Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho phát triển kinh tế nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho phát triển kinh tế nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì



CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG THÔN. 3
I. KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN. 3
1. Kinh tế nông thôn. 3
2. Đặc điểm kinh tế nông thôn 3
2.1. Kinh tế nông thôn còn mang nặng tính chất thuần nông. 3
2.2. Tỷ lệ dân số khá cao, ruộng đất có hạn, ngành nghề kém phát triển nên thiếu công ăn việc làm 4
2.3. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn 4
2.4. Cơ sở hạ tầng kém phát triển 5
2.5. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội còn ở mức thấp. 5
2.6. Bộ máy quản lý xã thôn và trình độ quản lý cán bộ thôn xã còn thấp. 5
3. Đặc điểm kinh tế nông thôn ngoại thành. 5
3.1. Đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn. 6
3.2. Nông thôn ngoại thành có trình độ thâm canh cao hơn các vùng nông thôn khác. 6
3.3. Nông thôn ngoại thành có thị trường tiêu thụ rộng lớn, khuyến khích sản xuất phát triển. 6
3.4. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển ngày càng rõ nét hơn. 6
4. Phương hướng, nội dung chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn. 7
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn. 8
5.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên. 8
5.2. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội. 9
5.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật. 10
II. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG THÔN. 11
1. Khái niệm và phân loại tín dụng. 11
1.1. Khái niệm: 11
1.2. Phân loại tín dụng. 11
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


việc làm cho nhân dân.
-Tuy đời sống của nhân dân huyện Thanh Trì có phần khá hơn một số nơi khác, nhưng để đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn thì nông thôn huyện Thanh Trì cần được sự giúp đỡ về nhiều mặt, đặc biệt là vốn tín dụng để phát triển kinh tế nông thôn.
II. Vài nét khái quát về NHNo & PTNT huyện Thanh Trì.
1. Khái quát chung:
NHNo & PTNT huyện Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, do vậy NHNo & PTNT Thanh Trì hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, hạch toán báo sổ, thay mặt pháp nhân dưới sự uỷ quyền của Tổng giám đốc trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện và các xã thuộc huyện.
Là ngân hàng đóng trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp là chủ yếu nên khách hàng chủ yếu của NHNo & PTNT Thanh Trì là các hộ sản xuất, nông dân và hợp tác xã, các tổ sản xuất và một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Nhiệm vụ trung tâm của ngân hàng là cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng nông thôn mới. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay theo quyết định 67 và theo nghị quyết liên tịch 2308, thực sự phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn các nhu cầu vay lớn để kinh doanh, dịch vụ kể cả sản xuất nông nghiệp đều gặp ách tắc do không đủ điều kiện đảm bảo tiền vay.
Ngân hàng luôn coi cho vay nông dân và các hộ sản xuất khác là nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành và trực tiếp là nghị quyết của lãnh đạo huyện uỷ, uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân huyện, đầu tư cho nông nghiệp, mang nặng tiềm tàng rủi ro về thiên tai dịch bệnh. Nhưng NHNo & PTNT Thanh Trì vẫn mạnh dạn cho vay các dự án sản xuất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho nông dân góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm cùng kiệt của cả nước nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng.
2. Tình hình kinh tế xã hội và thực trạng khách hàng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì trong năm qua.
2.1. Tình hình kinh tế xã hội:
*Thuận lợi:
Trong năm qua trên địa bàn huyện có nhiều dự án có tiền đền bù cho dân, và sự biến động về giá đất nên người dân có tiền bồi thường và bán đất tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng làm cho nguồn tiết kiệm tăng đáng kể.
NHNo & PTNT Thanh Trì đã mở rộng mạng lưới thêm 2 phòng giao dịch để gần dân hơn, tiếp cận với các khu vực công nghiệp và hai phường nội thành Hạ Đình và Khương Đình để mở rộng việc huy động và đầu tư cho vay tiêu dùng, hộ sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện vay vốn.
Sự tin tưởng của các hộ sản xuất và các doanh nghiệp đối với NHNo & PTNT Thanh Trì đã tạo ta thị trường đầu tư lâu dài ổn định và có hiệu quả của ngân hàng cơ sở.
Cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Thanh Trì đã có nhiều đổi mới thích ứng dần với kinh doanh tiền tệ ngân hàng theo cơ chế thị trường.
*Khó khăn:
Do Nhà nước triển khai nhiều dự án vào địa bàn huyện lấy đi một số diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn (432 ha), đã thu hẹp thị phần đầu tư hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng Thanh Trì, mở ra hướng đầu tư trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - xây dựng, nhưng chưa phát triển và bị hạn chế bởi cơ chế tín dụng.
Một số doanh nghiệp Nhà nước trước đây có số dư nợ thường xuyên cao nay do cổ phần hoá theo chỉ định của Nhà nước, nên việc vay vốn trong thời gian làm thủ tục cổ phần hóa có hạn chế và có thời điểm tạm dừng.
Cùng tồn tại trên địa bàn là ngân hàng đầu tư phát triển Thanh Trì, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng công thương, với mạng lưới huy động, cho vay dày và chồng chéo làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hơn nữa do sự thông tin, tiếp thị khác nhau, không thống nhất nhau về mục đích, lãi suất dẫn đến những khó khăn không nhỏ cho công tác kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì.
Cơ chế lãi suất tiền gửi liên tục thay đổi theo chiều hướng gia tăng, nhưng lãi suất tiền vay không tăng tương ứng.
2.2. Môi trường kinh doanh và thực trạng khách hàng.
2.2.1. Khối doanh nghiệp:
Trên địa bàn huyện có 114 doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh trong đó: Doanh nghiệp Nhà nước trung ương có 38 đơn vị; Doanh nghiệp địa phương có 15 đơn vị; Tư nhân có 9 đơn vị; Cổ phần có 5 đơn vị; hợp tác xã có 22 đơn vị; Công ty trách nhiệm hữu hạn 25 đơn vị; Ngân hàng chuyên doanh có 2 đơn vị.
Tất cả các doanh nghiệp trên chủ yếu có nhu cầu vay, tiền gửi ít hay hầu như không có. Hiện tại có 14 doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng và bảo lãnh với NHNo & PTNT Thanh Trì. Tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị này không đều, khả năng vốn tự có khác nhau, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp trung ương có khả năng về vốn tự có tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Còn các doanh nghiệp địa phương sản xuất cầm chừng và vốn tự có ít nên không có khả năng cạnh tranh.
Trong số 114 doanh nghiệp quốc doanh nhiều đơn vị có nhu cầu vay vốn nhưng kinh doanh không hiệu quả, nợ phải trả quá lớn nên không thể cho vay được (như công ty bao bì xuất khẩu của bộ thương mại,…), nhiều doanh nghiệp quốc doanh quan hệ với 3 - 4 ngân hàng và luôn đưa ra các yêu cầu về giảm lãi suất vay, thậm chí thấp hơn cả phí điều vốn của NHNo & PTNT Việt Nam.
2.2.2. Khối hợp tác xã.
Hoạt động sản xuất kinh doanh không sôi động, vốn tự có ít hay không có, vướng mắc về tài sản thế chấp theo chế độ tín dụng. Cho nên đến nay ngoài hợp tác xã Đoàn Kết có truyền thống sản xuất lâu năm, vay vốn đều đặn từ trước đến nay, còn lại 21 hợp tác xã khác chưa đặt vấn đề vay hay nếu có thì vướng vào tài sản thế chấp không cho vay được.
2.2.3. Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn.
Việc cho vay cũng gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế tín dụng, quyền phán quyết của ngân hàng cơ sở…
2.2.4. Đối với hộ sản xuất.
Năm 2002 vừa qua nền kinh tế của huyện Thanh Trì có chiều hướng phát triển đi lên, tình hình đô thị hoá nhanh, có nhiều dự án lớn được Nhà nước phê duyệt và đưa vào triển khai trên địa bàn huyện. Đây là điều đáng mừng, song cũng lấy đi 432 ha đất nông nghiệp kéo theo việc đầu tư cho hộ sản xuất nông nghiệp của NHNo & PTNT Thanh Trì ngày càng thu hẹp, nhu cầu vay giảm, mặt khác dân có tiền đền bù không có nhu cầu vay.
Toàn huyện có 24 xã và 1 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên là 9989 ha, trong đó đất nông nghiệp 5682 ha. Huyện có trên 46.000 hộ với tổng số lao động là 104.000 người, lao động nông nghiệp là 48.000 người. Với số hộ nông nghiệp lớn như vậy nhưng NHNo & PTNT Thanh Trì mới chỉ đầu tư được 5.200 hộ tương ứng với 11,3% tổng số hộ của toàn huyện.
III- Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế nông thôn của NHNo & PTNT Thanh Trì.
1. Các nguồn vốn huy động của ngân hàng.
NHNo & PTNT là đơn vị duy nhất trong ngành ngân hàng đã bám sát và phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển đổi kinh tế nông thôn, đã mở ra và thực hiện thành công việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất để phát triển kinh tế nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời ngân hàng nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cơ bản trong khối lượng tín dụng ho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status