Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2
I. Khái niệm 2
II. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2
1. Công nghệ sản xuất 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Vai trò và tác động của công nghệ đối với đời sống kinh tế - xã hội 4
a. Vai trò của công nghệ 4
b. Vai trò của công nghệ đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và đối với doanh nghiệp 4
2. Chất lượng sản phẩm 5
2.1. Khái niệm và đặc điểm về chất lượng sản phẩm 5
a. Khái niệm 5
b. Đặc điểm 6
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 6
a. Trên góc độ người tiêu dùng 6
b. Trên góc độ người sản xuất 6
2.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm 7
3. Cung ứng nguyên vật liệu 8
3.1. Vị trí của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu 8
3.2. Vai trò của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu 8
4. Chiến lược vốn 10
5. Chiến lược nguồn nhân lực 11
6. Kênh phân phối và chiến lược Marketing 12
6.1. Kênh phân phối 12
6.2. Chiến lược marketing 13
7. Yếu tố giá cả của sản phẩm 14
7.1. Định nghĩa về giá cả 14
7.2. Chiến lược giá 15
8. Thương hiệu sản phẩm 15
8.1. Khái niệm thương hiệu 15
Lời mở đầu
Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía. Ngành mía đường Việt Nam trong những năm qua đã góp phần đáng kể cho việc thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Kể từ khi thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường, ngành mía đường của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn 1995-2002 sản lượng đường công nghiệp bình quân hàng năm tăng 33.9%, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng đã tăng mạnh nhưng vẫn cao hơn mức tăng sản lượng khoảng 10-11%. Việc cầu vượt xa cung đã tạo điều kiện cho tình trạng đường nhập lậu ngày càng gia tăng, gây mất ổn định cung cầu đường trong nước, gây ra nhiều khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam.
Hơn nữa trong những năm tới, Việt Nam phảI cam kết mở cửa thị trường nội địa theo yêu cầu cắt giảm thuế nhập khẩu và bãI bỏ hàng rào phi thuế quan của khu vực tự do mậu dịch ASEAN và tổ chức thương mại quốc tế WTO.Việc gỡ bỏ bảo hộ sản xuất sẽ gây áp lực lớn hơn cho các doanh nghiệp mía đường Việt Nam. Thứ trưởng thường trực Bộ thương mại Phan Thế Ruệ cho biết khi Việt Nam gia nhập WTO không những mức thuế giảm xuống, các rào cản phi thuế quan dần được gỡ bỏ mà cả quyền kinh doanh (nhập khẩu- phân phối) cũng được giao cho các doanh nghiệp nước ngoàI “Cục diện ngành mía đường sẽ thay đổi và ở đó chỉ có những doanh nghiệp sản xuất đường với giá thành hạ, chất lượng cao và tổ chức hệ thống phân phối tốt mới có thể tồn tại được, số còn lại không cạnh tranh được sẽ chết”
Bài viết của em về vấn đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam” gồm những nội dung sau:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng và phương hướng nâng cao năng lực của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam
Nhằm tập trung đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam và tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và thực hiện những cam kết AFTA. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và trình độ nhận thức còn hạn chế chắc chắn bài viết của em còn nhiều thiếu xót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Chương I
cơ sở lý luận chung về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

I. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là tất cả những yêú tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, doanh nghiệp sản xuất không theo quan hệ cung cầu trên thị trường, mà theo kế hoạch do nhà nước đặt ra. Vì vậy doanh nghiệp không cần chú ý đến và không có khái niệm cạnh tranh.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải làm thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường .Môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng sự tham gia của các thành viên kinh tế càng nhiều .Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã rút ngắn khoảng cách về không gian làm cho các doanh nghiệp ơơr các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn cả việc cung ứng các sản phẩm đầu vào. Nhiều đối thủ ơơr nhiều nước, khu vực khác nhau với trình độ nhận thức và phản ứng trước thị trường khác nhau, lại cùng cạnh tranh với nhau sẽ mang lại cho bức tranh cạnh tranh nhiều màu sắc hơn
Cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp và trong điều kiện môi trường kimh doanh biến đổi liên tục như n hiện nay , để thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần tập trung toàn bộ nguồn lực của mình vào một chiến lược cụ thể nào đó mà phải vận dụng tổng hợp các chiến lược: vốn , nhân lực , văn hoá doanh nghiệp … để tạo ra bản sắc riêng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
II. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố :
ã Công nghệ sản xuất
ã Chất lượng sản phẩm
ã Cung ứng nguyên vật liệu
ã Kênh phân phối và chiến lược Marketing
ã Tiềm năng , năng lực tài chính
ã Nguồn nhân lực
ã Văn hoá doanh nghiệp
ã Yếu tố giá cả sản phẩm





5y7DVCCKKmb69GW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status