Nhật kí dạy học lớp 3 - Năm học: 2016 - 2017 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Tuần 29 - pdf 28

Download miễn phí Nhật kí dạy học lớp 3 - Năm học: 2016 - 2017 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Tuần 29



* Khởi động:
- Quản trò lên tổ chức trò chơi khởi động tiết học
- Chia sẻ sau trò chơi
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
1. Chơi trò chơi “Đố bạn”
Việc 1: Em vẽ hình chữ nhật ABCD trên giấy kẻ ô vuông và tô màu vào hình đó
- Hình chữ nhật ABCD gồm mấy ô vuông?
- Nói cách tìm số ô vuông đó.
- Viết phép nhân để tìm số ô vuông của hình chữ nhật ABCD.
Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ đố nhau
Việc 3: NT yêu cầu lần lượt các cặp đôi đố nhau.
+ CTHĐTQ yêu cầu các nhóm tham gia chơi “Đố bạn” trước lớp
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


TUẦN 29
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2017
TOÁN: BÀI 80: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT (T1)
I.Mục tiêu:
Em biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh của nó.
II.Chuẩn bị ĐD DH:
GV: TLHDH, máy chiếu, MT, Mô hình HCN
HS: TLHDH,vở
III. Các hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
- Quản trò lên tổ chức trò chơi khởi động tiết học
- Chia sẻ sau trò chơi
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
1. Chơi trò chơi “Đố bạn”
Việc 1: Em vẽ hình chữ nhật ABCD trên giấy kẻ ô vuông và tô màu vào hình đó
- Hình chữ nhật ABCD gồm mấy ô vuông?
- Nói cách tìm số ô vuông đó.
- Viết phép nhân để tìm số ô vuông của hình chữ nhật ABCD.
Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ đố nhau
Việc 3: NT yêu cầu lần lượt các cặp đôi đố nhau.
+ CTHĐTQ yêu cầu các nhóm tham gia chơi “Đố bạn” trước lớp
2. Quan sát hình chữ nhật ABCD:
Việc 1: Em quan sát hình và trả lời các câu hỏi
- Hình chữ nhật ABCD gồm mấy ô vuông?
- Viết phép nhân vào chỗ chấm
- Đọc kĩ nội dung sau đó viết vào vở
- Tính diện tích bức tranh HCN có chiều dài 6cm, chiều rộng 3cm
Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ câu hỏi và nội dung trên
Việc 3: NT yêu cầu lần lượt các bạn chia sẻ nội dung
+ CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Như TLHDH
TV: BÀI 29A: BẠN QUYẾT TÂM LUYỆN TẬP NHƯ THẾ NÀO?(T1)
I. Mục tiêu:
- Đọc và hiểu bài Buổi học thể dục.
II.Chuẩn bị ĐD DH:
GV: TLHDH, máy chiếu, MT
HS: TLHDH,vở
III. Các hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- Chia sẻ trò chơi
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
1. Nói với bạn về trò chơi hay môn thể thao mà em thích.
Việc 1: Em nhớ và ghi lại trò chơi hay môn thể thao mà mình thích vào vở nháp.
Việc 2: Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình, nghe góp ý, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có)
Việc 3: Nhóm trưởng mời các bạn nêu ý kiến của mình, nếu có ý kiến khác biệt thì đề nghị giải thích rõ tại sao, nhóm trưởng cho các bạn thống nhất ý kiến.
- CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp, nhận xét
2. Nghe thầy cô đọc câu chuyện sau:
- Nghe cô giáo đọc bài, các bạn theo dõi, đọc thầm.
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Việc 1: Em đọc tìm từ và lời giải nghĩa
Việc 2: Một bạn nêu từ, một bạn nêu nghĩa của các từ và đổi vị trí cho nhau.
CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp
4. Nghe thầy cô hướng dẫn đọc
Việc 1: Em đọc các từ khó câu dài
Việc 2: Hai bạn đọc cho nhau nghe, nhận xét sửa sai khi đọc từ khó khi ngắt nghỉ câu dài
Việc 3: NT yêu cầu các bạn đọc lần lượt đọc câu, nhận xét bổ sung cho nhau
- CTHĐTQ điều hành các nhóm đọc từ khó câu dài giữa lớp, nhận xét
5. Đọc trong nhóm
Việc 1: Em đọc thầm đoạn
Việc 2: Em và bạn đọc nối tiếp đoạn, nhận xét bổ sung cho nhau
Việc 3: NT yêu cầu các bạn đọc nối tiếp từng đoạn, chia sẻ sau khi đọc
Chủ tịch HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ với nhau
6. Thảo luận trong nhóm để tìm một tên khác cho câu chuyện
Việc 1: Em đọc và trả lời câu hỏi viết vào giấy nháp tên khác cho câu chuyện
Việc 2: Em và bạn chia sẻ câu trả lời bổ sung cho nhau nếu có
Việc 3: NT yêu cầu các bạn trong nhóm chia sẻ, bổ sung cho nhau.
- CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ
- Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Đọc bài cho người thân nghe
TV: BÀI 29A: BẠN QUYẾT TÂM LUYỆN TẬP NHƯ THẾ NÀO?(T2)
I. Mục tiêu:
- Đọc và hiểu bài Buổi học thể dục
- Nghe - nói về chủ đề tập thể dục.
* Tích hợp KNS :
- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân, thể hiện sự cảm thông, đặt mục tiêu, thể hiện sự tự tin.
II.Chuẩn bị ĐD DH:
GV: TLHDH, máy chiếu, MT
HS: TLHDH,vở
III. Điều chỉnh hoạt động
1. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô:
- Tất cả cá HĐ thêm HĐCN
2. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh
3. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
-HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em đọc nắm trả lời câu hỏi, nói được một bài thể dục, nắm nội dung bài
-HSHTT: Giúp các em đọc và hiểu được ý nghĩa câu chuyện Buổi học thể dục
IV. Hoạt động ứng dụng;
Thực hiện theo sách HDH
HĐGDĐĐ: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC(T2)
I.Mục tiêu:
- Biết cần sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiểm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
- HSKG Biết vì sao cần sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Không đồng tình với hành vi sử dụng lãng phí hay làm ô nhiểm nguồn nước.
* Tích hợp :THBVMT, TNMT, BGHĐ, KNS
- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT(THBVMT, TNMT, BGHĐ)
- Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến bạn, xử lí thông tin, bình luận lựa chọn giải pháp tốt nhất, biết đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà trường.
II Tài liệu và phương tiện:
Vở VBT, Phiếu học tập
III/ Tiến trình:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- HS viết tên bài vào vở.
- HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
1. Xác định các biện pháp
Việc 1: Em nhớ và trình bày lại kết quả điều tra thực trạng và các biện pháp bảo vệ nguồn nước
Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ thực trạng điều tra của mình
Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ của mình
- CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp
2. Thảo luận nhóm
Việc 1: Em nhận phiếu đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do trong phiếu và hoàn thành phiếu
Nước sạch không bao giờ cạn.
Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
Nguồn nước cầ được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí.
Gây ô hiểm nguồn nước là phá hoại môi trường.
Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ thống nhất ý kiến
Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm
CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét
3. Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Các nhóm làm việc chọn bạn chơi
- CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm tham gia chơi chia sẻ sau khi chơi trước lớp, nhận xét bình chọn nhóm.
- Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ các nguồn nước sạch. Các vùng biển vùng hải đảo...để môi trường luôn sạch đẹp.
- Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tuyên truyền gia đình và mọi người bảo vệ nguồn nước .
Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2017
TIẾNG VIỆT: BÀI 29B: BẠN BI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status