Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam



 
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DNVVN VÀ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP 2
I. Khái niệm, tiêu thức phân loại, ưu thế của DNVVN 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm của DNVVN 4
1.3.Ưu thế và vai trò của DNVVN 5
II. Lý luận chung về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 6
2.1. Khái niệm về hội nhập 6
2.2. Tính tất yếu của hội nhập 8
2.3. Những thành công bước đầu 9
2.4. Trở ngại trên đường đua hội nhập 10
III. Kinh nghiệm một số nước trong việc phát triển DNVVN 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNVVN Ở VIỆT NAM 17
I. Quá trình phát triển của DNVVN 17
1.1. Các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp 17
1.2. Về các DNVVN trong khu vực nông thôn. 19
II. Những hạn chế và vướng mắc trong chính sách phát triển DNVVN 21
2.1. Những vướng mắc và cản trở trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh 21
2.2. Những vướng mắc và hạn chế trong quá trình phát triển các DNVVN 24
3.Về tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô tới hoạt động của các DNVVN 31
3.1.Chính sách thương mại .30
3.2.Chính sách công nghiệp . 31
3.3. Chính sách tài chính tiền tệ. 32
3.4. Chính sách đầu tư : 33
3.5. Chính sách công nghệ đào tạo : 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DNVVN Ở VIỆT NAM 35
1. Thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp 35
2.Ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để tạo ra một cơ sơ dữ liệu tập trung thông tin các doanh nghiệp và công ty đã đang ký và công khai những thông tin đó ra cho dân chúng. 37
3. Tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho các DNVVN 38
4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế 41
5.Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính ,vốn và tín dụng. 43
6. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai 45
7. Về chính sách công nghệ 46
8. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc phát triển DNVVN 47
VIII. Thị trường hoá các khoản nợ 49
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 52
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


về cả số tương đối lẫn tuyệt đối so với các loại khác. Với doanh nghiệp hộ gia đình, vốn bình quân là 921 USD, với các DN tư nhân là 2. 513 USD (Báo cáo của bộ lao động và thương binh xã hội. NXB khoa học và kỹ thuật HN- 1998. )
Theo số liệu điều tra cho thấy vốn của các DNVVN trong nông nghiệp miền Nam cao hơn miền Bắc. Mức thấp về vốn ban đầu không phản ánh những nhu cầu về vốn thấp và khác nhau, nhưng đó là kết quả của việc thiếu hỗ trợ về tín dụng. Trên 80% số DN được bộ lao động và thương binh xã hội khảo sát cho thấy chủ yếu họ dựa vào vốn tự có và vốn vay không lãi của bạn bè, họ hàng khi lập doanh nghiệp. Với doanh nghiệp hộ gia đình, con số này là 87% và với DNTN là 75%. Vốn tự có và vốn vay không trả lãi của chung các DNVVN khu vực nông thôn chiếm 90% vốn ban đầu. Nguồn vốn vay ngoài chủ yếu là vay tư nhân có trả lãi, khoảng 5.6% doanh nghiệp hộ gia đình và 19.4%DNTN huy động vốn bằng phương pháp này. Tuy nhiên mức đóng góp bình quân của loại nguồn vốn này trong tổng vốn ban đầu của một DNVVN khu vực nông thôn hầu như hoàn toàn dựa vào khả năng quy mô của các nguồn vốn tự có, có thể đầu tư mà không trông mong gì vào khoản dự kiến thu hồi hay mục tiêu yêu cầu vốn. Đối với nền kinh tế nói chung điều đó gây hậu quả nghiêm trọng, hơn nữa làm tăng chứ không giảm khác biệt về thu nhập và phân phối ở trong vùng cũng như trong từng hộ gia đình và toàn bộ cộng đồng ở nông thôn.
Trình độ lao động và lương của khu vực này tương đối thấp, 26.5%số lao động trong các doanh nghiệp hộ gia đình có trình độ lớp 6 phổ thông trở lên, chỉ có 16. 6% lao động có trình độ lớp 10.Theo bộ lao động và thương binh xã hội điều tra thì có 8.1% số doanh nghiệp thuê lao động trả lương và trung bình số lao động làm thuê chỉ chiếm 6.1% tổmg lực lượng lao động.DNTN ở nông thôn cũng như vậy phụ thuộc phần lớn vào lao động hộ gia đình, chiếm 43.6% tổng lực lượng lao động. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là trong địa phương. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nông thôn với khách hàng ít mật thiết hơn so với hệ thống các DNVVN trong nền kinh tế nói chung, họ ít sản xuất theo đơn đặt hàng và không có các hợp đồng phụ. Mặt khác khu vực này lại không có mối quan hệ với khu vực doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước chỉ cung cấp dưới 10% đầu vào cho doanh nghiệp khu vực nông thôn và mua sản phẩm với tỷ lệ ít hơn 10%.
Trong sự phát triển của mình khó khăn về thị trường là một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất bên cạnh khó khăn về vốn. Điều này được thể hiện ở hai mặt:
Thứ nhất: Do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng các DNVVN ngành nghề nông thôn bị cạnh tranh mạnh mẽ. Vốn ít, công nghệ kém làm họ không thể cạnh tranh hữu hiệu.
Thứ hai: Sự chia cắt kinh tế qua nhiều thị trường địa phương làm hạn chế doanh nghiệp mở rộng ra các thị trường bên ngoài khu vực của mình. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ phải chịu hậu quả khi sản xuất ra sản phẩm vượt quá nhu cầu thị trường, địa phương.
Tóm lại: Nhiều nguyên nhân chúng ta phải đặc biệt chú ý tới DNVVN ở nông thôn. Các doanh nghiệp này đóng vai trò cực kỳ quan trọng như một phương tiện đa dạng hoá thị trường kinh tế và lao động nông thôn, là giải pháp tốt để giải quyết tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp, góp phần giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị về thu nhập và mức sốngHơn nữa, sự phát triển năng động và sự đa dạng hoá kinh tế nông thôn là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn cản dòng người từ nông thôn ra thành thị, giảm mật độ tăng dân số cho khu vực đô thị. Thực tế hiện nay ở Việt Nam các DN ngành nghề nông thôn nhìn chung gặp nhiều hạn chế và chưa có được sự quan tâm đúng mức của nhà nước song lại phải gánh vác vai trò quan trọng trên.
II. Những hạn chế và vướng mắc trong chính sách phát triển DNVVN
Theo bà Phạm Chi Lan- Phó chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì trên thế giới ngay cả ở những nước tiên tiến nhất, nơi có những tập đoàn lớn đang hoạt động thì đa số cũng là DNVVN. Chẳng hạn 70% doanh nghiệp ở Mỹ là DNVVN. Còn ở Đức, Nhật thì tỷ lệ này là lên tới 75-80%. Như vậy các nước dù phát triển cao đến mấy thì họ vẫn coi DNVVN là xương sống của nền kinh tế. Nhận thức rõ ràng rằng loại hình doanh ngiệp này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng chỉ một số nước phát triển là chú trọng đầu tư còn các nước đang phát triển chưa quan tâm đúng mức mà nước ta là một trong số đó.
2.1. Những vướng mắc và cản trở trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh
Theo thống kê chưa đầy đủ của bộ kế hoạch và đầu tư mới chỉ tính đến ngày 30-4-1999 cả nước có trên 200 loại giấy phép hành nghề. Lệ phí giấy theo quy định bình quân khoảng 300-500 ngàn đồng nhưng thực tế người xin phép đầu tư phải chi thêm cho cơ quan giấy phép trực tiếp hay qua khâu trung gian, chi cao nhất gần 8 lần so với mức trên giấy tờ, mức cao nhất lên đến 9.5 triệu đồng. Thời hạn cấp giấy phép nhiều khi kéo dài từ 2-4 năm.
Nguyên nhân cơ bản do sự chuyên quyền tuỳ tiện của UBND trong việc ra quyết định thành lập và không ít những yêu cầu mơ hồ, không rõ ràng trong thủ tục thành lập. Chính sự không rõ ràng này làm cho việc ra quyết định không dựa trên một cơ sở hay hướng dẫn cụ thể nào nên người có trách nhiệm ở cấp dưới thường xuyên xin chỉ đạo từ cấp trên, khi đó cấp trên lại phải tiến hành bàn bạc trao đổi và thống nhất ý kiến với nhau khi ra quyết định. Nên việc duy nhất mà nhà đầu tư có thể làm là ngồi chờ hồi âm của các cơ quan có thẩm quyền.
Bảng Các thủ tục cần thiết khi xin giấy phép thành lập doanh nghiệp
STT
Giấy tờ chứng nhận, yêu cầu khác
Các cơ quan
1
Đơn xin thành lập
Nộp cho văn phòng UBND tỉnh, thành phố
2
Phương án kinh doanh
nt
3
Dự thảo điều lệ
nt
4
Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú
Do UBND phường, xã nơi nhà đầu tư thường trú cấp
5
Giấy chứng nhận không phạm tội
Do UBND phường, xã nơi nhà đầu tư thường trú cấp
6
Giấy chứng nhận không mất trí
Do bệnh viện, bệnh xá địa phương cấp
7
Giấy xác nhận về trụ sở giao dịch
Do UBND phường, xã nơi sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh cấp
8
Giấy xác nhận tiền gửi ngân hàng của vốn bằng tiền mặt
Do ngân hàng cấp
9
Giấy xác nhận giá trị tài sản, hiện vật góp vốn
Do cơ quan công chứng cấp
10
Giấy chứng nhận công ty đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với ngành nghề kinh doanh và việc phê chuẩn phương án kinh doanh
Do các phòng ban chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực mà công ty dự định tiến hành của UBND tỉnh, thành phố cấp
Trước ngày 1-8-1998, thủ tục thành lập doanh nghiệp được tiến hành theo hướng dẫn của Nghị định 222/HĐBT ngày 23/7/1991. Theo đó, ngoài đơn nhà đầu tư phải làm đủ từ 8 đến 10 loại chứng nhận khác nhau trong mỗi giai đoạn thành lập và đăng ký kinh doanh. Như vậy, để thành lập một doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xin ít nhất 20 loại giấy tờ và con dấu khác nhau. Đối với mỗi loại giấy chứng nhận, ít nhất họ phải đến cơ quan nhà nước hai lần, một lần để “xin” và một lần để “cho”. Thường thì họ phải đi lại nhiều lần để bổ sung các giấy tờ hay thông tin theo yêu cầu của người có thẩm quyền. Mà ở mỗi tỉnh thì nơi tổ chức nhận đơn và xét cấp giấy chứng nhận kinh doanh lại không giống nhau.
Ngày 1/8/1998 Thông tư liên bộ số 05/1998/TTLB-KH-ĐT-TB của Bộ kế hoạch- đầu tư và Bộ tư pháp quy định thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh doanh nghiệp và công ty, chính thức có hiệu lực. Đây là cố gắng lớn nhằm nới lỏng tối đa các thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh trong phạm vi điều chỉnh của Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân theo hướng:
- Sở Kế hoạch và đầu tư được bổ nhiệm làm cơ quan đầu mối duy nhất điều phối thâu tóm toàn bộ quá trình thành lập và đăng ký kinh doanh.
- Giảm bớt các giấy tờ và thủ tục liên đới.
- Các thủ tục và thời gian đối với việc xin thành lập doanh nghiệp đã phù hợp hơn. Các quy định mới đã xác định một trình tự rõ ràng và một thời gian hợp lý cho việc thành lập một công ty hay doanh nghiệp tư nhân.
- Nghiêm cấm các UBND ban hành các văn bản hướng dẫn thêm về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây là một cố gắng lớn được mọi người ủng hộ nhằm duy trì áp dụng một thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản hợp lý và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Những chuyển biến mới mẻ trên đã làm giảm bớt đáng kể những gánh nặng cho nhà đầu tư và các viên chức nhà nước, đẩy nhanh quá trình thành lập doanh nghiệp. Song vẫn còn một số hạn chế:
- Các thủ tục thành lập được thực hiện ở cấp quá cao với quyền hạn lớn. Chẳng hạn các UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ xét duyệt thành lập các công ty và doanh nghiệp tư nhân. Song ở hầu hết các nước, nhiệm vụ này được giao cho nhân viên chuyên trách theo những thủ tục thông thường đã được quy định, tiến hành xem xét đơn và bảo đảm rằng các thông tin cần thiết đã được cung cấp đủ trong đó và sau đó tiến hành đăng ký thành lập cho công ty, trừ một số ít trường hợp cần có sự cho phép đặc biệt. Đương nhiên, các UBND cần giám sát sự thi hành đối với các văn phòng đăng ký kinh doanh chuyên ngành như đối với tất cả các cơ quan trực thuộc. Nếu giảm...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status