Trách nhiệm xã hội lĩnh vực tiền lương ở các doanh nghiệp - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Trách nhiệm xã hội lĩnh vực tiền lương ở các doanh nghiệp



LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: QUAN ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC TIỀN LƯƠNG 2
I. Quan điểm và nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương 2
1. Một số khái niệm cơ bản 2
2. Quan điểm về trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương 3
3. Nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương 4
II. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương 6
1. Về việc thực hiện các quy định của pháp luật 6
2. Về tính minh bạch và tính dễ hiểu, dễ tính của tiền lương 7
3. Về vấn đề phân biệt đối xử khi trả lương 7
4. Về mức độ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động từ tiền lương. 10
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương 11
1. Giải pháp đối với Nhà nước 11
2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 13
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Trách nhiệm xã hội (TNXH) trong doanh nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng cũng dựa vào các yếu tố: an toàn, vệ sinh và phải thể hiện đúng các chuẩn mực xã hội. Những yêu cầu về sử dụng sản phẩm phải đạt các bộ tiêu chuẩn: ISO 9001 - 2000, ISO 14000 ; SA 8000, từ phía khách hàng, người tiêu dùng ngày càng cao và được biểu hiện ngày càng rõ ràng hơn. Để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội với nhiều cạnh tranh khốc liệt này một cách tốt nhất đó là củng cố TNXH, xây dựng nét đẹp văn hóa riêng cho đơn vị doanh nghiệp mình. Mô hình văn hóa doanh nghiệp này đang được triển khai trong thực tế và từng bước có những kết quả khá tốt đối với các doanh nghiệp. Người lao động, người tiêu dùng, khách hàng và toàn xã hội đang chờ đợi, tìm hiểu và quan tâm tới hiệu quả thực hiện của các doanh nghiệp.
Bài viết chuyên đề: "Trách nhiệm xã hội lĩnh vực tiền lương ở các doanh nghiệp", ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần:
Phần I - Quan điểm và nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương
Phần II - Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương.
Phần III - Một số giải pháp
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa sâu. Vì vậy, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự góp ý của các bạn để bài viết thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Quan điểm và nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương
I. Quan điểm và nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương
1. Một số khái niệm cơ bản
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Một thực thể kinh doanh cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho doanh nghiệp để tạo nên một phần trong sản phẩm hoàn chỉnh của doanh nghiệp và được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ (gọi là nhà cung ứng).
Hoạt động xử lý lao động hoạt động xử lý sự không phù hợp.
Hoạt động khắc phục thực hiện đề phòng ngừa sự không phù hợp xảy ra và lặp lại.
Bên liên quan: các cá nhân, tổ chức có liên quan hay có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động xã hội của doanh nghiệp.
Trẻ em là bất kỳ người nào nhỏ hơn 15 tuổi trừ khi luật lệ địa phương quy định độ tuổi tác. Đối với các nước đang phát triển ngoại trừ các quy định trong hiệp định ILO điều 138: nếu luật lệ địa phương quy định độ tuổi nhỏ nhất là 14 thì độ tuổi 14 sẽ được áp dụng.
Lao động trẻ em: bất kỳ công việc nào được thực hiện bởi lao động trẻ em có tuổi nhỏ hơn độ tuổi quy định trong định nghĩa trẻ em ngoại trừ các quy định trong công ước quốc tế ILO 146.
Lao động vị thành viên: bất kỳ người lao động có độ tuổi nhỏ hơn độ tuổi trẻ em và nhỏ hơn 18 tuổi.
Lao động cưỡng bức: tính chất các công việc hay dịch vụ nào được thực hiện bởi bất kỳ người nào trong điều kiện bị đe dọa về bất kỳ hình phạt nào mà người ấy hoàn thành không tự nguyện.
Trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp là hệ thống các quy định và thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động của các khách hàng và xã hội nhằm phát triển bền vững.
* Khái niệm chung: TNXH của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp bằng các phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà nước và xã hội. Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định trong các bộ CoC nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững.
Bộ quy tắc CoC là bộ quy tắc quy định các nguyên tắc chính cần thực hiện ở các cơ quan doanh nghiệp thông thường 1 tổ chức có quyền quy định bộ quy tắc ứng xử của mình; tầm hoạt động của tổ chức này càng lớn thì mức độ thực hiện, ảnh hưởng của quy tắc này càng lớn.
2. Quan điểm về trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là các khoản đóng góp từ thiện hay là việc thực hiện một bộ CoC (code of conduct) nào đó (Ví dụ: ISO 14000, SA 8000, WRAP,.) một số doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gánh nặng, bởi thực hiện nó đòi hỏi doanh nghiệp tốn kém nhiều kinh phí, và ít quan tâm đến trách nheịem xã hội của doanh nghiệp.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương là một trong những nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR - Corporate social responsibility). Theo chúng tôi, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương là:
+ Sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định của quản lý tiền lương bằng các phương pháp quản lý thích hợp, công khai minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành.
+ Thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện các trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội thông qua các hoạt động như đóng thuế đầy đủ (kể cả thuế thu nhập), giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm.
3. Nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương
Trong một số bộ quy tắc ứng xử CoC (code of cunduct) có quy định về vấn đề tiền lương. Theo quy tắc ứng xử tại nơi làm việc của Hiệp hội lao động công bằng, người sử dụng lao động phải đảm bảo tiền lương mà họ trả cho người lao động thoả mãn những nhu cầu tối thiểu cơ bản nhất của người lao động. Sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động, ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của luật, của nước sở tại hay mức lương phổ biến của ngành, hay ở mức cao hơn và những phúc lợi khác theo quy định của pháp luật. Theo SA 8000 của tổ chức SAI, lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu cơ bản cộng thêm 10% tích luỹ Nhìn chung, các quy định về tiền lương trong các bộ CoC về cơ bản giống nhau. Tổng hợp các quy định trong các bộ CoC, có thể thấy nội dung chủ yếu của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương bao gồm:
+ Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành của nước sở tại trong vấn đề trả lương cho người lao động (trả không thấp hơn mức lương tối thiểu chung hay của ngành; không được khấu trừ lương người lao động do kỷ luật.).
+ Tiền lương trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ tính, dễ hiểu;
+ Không được phân biệt đối xử khi trả lương
+ Các quy định về tiền lương, phúc lợi và thu nhập sáng tạo khác phải chi tiết, rõ ràng, phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho người lao động
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm đối với người lao động trên cơ sở các quy định của luật lao động, luật bảo hiểm xã hội. Việc đảm bảo này phải được đề cập rõ trong thoả thuận hợp đồng lao động. Doanh nghiệp không được trốn tránh việc này kể cả khi người lao động thi trượt các chương trình dạy nghề.
Gần đây, một số ý kiến cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có lĩnh vực tiền lương đòi hỏi phải có chứng chỉ như SA 8000, WRAP,. Quan điểm này không đúng, bởi ngay cả khi một doanh nghiệp chưa có chứng chỉ vẫn có thể thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Chẳng hạn, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động về tiền lương hay một nội dung được đề cập trên đã có thể coi là thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương.
II. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương
1. Về việc thực hiện các quy định của pháp luật
* Đối với doanh nghiệp Nhà nước:
- Trong các doanh nghiệp Nhà nước, việc trả lương cho người lao động bị ràng buộc bởi hệ thống các quy định của Luật lao động, các Nghị định của Chính phủ về vấn đề tiền lương và hệ thống các văn bản về tiền lương doanh nghiệp do Bộ lao động Thương binh xã hội ban hành.
- Các doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập, tổ chức và quản lý, vì vậy trong việc thực hiện pháp luật lao động về tiền lương, tại các doanh nghiệp Nhà nước ít xảy ra các sai phạm. Nhìn chung, vấn đề thực hiện các quy định về tiền lương, phúc lợi xã hội, phụ cấp, trợ cấp được thực hiện tốt.
- Những vi phạm của các doanh nghiệp Nhà nước trong vấn đề thù lao lao động phổ biến là:
+ Trốn đóng bảo hiểm xã hội: hầu hết các doanh nghiệp có thuê lao động thời vụ. Để tiết kiệm các doanh nghiệp này chỉ tuyển lao động làm việc 2 tháng, sau đó tuyển lao động khác như vậy sẽ không pải đóng bảo hiểm xã...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status