Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty bánh kẹo Hải Hà - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty bánh kẹo Hải Hà



Lời nói đầu Trang 2
Phần I: Lý luận chung về bảo hộ lao động. Trang 3
I. Một số khái niệm cơ bản Trang 3
I. Mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. Trang 5
II. Những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động. Trang 7

Phần II: Thực trạng công tác bảo hộ lao động
ở công ty bánh kẹo Hải Hà . Trang 11
Chương I: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Trang 11
I. Tổng quan tình hình của doanh nghiệp. Trang 11
II. Đặc điểm bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trang 15
III. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Trang 17
IV. Tình hình tổ chức sản suất. Trang 18
V. Các sản phẩm chủ yếu trong 5 năm qua. Trang 20
VI. Đăc điểm nguyên vật liệu. Trang 20
VII. Đặc điểm về lao động. Trang 21
VIII. Công nghệ sản suất. Trang 22
Chương II: Các quy định của Nhà nước về bảo hộ lao động
đối với doanh nghiệp. Trang 27
Chương III: Công tác bảo hộ lao động tại công ty bánh kẹo Hải Hà. Trang 42
I. Bộ máy tổ chức và phân định trách nhiệm bảo hộ lao động
tại công ty bánh kẹo Hải Hà. Trang 42
II. Công tác kỹ thuật an toàn. Trang 46
III. Công tác kỹ thuật vệ sinh – y học lao động . Trang 53
IV. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Trang 60
V. Chăm sóc sức khoẻ và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Trang 61
VI. Công tác tuyên truyền giáo dục huấn luyện về
bảo hộ lao động. Trang 61
VII. Kế hoạch bảo hộ lao động . Trang 62
VIII. Tình hình tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp
để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Trang 65
IX. Tình hình thực hiện các chế độ chính sách
về bảo hộ lao động.
Tư tưởng bảo vệ người lao động xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, phát huy nhân tố con người mà trước hết là người lao động đã được Đại hội Đảng làn thứ VII đề ra và cụ thể hơn ở Đại hội VIII: “Để phát triển sản xuất, cần phát triển khả năng của mọi thành phần kinh tế, phải luôn quan tâm bảo vệ người lao động.”.

Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng đòi hỏi pháp luật phải bảo vệ họ trên mọi phương diện, những lĩnh vực như việc làm, nghề nghiệp, tính mạng, thu nhập, sức khoẻ, thậm chí cả nhu cầu nghỉ ngơi, nâng cao trình độ học vấn được liên kết và phát triển trong môi trường lao động và xã hội lành mạnh. Xuất phát từ quan điểm và nhận thức như trên mà việc bảo vệ sức khoẻ nói chung , bảo vệ an toàn vệ sinh lao động cho người lao động nói riêng là nhiệm vụ và trách nhiệm không thể thiếu của Nhà nước, các doanh nghiệp. Đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo một môi trường lao động an toàn, vệ sinh là nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động.

Với thời gian thực tập ngắn ngủi, trình độ nhận thức còn kém, nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô và bạn bè giúp đỡ để bản báo cáo này được tốt hơn.



















Phần I:
Lý luận chung về bảo hộ lao động

I. Một số khái niệm cơ bản :

I.1. Bảo hộ lao động (BHLĐ):
BHLĐ là tập hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp tổ chức hành chính kinh tế - xã hội. KHKT nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động ,phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ,bảo đảm an toàn ,vệ sinh sức khoẻ người lao động.
I.2. Điều kiện lao động (BHLĐ):
ĐKLĐ là tổng thể các yếu tố như tự nhiên kinh tế-xã hội ,khoa học kỹ thuật và được biểu hiện bằng 4 yếu tố đặc trưng sau đây:
- Công cụ và phương tiện lao động như nhà xưởng thiết bị máy móc …
- Đối tượng lao động như nguyên vật liệu nhiên liệu…
- Quá trình công nghệ.
- Môi trường lao động như về khí hậu ,tiếng ồn ,rung…
Các yếu tố nói trên được sắp xếp bố trí và có sự tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian tạo nên một điều kiện cụ thể tại chỗ làm việc của người lao động.
I.3. Yếu tố nguy hiểm và có hại:
Yếu tố nguy hiểm và có hại là những yếu tố xuất hiện trong môi trường lao động có thể gây nguy hiểm và tác hại đối với người lao động cụ thể là gây lên tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố nguy hiểm và có hại thường phát sinh trong sản xuất thường rất đa dạng bao gồm :
- Các yếu tố vật lý như :nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ có hại , bụi - ồn - rung,ánh sáng…
- Các yếu tố hoá học như :chất độc, các loại hơi khí độc ,các chất phóng xạ…
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như :vi khuẩn,siêu vi khẩn, vi trùng…
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động không tiện nghi do chỗ lao động chật hẹp ,nhà xưởng mất vệ sinh ,các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
Việc xác định về nguồn gốc ,mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hại , có hại đối với người lao động và đề ra các giải pháp làm giảm và loại trừ các yếu tố đó chính là nội dung quan trọng để cải thiện điều kiện tự nhiên.

I.4. Tai nạn lao động :
Theo thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội - Bộ Y Tế - TLĐLĐ Việt Nam ngày 26/3/1998 thì:
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm , độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kì bộ phận chức năng nào của người lao động hay gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc ,nhiệm vụ lao động công tác làm việc ,chuẩn bị, thu dọn sau khi làm việc…
Được coi là tai nạn lao động khi các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc ,từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà luật lao động và nội quy lao động của cơ sở cho phép như :nghỉ giải lao ,ăn cơm giữa ca ,ăn bồi dưỡng hiện vật ,đi vệ sinh…
Tất cả những trường hợp trên phải thực hiện ở những địa điểm và thời gian hợp lý.
Tai nạn lao động chia làm 3 loại :
+ Tai nạn lao động chết người :người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong thời gian đi cấp cứu ,chết trong thời gian điều trị ,chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra.
+ Tai nạn lao động nặng :Người bị tai nạn bị ít nhất một trong các chấn thương được quy định tại phụ lục số 1 của thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội - Bộ Y Tế - TLĐLĐ Việt Nam ngày 26/3/1998 .
+ Tai nạn lao động nhẹ :Là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên .Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người ta căn cứ vào tần suất tai nạn lao động (K).
K =(n x 1000 /N)
Trong đó :
n :Là số vụ tai nạn lao động trong năm.
N :Là tổng số người tai nạn trong 1 năm.
K :Là hệ số tần suất tai nạn lao động .K là số vụ tai nạn tính trên 1000 người của một dơn vị ,một ngành hay cả nước (đơn vị là %0).
1.5. Bệnh nghề nghiệp :
Theo điều 106 chương IX của Bộ lao động có ghi :"Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của những tác động có hại đối với người lao động" và "Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo ,khám sức khoẻ định kì ,có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt"
Theo thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT/Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội - Bộ Y Tế - TLĐLĐ Việt Nam ngày 26/3/1998 có nêu khái niệm bệnh nghề nghiệp như sau:

l4FKDcr47mZeQtC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status