biện pháp quản lý, chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẮN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài……………………………………………………….5
II. Mục đích nghiên cứu.............................................................................6
III. Đối tượng nghiên cứu............................................................................7
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................7
V. Kế hoạch và phạm vị nghiên cứu...........................................................7
VI. Phương pháp nghiên cứu......................................................................7
V. Thời gian hoàn thành.............................................................................8
PHẦN 2: NỘI DUNG…………………………………………………………..8
I. Cơ sở khoa học……………………………………………………… ..9
1.1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………..9
1.2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………..11
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………..................12
2.1. Thực trạng các HĐTNST đang được áp dụng trong các nhà trường hiện nay……………………………………………………………………………...13
2.2. Thực trạng việc quản lý chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. …………………………………..13
III. Đề xuất các biện pháp quản lý chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên………………………………………14
Biện pháp 1: 14
Biện pháp 2: 15
Biện pháp 3: 18
Biện pháp 4: 21
Biện pháp 5: 31
Biện pháp 6: 33
IV. Kết quả …………………………………………………………………… 34
1. Phạm vi áp dụng. 34
2. Kết quả 34
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
I. Kết luận 43
1. Ý nghĩa của SKKN đối với công việc quản lí nhà trường. 43
2. Những bài học kinh nghiệm. 43
3. Hướng tiếp tục nghiên cứu và đề xuất 44
II. Kiến nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO
CÁC HOẠT ĐỘNG “TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu đổi mới là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và cách giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc
Mục tiêu của cấp THPT là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học ,khuyến khích học tập suốt đời”
Để thực hiện mục tiêu của cấp học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và Đào tạo theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW Đảng Khóa XI và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” các trường THPT đã tiến hành chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tạo ra những cách học hiệu quả, gắn lý thuyết với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. giúp học sinh đạt được tri thức và kinh nghiệm, nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, có tác dụng hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất. góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Xác định được tầm quan trọng của việc học từ trải nghiệm, đặc biệt để thực hiện mục tiêu của cấp học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên đã trú trọng công tác Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ giáo viên về kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ đó tạo cho học sinh được học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) giúp các em không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác.
Qua lớp tập huấn cán bộ quản lý của Sở Giáo dục đào tạo Hưng Yên, tui nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức cho học sinh được học thông qua trải nghiệm nên đã chủ động nghiên cứu nhiều tài liệu của các chuyên gia đầu ngành và mạnh dạn tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường đổi mới các hoạt động Giáo dục trong nhà trường, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh, vừa làm, vừa học, nghiên cứu lý luận của hoạt động trải nghiệm sáng tạo áp dụng vào thực tế của nhà trường, qua gần một năm tiến hành tui thấy giáo viên và học sinh nhà trường rất hào hứng và nhiệt tình tham gia, hiệu quả 2 mặt giáo dục tăng lên rõ rệt, vì vậy tui mạnh dạn tích lũy thành kinh nghiệm “ Biện pháp quản lí chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học phổ thông Nam Phù Cừ” để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp trong tỉnh, mong được sự đóng góp ý kiến, từ đó lựa chọn, điều chỉnh phù hợp, áp dụng vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục tổng thể sau này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lí, chỉ đạo các hoạt động “Trải nghiệm sáng tạo” ở trường THPT Nam Phù Cừ, nhằm trang bị cho giáo viên nhà trường các kỹ năng tổ chức hoạt động “Trải nghiệm” đồng thời thúc đẩy học sinh tích cực tham gia hoạt động của trường, lớp, phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, giúp h/s không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những biện pháp quản lí, chỉ đạo các hoạt động “Trải nghiệm sáng tạo” ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận của việc quản lí, chỉ đạo các hoạt động “Trải nghiệm sáng tạo” ở trường THPT
- Thực trạng quản lí, chỉ đạo các hoạt động “Trải nghiệm sáng tạo” ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất các biện pháp quản lí, chỉ đạo các hoạt động “Trải nghiệm sáng tạo” ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, nhằm nâng cao kết quả giáo dục toàn diện của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục..
V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU –PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Kế hoạch nghiên cứu : Thời gian từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Nam Phù Cừ, huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản lí giáo dục( Điều lệ trường THPT và trường PT có nhiều cấp học. Luật giáo dục 2005, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, các giáo trình quản lí giáo dục, quản lí chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm sáng tạo….) nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực trạng quản lí chỉ đạo các họat động trải nghiệm ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
6.3. Phương pháp toán học thống kê: Thống kê, so sánh, xử lý các số liệu thu thập được để đánh giá kết quả của đề tài.
VII. THỜI GIAN HOÀN THÀNH: Tháng 3 năm 2016.





















PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Cơ sở lí luận:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là các hoạt động giáo dục (HĐGD) thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh.
HĐTNST là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hay ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định mình, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.
Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực . HĐTNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội,những người lao động tiêu biểu ở địa phương.
Xác định rõ vai trò, chức năng và tầm quan trọng của HĐTNST trong các trường nhà trường hiện nay, mặc dù trong chương trình hiện hữu không có thuật ngữ HĐTNST song ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai thực hiện HĐTNST trong các nhà trường từ cấp Tiểu học trở lên thông qua hoạt động Giáo dục NGLL, Tích hợp liên môn, thực hành, ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn, đều là các hình thức giúp người học được học từ trải nghiệm, trên cơ sở đó đúc rút những kinh nghiệm quản lý, lựa chọn các hình thức tổ chức HĐTNST phù hợp với đơn vị mình, đồng thời nâng cao kỹ năng tổ chức của GV, kỹ năng tham gia hoạt động cuả học sinh, làm nền tảng để tổ chức HĐTNST trong chương trình GDPT tổng thể sau này, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD nước nhà.



uCsS6iOr4mVMm0e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status