Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh ở giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh ở giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới



Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 : THỊ TRƯỜNG GIÀY DÉP THẾ GIỚI.
1. Đặc điểm của thị trường giày dép thế giới.
2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và buôn bán hàng giày dép thế giới.
 2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu.
2.1.1 Tình hình chung.
2.1.2 Một số nước, khu vực sản xuất giày dép lớn trên thế giới.
 2.2 Tình hình nhập khẩu và tiêu thụ.
2.2.1 Tình hình chung.
2.2.2 Một số nước, khu vực tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới.
 2.3 Đặc điểm mậu dịch hàng giày dép thế giới.
2.3.1 Về cơ cấu xuất nhập khẩu.
2.3.2 Về giá xuất khẩu mặt hàng giày dép .
2.3.3 Về hệ thống phân phối.
2.3.4 Về hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
3. Xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới.
 3.1 Xu hướng sản xuất.
 3.2 Xu hướng tiêu thụ.
 3.3 Xu hướng cạnh tranh.
CHƯƠNG 2 : NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM.
1. Khái quát về ngành công nghiệp da giày Việt Nam.
 1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
 1.2 Vị trí của ngành công nghiệp da giày trong nền kinh tế quốc dân.
2. Thực trạng sản xuất của ngành công nghiệp da giày Việt Nam.
 2.1 Đặc điểm sản xuất.
2.1.1 Thiết bị, công nghệ, nhà xưởng.
2.1.2 Nguyên phụ liệu.
2.1.3 Lao động.
2.1.4 Tài chính.
 2.2 Kết quả sản xuất.
2.2.1 Sản lượng sản xuất.
2.2.2 Cơ cấu sản xuất.
 2.3 Đánh giá tổng quan thực trạng ngành da giày Việt Nam .
3 Tình hình xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam
 3.1 Tình hình xuất khẩu.
3.1.1 Các chính sách Chính phủ dành cho hàng giày dép xuất khẩu.
3.1.2 cách xuất khẩu.
3.1.3 Kim ngạch xuất khẩu.
3.1.4 Cơ cấu xuất khẩu.
 3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam.
3.2.1 Cạnh tranh về chất lượng.
3.2.2 Cạnh tranh về giá cả.
3.2.3 Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối.
3.2.4 Cạnh tranh trong xúc tiến thương mại.
3.2.5 Đánh giá chung.
4 Đóng góp của ngành giày đối với nền kinh tế quốc dân.
 4.1 Tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
 4.2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
 4.3 Góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
 4.4 Cải thiện cơ cấu và phát triển sản xuất.
CHƯƠNG 3 : ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GIÀY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.
1. Triển vọng xuất khẩu của giày dép Việt Nam.
 1.1 Dự báo về xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới.
 1.2 Các thị trường mục tiêu của giày dép Việt Nam.
2. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành da giày.
 2.1 Định hướng.
 2.2 Mục tiêu.
2.1.1 Mục tiêu tổng quát.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể.
3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới.
 3.1 Tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép.
3.1.1 Thị trường EU.
3.1.2 Thị trường Mỹ.
3.1.3 Thị trường Nhật.
3.1.4 Các thị trường khác.
 3.2 Giải pháp cho sản phẩm giày dép xuất khẩu.
 3.3 Phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu.
 3.4 Xây dựng lợi thế tập trung.
 3.5 Phát triển nguồn nhân lực.
 3.6 Đổi mới công nghệ.
 3.7 Hoàn thiện cơ chế quản lí xuất nhập khẩu và môi trường pháp lí.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
Vì em không đánh số trang phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo khi in trên giấy nên trong đĩa, số trang thực phải +6 (Ghi chú này là để thầy cô tiện theo dõi)
 
1
1
2
2
2
4
9
9
10
15
15
17
18
20
22
22
24
25
27
27
27
29
30
30
30
31
33
36
37
37
38
40
40
40
40
44
44
46
52
52
56
61
64
65
67
67
69
70
71
 
 
73
73
73
76
78
78
80
80
81
 
83
84
84
86
89
89
91
93
94
95
97
97
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g cho sự phát triển của ngành.
3 Tình hình xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam
3.1 Tình hình xuất khẩu
3.1.1 Các chính sách Chính phủ dành cho hàng giày dép xuất khẩu
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kì 2001 - 2010, Chính phủ luôn chú trọng đến việc đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng bằng cách ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu giày dép phát triển.
Chính sách khuyến khích đầu tư
Đầu tư là một trong những chính sách quan trọng nhất bởi có đầu tư mới nâng được tốc độ phát triển. Với Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, các dự án nước ngoài đầu tư vào thuộc da sản xuất giày, dép đều thuộc diện ưu tiên, khuyến khích đầu tư và do đó được hưởng nhiều ưu đãi. Các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư được cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài của ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã mở rộng và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho ngành phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong 5 năm 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư cho ngành giày là 2.890 tỉ đồng. Dự kiến giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư phát triển ngành từ nguồn trong nước là 7.564,7 tỉ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu là 1.220,0 tỉ đồng. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước là 8.862,9 tỉ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu là 1.844,2 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành giày dự kiến từ 2001 đến 2010 sẽ thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài là 644,58 triệu USD
Số vốn này sẽ được đầu tư vào các chương trình sau : Đầu tư phát triển công nghiệp thuộc da và nguyên phụ liệu khác trong đó các dự án thuộc da 1.022,0 tỉ đồng; các dự án nguyên phụ liệu khác (như giả da PVC và dự án da váng tráng PU) 3.581,53 tỉ đồng. Đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành giày : 9.946,3 tỉ đồng; Đầu tư các cụm công nghiệp chuyên ngành da giày : 1.800 tỉ đồng, dự kiến sẽ hình thành 3 cụm công nghiệp giày và nguyên phụ liệu, 1 ở phía Bắc và 2 cụm khác ở phía Nam, ngoài ra còn có một trung tâm thương mại chuyên ngành; Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đào tạo tại viện nghiên cứu da giày : 80 tỉ đồng trong đó đầu tư hạ tầng cơ sở của viện 50 tỉ đồng và đầu tư trang thiết bị cho xưởng thuộc da, sản xuất giày, hàng mềm và thiết kế mẫu mã giày 30 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành còn dự định đầu tư phát triển lĩnh vực cơ khí da giày và một số lĩnh vực khác.
Chính sách thuế, lệ phí
Trong lĩnh vực thuế, để khuyến khích hàng xuất khẩu, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp khi mua nguyên vật liệu cho hàng gia công không phải tính thuế, nguyên vật liệu nhập theo cách mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm thì phải tính thuế, khi xuất hàng thì được thoái thu và thời gian hoàn thuế được kéo dài 270 ngày (không phải 90 ngày như trước đây). Các mặt hàng giày dép xuất khẩu đều có thuế suất bằng 0%
Ngày 26/07/2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó qui định việc miễn thu lệ phí hải quan, lệ phí hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, C/O đối với hàng xuất khẩu.
Chính sách khuyến khích xuất khẩu
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thời kì 2001 - 2010 đã nêu rõ định hướng đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực theo hướng đa dạng hoá quan hệ buôn bán, duy trì tỉ trọng xuất khẩu hợp lí vào các thị trường đã có của châu á, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ, Tâu Âu, Nga và châu Phi.
Cụ thể hoá chiến lược này, các Bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc ngành da giày nói riêng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu được thành lập, sử dụng và quản lí theo quyết định 195/1999/QĐ-TTg (27/09/1999) nhằm hỗ trợ khuyến khích đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
- Quyết định 46/2001/QĐ-TTg (04/04/2001) ban hành Cơ chế quản lí xuất nhập khẩu trong 5 năm 2001 - 2005. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể chủ động bố trí kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong một thời gian dài. Mặt khác, quyết định này cũng tạo ra hành lang thông thoáng hơn nhằm tháo gỡ những vướng mắc lâu nay các doanh nghiệp thường gặp theo cơ chế "xin- cho", giảm các biện pháp phi thuế quan, tăng các công cụ kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tháng 5 năm 2001, Bộ Thương mại đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số giải pháp cấp bách hỗ trợ 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong đó có da giày với biện pháp chính là tăng cường hình thức trợ cấp trực tiếp (trợ giá, bù lỗ) thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Tuy giai đoạn đầu chỉ có gạo, cafe, rau quả hộp và thịt lợn được hưởng chế độ thưởng này nhưng trong Nghị quyết bổ sung một số biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế có nêu rõ đối với các mặt hàng xuất khẩu còn lại (da giày, dệt may, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản) trong thời gian tới nếu gặp khó khăn khách quan như các mặt hàng trên cũng có thể được xem xét áp dụng chế độ thưởng này. Điều này cho thấy sự quan tâm của các cơ quan chức năng đối với việc xuất khẩu mặt hàng da giày.
Bên cạnh đó, tháng 6/2001, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Thương mại đã điều chỉnh bổ sung vào Hướng dẫn sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu này Quy chế chi hoa hồng trong môi giới thương mại theo hướng mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong việc quyết định các hình thức và mức chi hoa hồng, đối tượng được hưởng hoa hồng, hình thức hạch toán các khoản chi hoa hồng cho phù hợp với đặc điểm từng đối tượng giao dịch và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành da giày còn được hưởng các ưu đãi về qui định thủ tục được cấp C/O form A cho hàng xuất khẩu sang EU.
Nhận được sự quan tâm đúng mức của Chính phủ, chúng ta cùng xem xét ngành da giày đã thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu của ngành ra sao.
3.1.2 cách xuất khẩu
Hiện nay, cách sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất da giày chủ yếu là gia công xuất khẩu (chiếm khoảng gần 70% kim ngạch xuất khẩu) dẫn tới xuất khẩu phải thông qua đối tác trung gian. Do đó nghiệp vụ xuất khẩu không do các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tiến hành mà giao cho phía đối tác nước ngoài thực hiện. Chính vì phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài trong phân phối sản phẩm mà doanh nghiệp trong nước không có cơ hội tiếp cận trực tiếp và chiếm lĩnh thị trường. Đây là một nhược điểm lớn của ngành giày.
Tuy nhiên, cũng có một số ít các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu trực tiếp, phần lớn theo cách bán FOB. Số hợp đồng xuất khẩu FOB trong 2 năm gần đây cũng chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch ngành giày2
. Mỗi năm cũng có một vài lô hàng được bán theo cách CFR hay CIF nhưng rất hiếm hoi, và chỉ có ở một số công ty như Biti's, Sella - Hải Phòng, Thượng Đình, Hữu nghị Đà Nẵng... Hầu như giày Việt Nam không được xuất khẩu theo các điều kiện D. Ngành da giày cần sớm khắc phục tình trạng này để mang lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn.
3.1.3 Kim ngạch xuất khẩu
Giày dép nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (bao gồm dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giày dép, gạo, điện tử máy tính, rau quả, cà phê, hạt điều, cao su...). Không chỉ có kim ngạch xuất khẩu cao mà điều đặc biệt đối với mặt giày dép là có tốc độ tăng trưởng cũng rất cao. Với tốc độ tăng trưởng là 13,35 lần trong 9 năm, đây là mặt hàng tăng trưởng gần như cao nhất so với các mặt hàng chủ lực khác trong thời gian tương ứng. Ta hãy cùng xem xét các số liệu về kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này trong khoảng thời gian 9 năm từ 1993 đến 2001 để có được những đánh giá khách quan về những thành tựu mà ngành giày đã đạt được trong giai đoạn này.
Bảng 9 : Kim ngạch xuất khẩu giày dép và
tốc độ tăng trưởng qua các năm 1993 - 2001
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch
(triệu USD)
118
275
383
534
966
1001
1334
1468
1575
Tốc độ tăng trưởng (%)
-
142
35,8
58,4
65,4
6,71
23,3
10,0
7,29
Nguồn : Báo cáo về chiến lược phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam đến năm 2010 của Tổng công ty da giày
Bảng 9 cho thấy rằng liên tục từ khi bắt đầu xuất khẩu giày dép, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2001 so với 1993, kim ngạch tăng lên 13,35 lần. Đặc biệt vào năm 1994, kim ngạch tăng tới gần 2,5 lần, và cũng tăng hơn 1,5 lần vào các năm 1996, 1997. Bắt đầu có giày dép xuất khẩu vào năm 1991, chỉ đến 1993, tổng giá trị xuất khẩu đã đạt hơn 100 triệu USD, rồi hơn 500 triệu USD vào 2 năm sau đó, năm 1995. Vào năm 1998, lần đầu tiên xuất khẩu giày dép đạt 1 tỉ USD. Dự kiến ngành giày sẽ nâng con số này lên gấp đôi vào năm 2003 tới.
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành giày có xu hướng giảm, chỉ đạt 23,2% vào năm 1999; 10% năm 2000 và giảm xuống 7,29% năm 2001. Nguyên nhân là từ phía khách quan, cuộc khủng hoảng tài chính...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status