Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty sản xuất - Dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (haprosimex sai gon) 16 - pdf 28

Download miễn phí Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty sản xuất - Dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (haprosimex sai gon) 16



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ 1
CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XUẤT KHẨU: 1
1. Các lý thuyết về Thương mại quốc tế 1
1.1. Lý thuyết của trường phái trọng thương : 1
1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 1
1.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 2
2. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu: 2
3. Các hình thức xuất khẩu: 3
3.1. Xuất khẩu trực tiếp 3
3.2. Xuất khẩu uỷ thác 3
3.3. Buôn bán đối lưu. 3
3.4. Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế) 4
3.5. Xuất khẩu theo nghị định thư: 4
3.6. Xuất khẩu tại chỗ: 5
3.6. Tạm nhập tái xuất : 5
4. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu hàng hoá: bao gồm các bước 5
4.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường: 5
Bước 1 6
Bước 2 6
Bước 3 6
4.2. Xây dựng kế hoạch, chiến lược xuất khẩu: 8
4.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu: 8
4.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu: 8
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU: 9
1. Thúc đẩy xuất khẩu là gì : 9
2. Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu của Doanh nghiệp 9
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của Doanh nghiệp 9
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 9
1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản và thị trường nông sản trên thế giới 9
1.1. Đặc điểm mặt hàng nông sản: 9
1.2. Thị trường nông sản thế giới : 10
2. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam 12
2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 12
2.1.1. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản của Việt Nam 12
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 12
2.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam 14
CHƯƠNG II. 16
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA 16
CÔNG TY SX-DV & XNK NAM HÀ NỘI (HAPROSIMEX SAI GON) 16
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN: 16
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty HAPROSIMEX 16
1.1. Sự hình thành của công ty HAPROSIMEX 16
1.2. Quá trình phát triển của công ty HAPROSIMEX 16
1.2.1. Giai đoạn 1 (1992-1998) 16
1.2.2. Giai đoạn 2 (1999-nay) 17
2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty 19
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 19
2.2. Nội dung hoạt động của công ty: 19
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty HAPROSIMEX: 20
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU: 21
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty HAPROSIMEX 21
1.1. Mặt hàng kình doanh: 21
1.1.1. Lĩnh vực xuất khẩu: 21
1.1.2. Lĩnh vực nhập khẩu: 21
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh và tiêu thụ nội địa: 22
1.2. Thị trường: 23
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 24
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX 25
1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của công ty HAPROSIMEX 25
2. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong các năm gần đây 27
2.1. Thu thập thông tin và xử lý thông tin 27
2.2. Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định 28
2.3. Công tác nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài 28
2.4. Tích cực khai thác hàng hoá, thực hiện triệt để các hợp đồng xuất khẩu
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX 30
1. Những ưu điểm của công ty trong thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản 30
2. Những tồn tại, hạn chế trong thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty 30
3. Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế 31
CHƯƠNG III. 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 33
HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN 33
I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG 33
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 34
III. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX 34
1. Cơ hội đối với Công ty 34
2. Những thách thức của Công ty 35
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX 35
1. Giải pháp đối với công ty 35
1.1. Tổ chức tốt công tác thu thập, xử lý thông tin và xúc tiến thương mại. 36
1.2. Đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu bên cạnh việc duy trì những mặt hàng xuất khẩu truyền thống tại các thị trường truyền thống. 36
1.3. Tăng cường huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 37
1.4. Thực hiện tốt hơn công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu 39
1.5. Nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV. 39
2. Kiến nghị với Nhà nước 40
2.1. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản. 40
2.2. Đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản 40
KẾT LUẬN 41
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các nước tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới. Chẳng hạn: từ năm 1998, Việt Nam đã vươn lên vượt Mỹ về xuất khẩu gạo, chỉ đứng sau Thái Lan. Cà Phê Việt Nam hiện nay đang vượt Indonexia về số lượng xuất khẩu, vươn lên đứng vị trí số 3 trong số các nước xuất khẩu, chỉ đứng sau Brasin và Colombia. Cao su cũng đứng vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu của thế giới.
Bảng :2 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD
STT
Mặt hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
KH năm 2003
1
Gạo
588
725
725
2
Cà phê
200
323
420
3
Cao su
350
269
350
4
Hạt tiêu
107
120
5
Hạt điều
117
209
240
6
Rau quả
7
Lạc nhân
79
202
230
8
Chè
38
Nguồn: Tạp chí Thương Mại
2.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những qua đạt kết quả cao. Bước đầu nước ta đã hình thành được các nhóm hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn, một số mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như gạo, cà phê, hạt điều, lạc nhân...một điều đáng mừng là các mặt hàng xuất khẩu không những tăng nhanh về số lượng đa dạng mà về chủng loại danh mục ngày càng được bổ sung.
Tuy nhiên nhìn trên nhiều mặt, xuất khẩu nông sản còn xa mới xứng với tiềm năng hiện có của nền nông nghiệp nước nhà, tuy sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng nhưng kim nghạc còn nhỏ, hiệu quả kinh tế còn thấp, còn nhiều thách thức trong việc tìm kiếm “đầu ra” cho nhiều loại nông sản hàng hoá. Tính bình quân cho các nhân khẩu làm nông nghiệp xuất khẩu mới đạt khoảng 4,5 USD. ở đây, tồn tại nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến nhiều khâu:
- Trong sản xuất: sản xuất nông nghiệp nói chung, cho xuất khẩu nói riêng còn nhiều sự chia cắt, tách biệt khâu sản xuất với khâu chế biến và tiêu thụ, các vùng nguyên liệu phân tán, xé nhỏ, cách canh tác thủ công (từ gieo trồng, chăn bón đến thu hoạch, bảo quản) ít có cơ hội áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật làm cho năng xuất thấp, tiêu hao nhiều lao động, giá thanh cao. Hạn chế lớn nhất của hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu là dưới dạng thô hay qua sơ chế giá trị gia tăng không cao. Hạn chế này càng trở nên thách thức to lớn đối với Việt Nam khi các hàng rào thuế quan đã bị dỡ bỏ và miễn giảm thuế chỉ áp dụng cho các mặt hàng nông sản đã qua chế biến trong APEC mà Việt Nam là một thành viên. Tình trạng này kéo dài, hàng nông sản của ta sẽ thiếu năng lực cạnh tranh. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm nước ngoài với giá rẻ hơn được chế biến bằng công nghệ hiện đại, mẫu mã phong phú...
-Trong khâu phân phối và tiêu thụ: Hàng nông sản của ta mới tập trung vào một số thị trường hạn chế, dễ bị sức ép và biến động nhiều vì không có đối trọng so sánh. Các nhà xuất khẩu trong nước không hỗ trợ liên kết hợp tác với nhau, giúp đỡ người nông dân trực tiếp sản xuất mà còn tranh mua, tranh bán, nâng hạ giá tuỳ tiện làm cho diễn biến giá cả thị trường phức tạp, không đúng với thực chất. Thêm vào đó, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn mang tính manh mún, còn thiếu một tầm nhìn chiến lược dài hạn trên cơ sở nắm bắt thông tin thương mại chính xác và hiểu biết xu hướng vận động của thị trường quốc tế nói chung, đối với từng chủng loại hàng hoá nói riêng. Năng lực tiếp thị, khả năng phân tích thị trường và việc tiến hành quản lý xuất nhập khẩu của đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến sự chậm chễ và thua thiệt.
Chính vì những nguyên nhân nêu trên, việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trở nên cấp thiết.
Chương II.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của
công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội (HAPROSIMEX SAI GON)
I. Khái quát về Công ty HAPROSIMEX Sài Gòn:
Quá trình hình thành và phát triển của công ty HAPROSIMEX
Sự hình thành của công ty HAPROSIMEX
Tiền thân của công ty sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là Ban thay mặt phía Nam của Liên hiệp sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Cuối năm 1991, để mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở cả 3 miền, Tổng GĐ Liên hiệp sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội đã ra quyết định thành lập Ban thay mặt phía Nam, sau chuyển thành chi nhánh HAPROSIMEX Sài Gòn trực thuộc sự quản lý của Liên hiệp sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu.
Chức năng nhiệm vụ : thời điểm này Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cơ cấu hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu trong thời gian này là hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra còn có một số hàng nông sản như cà phê, chè, tiêu, lạc nhân.
Quá trình phát triển của công ty HAPROSIMEX
Giai đoạn 1 (1992-1998)
Sau khi được thành lập với tên gọi là Ban thay mặt phía Nam của Liên hiệp sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội, đến tháng 8/1992 đã đổi tên thành Chi nhánh Liên hiệp sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tăng dần và quy mô ngày càng lớn
Thi hành Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, chi nhánh Liên hiệp đã được đổi tên thành Chi nhánh Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
Bảng 3: Tình hình hoạt động của Công ty từ năm 1992-1998
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Số lao động
(người )
10
20
35
50
80
95
180
Tốc độ tăng
(%)
-
100
75
42,86
60
18,75
89,47
Kim ngạch XNK
triệu $
0,5
3,1
15
14
14,5
14,5
15
Tốc độ tăng
(%)
-
520
383,87
-6,67
3,57
0
3,45
Doanh số kinh doanh
tỷ đồng
5
35
108
95
181
270
295
Tốc độ tăng
(%)
-
600
208,6
-12,04
90,66
49,07
9,26
Thu nhập bình quân
nghìn đồng/ người/tháng
600
800
950
1.050
1.100
1.200
1.300
Tốc độ tăng
(%)
-
33,33
18,75
10,53
4,76
9,09
8,33
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty
Giai đoạn 2 (1999-nay)
Trước sự lớn mạnh của chi nhánh Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, trước những khó khăn mà Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe máy Lê Ngọc Hân đang gặp phải, đồng thời thực hiện chủ trương củng cố doanh nghiệp Nhà nước, sát nhập các đơn vị vừa và nhỏ, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 07/QĐ-UB ngày 2/1/1999 sát nhập với Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe máy Lê Ngọc Hân và đổi tên thành Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Nam Hà Nội. Tên giao dịch: HAPROSIMEX SAI GON. Trụ sở chính: 28B Lê Ngọc Hân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Có thể nói sau khi ra đời công ty đã vấp phải rất nhiều khó khăn do đổi mới về cơ chế làm việc, bộ máy tổ chức hành chính và đặc biệt là những khó khăn về con người mới chưa kịp nắm bắt những công việc mới và hoạt động của công ty. Song với một ban lãnh đạo có tài năng và kinh nghiệm cũng như một đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, hoạt động kinh doanh của công ty đã dần đi vào thế
ổn định. Sau khi được thành lập, Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã có điều kiện chủ động phát huy mọi thế mạnh sẵn có, mở rộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status