Viêm gan siêu vi B & bà mẹ mang thai trong và ngoài nước - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Viêm gan siêu vi B & bà mẹ mang thai trong và ngoài nước



tÓM TẮT
DANH MỤC VIẾT TẮT
dANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: đẶT VấN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN Y VĂN
 3.1 Bệnh nguyên 5
 3.2 Một số đặc điểm dịch tễ học của VGSV B 8
 3.3 Các đường lây truyền của siêu vi viêm gan B 13
 3.4 Diễn tiến tự nhiên của VGSV B 14
 3.5 Một số đặc điểm của bệnh lý viêm gan
 siêu vi B ở bà mẹ mang thai 17
 3.6 Những nghiên cứu về đề tài “Viêm gan siêu vi B
 & bà mẹ mang thai” trong và ngoài nước 21
 3.7 Dự phòng siêu vi viêm gan B 24
 3.8 Một số xét nghiệm tìm HBsAg trong huyết thanh 25
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Thiết kế nghiên cứu 31
4.2 Dân số nghiên cứu 31
4.3 Cỡ mẫu 31
4.4 Phương pháp chọn mẫu 32
4.5 Phương pháp thu thập số liệu 32
4.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 36
4.7 Vấn đề y đức 36
cHƯƠNG 5: KẾT QUẢ
5.1 Tần suất HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai 37
5.2 Tần suất HBeAg(+) trên bà mẹ mang thai có HBsAg(+) 38
 5.3 Đặc điểm dịch tễ và tương quan với tình trạng HBsAg(+) 38
 5.4 Đặc điểm về tiền căn sản khoa, tiền căn bệnh gan, yếu tố nguy cơ và tương quan với tình trạng HBsAg(+) 44
CHƯƠNG 6: BÀN LUẬN
 6.1 Bàn luận kết quả 51
 6.2 Những hạn chế trong nghiên cứu 62
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 7.1 Tần suất HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai 63
 7.2 Tần suất HBeAg(+) trên những bà mẹ mang thai có HBsAg(+) 63
 7.3 Các yếu tố liên quan 63
 7.4 Đề xuất 64
PHỤ LỤC
 Bảng câu hỏi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh
Liều 2 vacxin B tiêm vào 1-2 tháng tuổi
Liều 3 vacxin B tiêm vào 6 tháng tuổi
Kiểm tra anti HBs và HBsAg vào lúc 9-15 tháng tuổi nếu âm tính cả hai thì lặp lại các mũi tiêm và kiểm tra lại cách đó khoảng 1- 2 tháng.
Lịch tiêm ngừa cho trẻ có mẹ mang HBsAg (-) theo khuyến cáo của Hoa Kỳ [22]
Liều 1 vacxin B tiêm sau sinh.
Liều 2 vacxin B tiêm vào 1-4 tháng tuổi.
Liều 3 vacxin B tiêm vào 6-18 tháng tuổi.
Thời gian có miễn dịch bảo vệ sau chủng ngừa ước tính vào khoảng 15 năm. Khả năng bảo vệ phụ thuộc vào nồng độ kháng thể anti HBs.
3.7.2 Biện pháp chung:
Kiểm soát nguồn lây trong bệnh viện: tiệt trùng đúng mức các công cụ y khoa (phẫu thuật, tiêm chích…) và kiểm tra SVVG B ở người cho máu. Đối với nhân viên y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp và thao tác khi thực hiện lấy bệnh phẩm hay các thủ thuật xâm lấn trên bệnh nhân nhiễm SVVG B.
Kiểm soát nguồn lây trong gia đình: tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải, đi tiệm cắt móng tay…
Phòng chống các tệ nạn xã hội như tiêm chích ma túy, mại dâm.
3.8 Một số xét nghiệm tìm HBsAg và HBeAg trong huyết thanh:
3.8.1 Nguyên lý cơ bản kỹ thuật miễn dịch phóng xạ pha rắn (SP RIA)
Kit IMK-413 sử dụng nguyên lý bánh kẹp « Sandwich » : kháng thể –kháng nguyên –kháng thể để đo mức độ HBsAg trong huyết thanh.
- Kháng thể thứ nhất là kháng thể kháng nguyên bề mặt SVVG B (anti-HBs) thu được từ ngựa sau khi gây miễn dịch cho ngựa bằng HBs tái tổ hợp. Kháng thể thứ nhất được gắn với các viên bi polysterene làm giá đỡ cho quá trình liên kết tiếp theo của phản ứng kháng nguyên-kháng thể. Được gọi là « pha rắn »
Minh họa:
- Kháng nguyên : là HBsAg cần xác định. Minh họa:
- Kháng thể thứ hai ở dạng dung dịch là kháng thể đơn dòng kháng HBs được gắùn với chất đánh dấu là : 125 I gọi là dung dịch « tracer ». Minh hoạ :
huyết thanh ủ với pha rắn ở nhiệt độ 450c trong 2 giờ
Nếu trong huyết thanh có hbsag sẽ liên kết với kháng thể cố định trên pha rắn
kháng thể có gắn 125 I SẼ LIÊN KẾT VỚI HBsAg. SAU KHI RỬA SẠCH LOẠI BỎ PHẦN KHÔNG GẮN, ĐEM ĐO TÍNH PHÓNG XẠ TRÊN MÁY ĐẾM GAMMA
cho tracer ủ với pha rắn đã qua bước 1
Số xung (cpm) đo được ở các mẫu xét nghiệm và các chứng (control) được máy tính xử lý theo chương trình điện toán của EAIA để xác định mẫu xét nghiệm có HBsAg hay không.
Phương pháp xét nghiệm HBsAg one – Step test:
Nguyên lí của xét nghiệm HBsAg one – Step test:
HBsAg test sử dụng phương pháp xét nghiệm miễn dịch gắn men (EIA: Enzyme Immuno Assay) kiểu “kẹp” (Sandwich)
(1) Hoá chất bố trí trên màng thấm của que thử ở 3 vị trí:
- Vị trí thứ nhất gần nơi tiếp xúc bệnh phẩm. Nơi đây để sẵn phức hợp KT – CGP (Kháng thể đa dòng gắn với tiểu thể vàng dạng keo (collodial gold particle) có màu hồng.
- Vị trí thứ 2 gắn cố định kháng thể đơn dòng đặc hiệu của người, bắt giữ HBsAg. Kháng thể được gắn thành dải hẹp nằm suốt chiều ngang que thử gọi là vạch T (Test).
- Vị trí thứ ba gắn cố định kháng thể đa dòng bắt giữ phức hợp KT – CGP. Kháng thể đa dòng được gắn thành dải ngang hẹp gọi là vạch C (Control: chứng).
(2) Nguyên lý vận hành của phương pháp xảy ra như sau:
Đầu que thử tiếp xúc với bệnh phẩm, theo lực mao dẫn, huyết thanh sẽ di chuyển lên theo màng thấm. Phức hợp KT – CGP được hòa vào dung dịch huyết thanh nếu bệnh phẩm có mặt HBsAg thì tại đây xảy ra phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể tạo ra phức hợp HBsAg + KT-CGP.
Phức hợp này di chuyển theo lực thẩm thấu. Đến vị trí thứ 2 tại vùng T, kháng thể đơn dòng đặc hiệu sẽ bắt giữ HBsAg tạo ra phức hợp kép KT + HBsAg + KT-CGP. Vạch màu hồng xuất hiện tại T.
Lượng phức hợp màu hồng KT-CGP không bị bắt giữ tại T tiếp tục di chuyển đến vị trí thứ 3. Tại C xảy ra phản ứng kết hợp KT + CGP-KT, một vạch hồng nữa xuất hiện tại C.
Như vậy vạch C luôn luôn xuất hiện để chứng tỏ sự thẩm thấu của màng, hoạt chất sinh học của các phức hợp gắn trên que thử là hoàn toàn.
Các bước tiến hành xét nghiệm:
(1) Lấy bệnh phẩm:
- Bệnh phẩm là huyết thanh hay huyết tương được lấy theo phương pháp y học.
- Bệnh phẩm phải trong, không bẩn, không có chất tủa đục và nhiễm khuẩn. Khi chưa sử dụng ngay có thể cất giữ ở 2-80 C hoạt làm đông lạnh.
(2) Chuẩn bị xét nghiệm:
- Đem toàn bộ bệnh phẩm và que thử còn nguyên trong bao kín để ở nhiệt độ phòng 20-300 C trước khi xét nghiệm 30 phút.
(3) Tiến hành xét nghiệm:
- Xé bao nhôm ở chỗ quy định, lấy que ra khỏi bao. Chưa làm ngay nên chưa xé bao để tránh tác động độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ.
- Nhúng đầu que từ từ theo chiều mũi tên vào dung dịch huyết thanh. Không quá vạch mũi tên. hay có thể để que thử lên mặt phẳng, dùng pipette hút bệnh phẩm nhỏ từng giọt lên phầøn que thử dành cho tiếp xúc với huyết thanh (khoảng 4 giọt – 200 ml).
- Quan sát sự thấm dần của huyết thanh rồi đọc kết quả
Đọc kết quả:
(1) Bệnh phẩm dương tính với HBsAg khi chỉ có một vạch hồng tại T và một vạch hồng tại C.
(2) Bệnh phẩm âm tính với HBsAg khi chỉ có một vạch hồng xuất hiện tại C.
(3) Kết quả không được công nhận khi không có vạch hồng xuất hiện tại C. Phải làm lại bằng que thử khác .
(4) Thời gian đọc kết quả trong vòng 10 phút kể từ khi que thử tiếp xúc với bệnh phẩm .
3.8.3 Kỹ thuật ELISA phát hiện HBsAg:
Nguyên tắc của kỹ thuật ELISA phát hiện HBsAg: Gắn kháng thể đơn clôn chống HBsAg (HBsAb) vào ổ tráng của bảng chất dẻo.
(1) Cho huyết thanh của bệnh nhân (có HBsAg): HBsAg sẽ kết hợp với HBsAb đã cố định trên bảng.
(2) Sau khi rửa kỹ các ổ tráng, cho vào kháng thể đặc hiệu chống HBsAg đã được gắn trước chất men, kháng thể cộng hợp men này sẽ kết hợp với kháng nguyên và phản ứng được phát hiện cơ chất sinh màu của men (subtrat chromogène) .
Kỹ thuật ELISA :
- Cho 100µl huyết thanh, 100µl chứng vào mỗi giếng đã được chọn.
- Thêm vào mỗi giếng 50µl dung dịch cộng hợp đậy kín.
- Ủ 60 phút ở 37C trong tủ ấm khô lắc.
- Rửa 5 lần với dung dịch rửa.
- Thêm 100µl dung dịch hiện màu vào mỗi giếng, đặt trong tối 30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Thêm 100µl dung dịch ngừng phản ứng HSO1N vào mỗi giếng, đọc kết quả bằng máy ở bước sóng 450 / 620 nm trong vòng 30 phút.
Đọc kết quả: Đọc kết quả bằng giá trị ngưỡng tính theo công thức cut-off = CO = ODR3 + 0,04.
Trong đó ODR3 là giá trị trung bình của chứng âm.
- Các mẫu có giá trị quang nhỏ hơn giá trị ngưỡng là âm tính.
- Các mẫu có giá trị quang lớn hơn giá trị ngưỡng là dương tính.
3.8.3 Kỹ thuật ELISA phát hiện HBeAg:
Nguyên tắc của kỹ thuật ELISA phát hiện HBeAg: Nguyên tắc tương tự kỹ thuật ELISA phát hiện HBsAg.
(1) Cho huyết thanh của bệnh nhân (có HBeAg): HBeAg sẽ kết hợp với HBsAb đã cố định trên bảng.
(2) Sau khi rửa kỹ các ổ tráng, cho vào kháng thể đặc hiệu chống HBeAg đã được gắn trước chất men, kháng thể cộng hợp men này sẽ kết hợp với kháng nguyên và phản ứng được phát hiện cơ chất sinh màu của men (subtrat chromogène) .
Kỹ thuật ELISA :
- Lấy ra số ổ tráng cần dùng, để lên giá đỡ. Ghi số liệu lên giếng để nhận dạng bệnh phẩm.
- Cho 100µl huyết thanh, 100µl chứng vào mỗi giếng đã được chọn.
- Ủ 120±5 phút ở 37±2C trong tủ ấm khô lắc.
- Rửa 4 lần với dung dịch rửa.
- Thêm 100µl dung dịch hiện màu vào mỗi giếng, đặt trong tối 30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Cho chất tạo màu 100µl vào mỗi ổ tráng.
- Ủ ở nhiệt độ 18-25C trong 30 ± 2 phút
- Thêm 100µl dung dịch ngừng phản ứng HSO1N vào mỗi giếng, đọc kết quả bằng máy ở bước sóng 450 / 620 nm trong vòng 2 giờ.
Đọc kết quả: Đọc kết quả bằng giá trị ngưỡng tính theo công thức COV=0,5(Ncx+LPCx)
- Các mẫu có giá trị quang nhỏ hơn giá trị ngưỡng là âm tính.
- Các mẫu có giá trị quang lớn hơn giá trị ngưỡng là dương tính.
CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
4.2 Dân số nghiên cứu:
4.2.1 Dân số mục tiêu:
Những bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu.
4.2.2 Dân số nghiên cứu:
Những bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian từ 09/03/2003 đến 30/08/2003.
4.3 Cỡ mẫu:
Chúng tui tiến hành nghiên cứu theo thiết kế nghiên cứu cắt ngang, nên công thức được dùng để tính cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu:
N =
Với:
a = 0,05 xác suất của sai lầm loại I
d = 0,026 độ chính xác tuyệt đối
Z1- a/2= 1,96 ở mức chọn = 0,05
p = 0,099 (tỉ lệ HBsAg(+) trên những bà mẹ mang thai theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng năm 1995 là 9,9% (n= 505)).
Vậy n = 505 người
Do chúng tui chọn mẫu theo cụm nên để tăng tính thay mặt cho cỡ mẫu, chúng tui sẽ lấy 505x2 =1.010 người.
4.4 Phương pháp chọn mẫu:
4.4.1 Tiêu chuẩn chọn:
Những bà mẹ mang thai ≥16 tuần đang sinh sống tại tỉnh Bạc Liêu.
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
4.4.2 Tiêu chuẩn loại:
Những bà mẹ mang thai không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Những bà mẹ mang thai <16 tuần
4.4.3 Cách chọn mẫu:
Trong nghiên cứu này, chúng tui đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm, với đơn vị cụm là xã/thị trấn.
Tỉnh Bạc Liêu có 55 xã/thị trấn, giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Do đặc thù của vùng bán đảo Cà Mau, dân cư sống theo bờ kênh rạch chằng chịt ; điều kiện nhân lực, kinh tế, thời gian...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status