyền huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn của mình. Công ty có nghĩa vụ nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước giao và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính của công ty được xem xét thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn thể hiện trong bảng sau :
Bảng 3: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị : Triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000
1999
2001
2000
1
Vốn cố định
128112
158614
149238
+23,8%
-5,92%
2
Vốn lưu động
72796
78682
911120
+8,08%
+15,8%
3
Vốn chủ sở hữu
147423
147128
144340
+2,58%
-2,9%
4
Vốn vay
57485
90168
96018
56,85%
6,48%
5
Tổng vốn SXKD
200908
237296
240385
+18,11%
+1,29%
(Nguồn : Phòng Kế hoạch đầu tư)
Nhìn vào bảng phân tích nguồn vốn ở trên ta nhận thấy : Tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty không mgừng tăng: Năm 2000 so với năm 1999 tăng 36388 triệu đồng( tương ứng với 18,1%), năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 3062 triệu đồng (tương ứng với 1,29%). Điều này chứng tỏ qui mô sản xuất của công ty ngày một tăng. Đi sâu vào xem xét ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng giảm không đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn tồn tại dưới hình thức chủ yếu là quyền sử dụng đất.
Nguồn vốn của công ty trong thời gian qua đã có sự biến động đáng kể, liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 tăng 32683 triệu đồng tương ứng với 56,85%, năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 5850 triệu đồng (tương ứng với 6,48%). Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2000, công ty vay vốn để đầu tư mua sắm, lắp đặt dây truyền công nghệ sản lắp ráp tivi màn hình phẳng và các loại đầu đĩa. Việc công ty vay vốn để đầu tư sản xuất làm tăng hệ số mắc nợ đòi hỏi trong những năm tới công ty phải hạt động có hiệu quả, tăng khả năng tiêu thụ nhằm tận dụng, khai thác công nghệ mới để thu hồi vốn nhanh.
Vốn cố định c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status