Tiến trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tiến trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp



Lời mở đầu 1
Chương 1. Khái quát chung về lý luận thương mại quốc tế (TMQT) và CEPT/AFTA 2
1.1 Lý thuyết về TMQT 2
1.1.1 Nguyên tắc lợi thế so sánh và TMQT. 2
1.1.2 Lập trường về TMQT xuất phát từ thực tế cơ cấu nền công nghiệp quốc gia 3
1.1.3 Nguyên lý tự do mậu dịch, bảo hộ mậu dịch. 4
1.2 Chương trình CEPT/AFTA và tình hình thực hiện của Việt Nam 6
1.2.1 Sự ra đời và mục tiêu của AFTA. 6
1.2.2 Nguyên tắc và các quy định chung về CEPT/AFTA. 9
1.2.3 Lịch trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam 13
 
Chương 2. Hội nhập CEPT/AFTA và tác động đối với Việt Nam. 15
 
2.1 Thương mại Việt Nam và ASEAN. 15
2.2 Một số vấn đề lớn và lộ trình thực hiện CEPT/AFTA
 của Việt Nam 19
2.3 Tác động của CEPT/AFTA đến nền kinh tế Việt Nam. 27
2.4 Đánh giá chung đối với việc thực hiên CEPT/AFTA. 35
2.4.1 Những thuận lợi và cơ hội có được khi thực hiện. 35
2.4.2. Những kết quả bước đầu. 37
2.4.3 cNhững khó khăn, thách thức phải đương đầu. 38
2.4.4 Kinh nghiệm thực tiễn từ việc hội nhập CEPT/AFTA. 40
2.5 Những nét mới gần đây nhất trong lộ trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam. 43
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ục loại trừ hoàn toàn từ 139 lên 415. Hiện nay, Việt nam đã có 5.500 mặt hàng đã được cắt giảm thuế suất, trong năm nay sẽ đưa thêm 760 mặt hàng vào Danh mục cắt giảm.
Cho tới nay, số dòng thuế trong Biểu thuế của nước ta có thuế suất 0% đạt 42,71%; có thuế suất 5% đạt 69,93%; thuế suất trên 5% và dưới 20% là 21,13% và thuế suất trên 15% là 8,21%. Việt nam đã trình cho Hội đồng AFTA Danh mục nhạy cảm, bao gồm 10 nhóm mặt hàng chính với 51 dòng thuế đã được chuyển đổi theo mã số của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Ngoài ra, ta có thể thấy mức thuế suất CEPT trung bình của Việt nam cũng ở vào mức tương đối thấp so với một nước ASEAN như Thái Lan, Philippin, Indonesia, .. .. trong giai đoạn cuối của lộ trình thực hiện CEPT qua các số liệu về thuế suất CEPT trung bình của các nước ASEAN.
Bảng 4: Thuế suất CEPT trung bình.
Nước
Dòng thuế
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Brunei D.
6.060
1,49
1,12
1,09
0,83
0,83
0,83
0,82
Indonesia
6.440
8,53
7,05
5,82
4,92
4,61
4,20
3,72
Malaysia
8.580
4,04
3,40
3,00
2,57
2,41
2,27
1,97
Philippines
4.949
9,20
7,70
6,79
5,45
4,96
4,68
3,72
Singapore
5.730
0.00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Thái Lan
8.996
13,10
10,46
9,65
7,29
7,27
5,93
4,63
Việt Nam
1.497
4,59
3,95
3,92
3,41
2,99
2,73
1,79
ASEAN-7
42.252
6,36
5,19
4,64
3,70
3,55
3,13
2,57
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2.3 Tác động của CEPT/AFTA đến nền kinh tế Việt Nam.
Tác động đến thương mại.
Vào thời kỳ đầu, AFTA hầu như không có những tác động trực tiếp đáng kể tới xuất nhập khẩu của Việt nam với các nước ASEAN. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm một tỷ trọng chủ yếu và lớn. Với những mặt hàng này, tham gia AFTA không gây tác động trực tiếp tới việc nhập khẩu chúng, do chính sách khuyến khích nhập khẩu chúng để sử dụng cho sản xuất nên hầu hết các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Ngược lại, AFTA chỉ có những tác động gián tiếp thông ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu thành phẩm của các cơ sở sản xuất sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu. Những mặt hàng có kim ngạch đáng kể như xăng dầu, xe máy chưa được đưa vào danh mục giảm thuế nên cũng chưa chịu ảnh hưởng của AFTA ở giai đoạn này.
Về xuất khẩu ở giai đoạn này, Việt nam lại hầu như không được hưởng ưu đãi của AFTA vì Danh mục trong chương trình cắt giảm thuế của ASEAN chủ yếu dành cho các mặt hàng công nghiệp chế biến – những mặt hàng mà Việt nam không có khả năng cạnh tranh, chứ không phải là các mặt hàng xuất chủ lực của Việt nam là dầu thô và hàng nông sản. Để có thể tận dụng các ưu đãi của AFTA, mở rộng thị trường xuất khẩu, chỉ có đầu tư nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đổi mới và điều chỉnh một cách linh hoạt cơ cấu hàng xuất khẩu của mình đối với các nước ASEAN, nhất là khi cơ cấu mặt hàng sản xuất định hướng trong các chiến lược phát triển của Việt nam và các nước ASEAN khá giống nhau.
Xét về quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt là quan hệ đối với các bạn hàng ngoài khu vực ASEAN, có những mặt lợi và bất lợi trong quá trình duy trì và phát triển bạn hàng quốc tế. Bởi vì, tham gia AFTA có nghĩa là phải dành cho các nươc ASEAN những ưu đãi lớn hơn so với các nước ngoài ASEAN về thuế và phi thuế trên cơ sở thương mại tự do, cho nên quá trình này không những tác động đến cơ cấu, khối lượng trao đổi hàng hoá với từng nước ASEAN mà còn làm thay đổi cả cơ cấu, khối lượng trao đổi hàng hoá với các nước ngoài ASEAN.
Tham gia AFTA, mỗi nước đều nhận được những ưu đãi cơ bản từ các bạn hàng trong khu vực mà cơ chế CEPT là điển hình. Việt nam thực hiện những ưu đãi có thể đối với các nước và nhận được những lợi ích mang lại từ những chính sách ưu tiên khu vực đó. Để trả giá cho những lợi ích có được trong khu vực này, Việt nam phải đối phó với những đòi hỏi bị coi là “không được ưu tiên” của các bạn hàng lớn, truyền thống khác, đặc biệt đòi hỏi của họ có thể tác động xấu tới quan hệ thương mại với Việt nam. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng những chính sách ưu đãi về thương mại vừa toàn diện vừa cụ thể mà điểm xuất phát là từ chuyển dịch cơ cấu mặt hàng hay lợi thế so sánh về sản xuất.
Ngoài ra, các thành viên tham gia ASEAN nói chung và tham gia AFTA nói riêng đều có thể tìm thấy và khai thác những lợi thế mới trong thương mại với các nước ngoài ASEAN, nhất là đối với các nước lớn. Đó là thường là những nước có một số ưu đãi dành cho các sản phẩm thuộc một Hiệp hội kinh tế, liên minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do. Chẳng hạn như điều kiện để được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ là “giá trị nguyên liều nhập khẩu để sản xuất ra một sản phẩm chiếm dưới 65% trị giá sản phẩm sau khi hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ”. Cụ thể, ở đây là nếu một nước trong ASEAN nhập vào nước mình nguyên liệu có tổng trị giá dưới 65% trị giá sản phẩm là đã được hưởng GSP sảu quá trình sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, kim ngạch trao đổi hàng hoá của Việt Nam với các nước ASEAN tăng đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng từ 893 triệu USD năm 1994 lên 2,1 tỷ USD , năm 1998( gấp khoảng 2,4 lần). Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 1,69 tỷ USD lên khoảng 3,8 tỷ USD( gấp khoảng 2,25 lần) trong thời gian tương ứng. Tuy vậy, tỷ trọng trung bình của các nước ASEAN trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 1998 chỉ đạt 22%, tức tương đương tỷ trọng của họ vào năm 1994. Còn tỷ trọng tương ứng của họ trong nhập khẩu là khoảng 30% so với 29% năm 1994.
Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng quan hệ ngoại thương của Việt Nam với các nước ASEAN luôn ở trong tình trạng nhập siêu khá lớn( khoảng 2 tỷ USD), trong đó chủ yếu là 3 nước Singapore, Malaixia và Thailand. Do Việt Nam thực hiện chủ trương hướng vào xuất khẩu đồng thời với chiến lược thay thế nhập khẩu trong điều kiện đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng, nên kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian đó tăng mạnh, có năm thâm hụt trong cán cân thương mại đã ở mức trên 3 tỷ USD( bằng khoảng 16% GDP). Đây là một kết quả bất lợi nhiều hơn nếu xét về dài hạn, nhưng trong tương lai gần nó đã góp phần cải tạo cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta. Khi mà Việt Nam thực sự thực hiện các cam kết theo AFTA, xu hướng này vẫn được tiếp diễn. Điều này có thể được chứng minh qua các kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của việc hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam. (Bảng 5).
Bảng 5. Tác động của quá trình hội nhập đến nền kinh tế Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu định lượng bằng mô hình thương mại toàn cầu GTAP.
Thông số
vĩ mô
Mức
tăng
giảm
Kịch bản 1:
VN đơn phương cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các bạn hàng
Kịch bản 2:
Tất cả các nước AFTA cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
Kịch bản 3:
Tất cả các nước APEC cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
Kịch bản 4:
Tất cả các nền kinh tế trên thế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status