Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội



Lời mở đầu 1
Chương I. Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và công tác giám định -bồi thường trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 3
I. Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển đường biển 3
II. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 5
1. Rủi ro 5
2. Tổn thất 10
2.1. Căn cứ vào quy mô, mức độ xảy ra tổn thất thì có hai loại là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ 10
2.2. Nếu phân loại theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất bao gồm tổn thất và tổn thất chung 11
III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 13
1. Đối tượng bảo hiểm 14
2. Điều kiện bảo hiểm 15
3. Giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm 17
IV. Công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biênr 19
A. Công tác giám định 19
1. Vai trò của công tác giám định 19
2. Yêu cầu giám định 22
3. Quy định giám định 24
B. Công tác bồi thường 35
1. Vai trò 35
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ét quyết định bồi thường cuối cùng.
Sau khi nhận được tiền bồi thường và thông báo chấp nhận bồi thường từ phía Công ty bảo hiểm Hà Nội, Tổng Công ty làm công văn thông báo bồi thường cho khách hàng, vào sổ bồi thường đại lý và tiến hành thủ tục chuyển trả tiền cho khách hàng sau khi trừ đi phần phí đại lý của đại lý Bảo Việt.
Bước3. Tính toán bồi thường
Sau khi xác định được tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm tức là mặt định tính, thì công việc tiếp theo của người giải quyết khiếu nại là xem xét mức độ tổn thất và tính toán bồi thường của người bảo hiểm, tức là định lượng. Đây là khâu công việc quan trọng có tính quyết định đến mức độ bù đắp của người bảo người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa được bảo hiểm. Có thể có các trường hợp sau:
a. Tổn thất toàn bộ: bao gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính. Bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Đơn bảo hiểm.
b. Tổn thất bộ phận: Căn cứ vào biên bản Giám định hay các chứng từ pháp lý khác có xác nhân của người gây ra tổn thất về số lượng hàng bị mất mát, hao hụt, hư hỏng hay giảm giá trị thương mại. Chuyên viên bồi thường phân chia tổn thất thành ba loại và tính toán cụ thể như sau:
b1. Tổn thất số lượng ( trường hợp không giao hàng, mất trộm mất cắp, thiếu hụt )
Nếu giá trị của từng đơn vị hàng bằng nhau:
Số tiền bồi thường =
- Nếu giá trị hàng của từng đơn vị khác nhau:
STBT =
b2. Tổn thất chất lượng ( các trường hợp như rỉ, đỏ vỡ, hư hỏng...)
Đối với tổn thất chất lượng, có ba cách tính toán bồi thường đó là bồi thường giảm giá trị thương mại, bồi thường tổn thất trừ phần cứu với được và thoả thuận bồi thường riêng.
- Giảm giá trị thương mại: Chuyên viên bồi thường tính toán số tiền khiéu nại bằng cách nhân số tiền bảo hiểm của hàng hoá bị tổn thất với tỷ lệ phần trăm giảm giá trị thương mại.
- Tổn thất trừ phần cứu với: Chuyên viên bồi thường sẽ tính số tiền bồi thường là số chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm của hàng hoá bị tổn thất cứu vớt được, thường áp dụng trọng trường hợp phải bán hàng để hạn chế tổn thất.
- Thoả thuận bồi thường tổn thất riêng: áp dụng trong trường hợp khách hàng không chấp nhận tỷ lệ giảm giá trị thương mại do Chuyên viên bồi thường hay giám định viên đưa ra. Khi đó sẽ áp dụng cách tính này để tránh tranh chấp bồi thường giữa Công ty bảo hiểm và người đọc bảo hiểm
STBT =
b3. Sửa xhữa máy móc thiết bị: Nếu không có giá trị chi tiết phụ tùng thì bồi thường theo giá sửa chữa hay giá chi tiết tương tự của hợp đồng khác
c. Tổn thất về chi phí: Ngoài tổn thất hàng do những rủi ro được bảo hiểm gây nên, những chi phí hợp lí sau đây cũng sẽ được bồi thường
+ Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất: bao gồm những chi phí cần thiết hợp lí đã chi ra nhằm ngăn ngừa tổn thất hay bảo vệ hàng bị tổn thấ khi gặp rủi ro bảo hiểm. Tổng những chi phí này không được vượt quá số tiền bảo hiểm, thường bao gồm các chi phí như chi phí đóng gói, thay bao bì cứu hàng, bán hàng, lưu kho bãi, gửi tiếp hàng về cảng đích...
+ Chi phí riêng: là những chi phí được chi ra bởi ngưòi được bảo hiểm hay người thứ ba nhân danh người được bảo hiểm và chi phí này không thuộc chi phí tổn thất chung hay chi phí cứu hộ hay chi phí đề phòng tổn thất. Chi phí riêng thông thường là chi phí dỡ hàng, bảo quản và xếp lại hàng tại cảng lánh nạn.
+ Chi phí đóng góp tổn thất chung
+ Chi phí cứu hộ
+ Chi phí khác: Như chi phí giám định, phục vụ giám định hay kiểm tra lại tai nạn làm tổn thất hàng. Chi phí này chỉ được thanh toán khi nào tổn thất được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.
* Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm thì tính toán bồi thường theo tỷ lệ. Nếu số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm thì phần cao hơn không có giá trị bồi thường
* Đối với vụ tổn thất phức tạp có số tiền bồi thường lớn, phải có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Phong trước khi trình Lãnh đạo Tổng Công ty. Tùy từng trường hợp có thể thám khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật (nếu cần).
* Đối với trường hợp đóng góp tổn thất chung: sau khi nhận được bản phân bổ tổn thất chung từ người tính toán phân bổ tổn thất chung do chủ tàu chỉ định, Chuyên viên nghiệp vụ kiểm tra xem việc phân bổ có đúng và phù hợp với luật chi phối tổn thất chung được quy định trong vận tải đơn hay hợp đồng chuyên chở hay không. Nếu việc phân bổ đó chưa đúng hay có ý kiến gì khác thì trao đổi lại với nhà phân bổ để điều chỉnh lại
* Một số ví dụ về tính toán tính toán bồi thường
Ví dụ1:
- Người được bảo hiểm:Công ty sản xuất và dịch vụ vật tư kỹ thuật
Hàng hóa : 1000 tấn lúa mì chở rời nhập khẩu theo giá FOB
Giá trị bảo hiểm: $ 500.000
ĐIều kiện “A”
Thiếu hụt trọng lượng 20 tấn hay 2%
STBT: $ 500.000 x ( 2% - 1% ) = $ 5000
Ví dụ 2:
Người được bảo hiểm là Công ty vật tư khoa học ký thuật ( LASICO., LTD)
Hàng hóa : 02 máy nước cất HAMILTON
STBH : 93.000.000 VND
Mức độ tổn thất: Vỡ 03 ống sịnh hàn
Đơn bảo hiểm: 01/HNK/HAN-2001
STBT chính là giá trị thay thế mới của 03 ống sinh hàn : 13.500.000 VND
Bước 4: Trình duyệt
Chuyên viên bồi thường làm tờ trình duyệt bồi thường trong đó phân tích nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm và cách tính số tiền bồi thường, nêu rõ lý do chấp nhận bồi thường hay từ chối, lý do tăng giảm số tiền bồi thường, đòi người thứ ba... Lãnh đạo Phòng ký trình Lãnh đạo Tổng Công ty.
Nội dung của tờ trình duyệt bồi thường bao gồm các nội dung sau:
+ Tên người được bảo hiểm
+ Đối tượng được bảo hiểm
+ Đơn bảo hiểm số: Thời hạn bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm...
Đã thanh toán phí bảo hiểm ngày:...
+ Tóm tắt sự kiện bảo hiểm
+ ý Kiến phòng nghiệp vụ
+ Số tiền bồi thường
+ Số tiền khấu trừ/ Số tiền đã tạm ứng
+ Xác nhận của phòng kế toán.
+ Đóng góp ý kiến của các phòng liên quan (Pháp chế, Phòng quản lý...)
Đối với những vụ phức tạp có thể đề suất chuyển qua lấy ý kiến của Phòng Tổng hợp Pháp chế và các phòng có liên quan.
Chuyển Phòng Kế toán xác nhận số phí bảo hiểm của đơn bảo hiểm đã được thanh toán.
Trường hợp có ý kiến trái ngược, cần xem xét lại để có ý kiến thống nhất trước khi trình Lãnh đạo Tổng Công ty.
Sau khi Lãnh đạo Tổng Công ty đồng ý bồi thường, lập bản thanh toán bồi thường hay làm công văn thông báo cho khách hàng biết về việc giải quyết hồ sơ khiếu nại. Vào sổ thanh toán bồi thường
Chuyên viên bồi thường làm tờ trình duyệt cho Lãnh đạo phòng ký (Nếu thuộc phân cấp của phòng)
Trường hợp trên phân cấp thì Lãnh đạo Phòng phải trình lên cấp trên xét
Sau đó chuyển phòng kế toán xác nhận sốphí bảo hiểm của đơn bảo hiểm đã được thanh toán
Bước 5: Thông báo bồi thường
Bước 6: Đòi người thứ ba, xử lý tài sản hỏng (nếu có)
Chương II
Thực trạng công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Hà nội
I Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bảo hiểm Hà Nội.
Công ty bảo hiểm Hà Nội thành lập năm 1980 theo quyết định 1125/QD-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài Chính và trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.Với nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội .Khi mới thành lập có tên là chi nhánh bảo hiểm Hà Nội đến ngày 17/02/1989 Bộ Tài Chính đã ra quyết định chuyển chi nhánh bảo hiểm Hà Nội thành Công ty bảo bảo hiểm Hà Nội
Trải qua 21 năm liên tục, Công ty đã không ngừng lớn mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.Từ lúc đầu thành lập chỉ có 10 cán bộ với 1 phòng nhỏ làm trụ sở ,đến nay bảo hiểm Hà Nội đã trở thành một đơn vị kinh tế hùng mạnh với đội ngũ gần 160 cán bộ bảo hiểm ,trụ sở chính khang trang ,mười hai văn phòng thay mặt ở tất cả các quận huyện ,cùng với mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ kín các địa bàn dân cư của thành phố. Công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trở thành một trong những đơn vị chủ lực của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh của Tổng công ty, và nhà nước giao cho. Năm nào công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh số, và tỷ lệ tích lũy, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam nói riêng và của ngành bảo hiểm nói chung
Công ty Bảo hiểm Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn thủ đô Hà Nội bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại Tổng công ty bảo Hiểm Việt Nam
+ Bảo hiểm tai nạn con người.
+ Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
+ Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
+ Bảo hiểm tai nạn khách du lịch
+ Bảo hiểm tai nạn hành khách
+ Bảo hiểm ô tô, xe máy( trách nhiệm dân sự, vật chất xe )
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
+ Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm của chủ tầu
+ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
+ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
+ Bảo hiểm học sinh
+ Bảo hiểm vận chuyển tiền
+ Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
+ Bảo hiểm trộm cắp
+ Bảo hiểm thăm dò và khai thác ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status