Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU



Mở đầu 1
1.Tầm quan trọng của đề tài 1
4.Phương pháp nghiên cứu 2
Chương I 3
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU 3
CỦA NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 3
Thực trạng của ngành Da giầy Việt Nam . 3
1.1.Những nét cơ bản của ngành Da giầy Việt Nam 3
1.1.1.Tổng quan về ngành Da giầy Việt Nam . 3
1.1.2.Đặc điểm ngành giầy dép Việt Nam: 5
1.1.3.Chỉ số đánh giá sự phát triển: 7
1.2 Vai trò của ngành da giầy trong nền kinh tế quốc dân. 9
1.2.1.Giải quyết công ăn việc làm. 9
1.2.2.Phục vụ nhu cầu trong nước: 10
1.2.3.Phát huy được lợi thế so sánh của đất nước: 10
1.2.4. Góp phần làm tăng thu ngoại tệ: 10
1.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành da giầy trong những năm qua. 11
1.3.1 Về năng lực sản xuất : 11
1.3.2 Về cơ cấu sở hữu và tổ chức quản lý: 14
1.3.3.Lao động và trình độ lao động: 15
1.3.4.Về thiết bị công nghệ, nhà xưởng. 17
1.3.5 Về sản xuất da thuộc, nguyên phụ liệu cho ngành: 18
1.3.6.Về công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ – môi trường. 19
2. Tình hình xuất khẩu của ngành da giầy trong những năm qua. 23
2.1. Tình hình xuất khẩu giầy dép của Việt Nam . 23
2.1.1.Về thị trường : 24
2.1.2.Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: 26
2.2 Các cơ hội thị trường đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam . 27
2.2.1 Cấu trúc và xu hướng thị trường thế giới. 27
2.2.2.Cơ hội thị trường của sản phẩm giầy dép của Việt Nam . 30
2.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của ngành giầy da Việt Nam. 31
2.3.1 Nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam . 32
2.3.2 Các chính sách của nhà nước: 32
2.3.3 Các yếu tố đặc thù của ngành. 36
Chương II 37
Hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang 37
thị trường EU trong những năm qua. 37
1. Quan hệ kinh tế Việt Nam EU 37
2. Thị trường EU với việc xuất khẩu giầy dép của Việt Nam 44
2.1 Về dung lượng thị trường: 44
2.2.Về thị hiếu tiêu dùng: 47
Những cơ hội thách thức đối với ngành Da giầy Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang EU 48
3.1 Những thuận lợi lớn: 48
3.2. Những khó khăn thách thức lớn: 54
chương III 59
Những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu 59
giầy dép sang thị trường EU trong thời gian tới 59
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển của ngành Da giầy Việt Nam đến năm 2010 59
3.1.1. Quan điểm phát triển của ngành. 59
3.1.2 Định hướng phát triển ngành Da giầy Việt Nam đến năm 2010. 62
3.1.3 Mục tiêu phát triển ngành da - giầy Việt Nam đến năm 2010: 66
Nguồn : Dự án” Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy đến năm 2010” 67
Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU 68
Các biện pháp thuộc thể chế, chính sách luật pháp của nhà nước. 69
* Cải cách chế độ tài chính, tín dụng 70
*Các biện pháp khác thuộc tầm quản lý của nhà nước 71
Nhóm biện pháp thuộc vai trò của Bộ Thương mại. 72
* Đàm phán ký kết các văn bản pháp lý với các nước thành viên của EU cả song phương và đa phương. 72
* Tạo lập hệ thống thông tin về doanh nghiệp, thị trường EU. 72
* Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm tại các nước thành viên của EU. 73
* Tận dụng, kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nước thành viên EU. 74
* Hợp tác với EU về bảo vệ xuất xứ hàng giầy dép Việt Nam, chống gian lận thương mại giữ uy tín hàng Việt Nam . 74
Các biện pháp thuộc vai trò quản lý của ngành, của hiệp hội 75
* Các biện pháp hỗ trợ, trợ cấp tài chính xuất khẩu đi thị trường EU 75
* Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thiết kế mẫu mã sản phẩm 76
* Biện pháp phát triển nguồn nhân lực 77
3.4 Các biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU. 80
3.4.1 Đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm . 80
3.4.2 Nâng cao chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn EU 82
3.4.3 Biện pháp liên doanh liên kết, tăng cường hợp tác quốc tế 83
3.4.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU 84
3.4.4 Đảm bảo thực hiện các điều khoản của hợp đồng 88
Kết luận 89
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh cho Việt Nam thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp phải những qui định về quản lý nhập khẩu ngặt cùng kiệt của EU. Chẳng hạn EU đã áp dụng khá nhiều biện pháp để hạn chế nhập khẩu như thuế chống phá giá, thuế trợ cấp, các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. EU cũng đã áp dụng một số tiêu chuẩn không phù hợp với điều kiện thực lực hiện có của Việt Nam nên đã gây ra những rào cản nhất định đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Hàng thủy sản của Việt Nam cũng gặp những khó khăn từ đặc điểm của thị trường EU như lượng cung cấp phải ổn định quanh năm, trong thanh toán quốc tế phải mở L/C trả chậm 6 tháng hay một năm, sự khác biệt về luật lệ và thói quen mua bán, chi phí vận chuyển và bảo hiểm cao Trong quan hệ thương mại EU thường xuyên gắn các vấn đề không liên quan đến thương mại nhằm tạo nên sức ép với bạn hàng. Tuy nhiên những hạn chế trên chỉ là thứ yếu cón về cơ bản thời gian qua mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đã có những kết quả đáng khích lệ. Thông qua đó Việt Nam có những cơ hội học hỏi tham khảo, tiếp xúc với thị trường có trình độ cao trên thế giới góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong nước bắt kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới.
2. Thị trường EU với việc xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, đặc biệt đối với ngành giầy dép. Điều này thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu rất lớn và phong phú, đa dạng về chủng loại mẫu mã hàng hoá. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về những mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong đó có giầy dép là rất lớn. Bên cạnh đó, chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam cũng đang dần được hoàn thiện theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam. EU cũng là một khu vực có nền kinh tế khá ổn định và tăng trưởng cao trên thế giới và cùng với sự ra đời của đồng Euro, vị thế của EU ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế. Đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam, EU là một thị trường lớn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng nhanh hàng năm
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trường EU
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1998
1999
2000
2001
Tổng kim ngạch
1031
1387
1471,7
1575,5
Kim ngạch sang EU
801
1109,6
1192,1
1232
Tỷ trọng%
78
80
81
79
Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.1 Về dung lượng thị trường:
Đây là một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 400 triệu người, với thu nhập tính trên đầu người vào loại cao trên thế giới. EU cũng là khu vực thị trường gồm nhiều nước công nghiệp phát triển, giầy dép được coi là thứ hàng tối cần thiết cho nhu cầu con người. Một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập được dùng để chi cho nhu cầu giầy dép và tỷ lệ này cũng tăng tương ứng theo sự gia tăng của thu nhập. Nhu cầu tiêu thụ giầy - dép của EU rất lớn, chiếm đến 29,3% tổng lượng tiêu thụ của toàn thế giới.
EU là khu vực có ngành công nghiệp giầy dép phát triển từ lâu đời. Nhưng từ đầu thập kỷ 90, do sự cạnh tranh của các nước có giá nhân công thấp đã kéo theo sự phá vỡ định vị của các cơ sở sản xuất giầy dép trong EU làm mức tăng trưởng của ngành giầy dép của EU bị suy giảm và thay thế vào đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của nhập khẩu từ nước ngoài cộng đồng.
Trong EU, Italy là nước đứng đầu về sản xuất giầy dép, hàng năm Italy chiếm khoảng 50% tổng khối lượng sản xuất của EU và 50% xuất khẩu ra ngoài EU. Tây Ban Nha là nhà sản xuất thứ hai chiếm 17% còn những nhà sản xuất lớn khác là Pháp 14%, Bồ Đào Nha và Anh 10%, Đức 4%. Tổng khối lượng sản xuất của 6 nước này chiếm khoảng 97% tổng khối lượng sản xuất của châu Âu (khối 15 nước).
Đặc điểm nổi bật của ngành giầy dép của EU là sản xuất giầy dép có chất liệu bằng da, sản lượng hàng năm khoảng 680 triệu đôi chiếm hơn 60% tổng khối lượng giầy dép của EU. Tầm quan trọng của các loại giầy dép cũng khác nhau đối với mỗi quốc tế thành viên: 90% giầy dép bằng da được sản xuất tại Italy, Đức và Bồ Đào Nha. Trong khi đó, dép đi trong nhà được sản xuất tại Bỉ, Anh, Pháp chủ yếu bằng chất liệu tổng hợp.
Hiện nay, EU đang rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong ngành giầy dép và có sự tăng lên của khối lượng giầy dép được nhập khẩu từ các nước ngoài cộng đồng. Khu vực EU là khu vực có nền kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người lớn vì vậy giá nhân công cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên và giá thành sản phẩm cao. Do vậy, các nhà sản xuất giầy dép châu Âu đang phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá nhân công thấp. Ngành công nghiệp da giầy bị giảm sút nghiêm trọng và số lượng các công ty và công nhân trong ngành giầy dép giảm dần.
Năm 1996, số lượng công ty giảm đi 100 công ty tương ứng với 0,7% số công ty tại các nước này. Và số công nhân cũng giảm đi 6393 người tương ứng với 2,1%. Sự giảm sút về qui mô sản xuất dẫn đến giảm 1,5% về sản lượng, từ 1.103,8 triệu đôi năm trước giảm xuống còn 1.087,5 triệu đôi vào năm 1996.
Ngành giầy dép trong EU phụ thuộc nhiều vào ngoại thương quốc tế, 30% sản phẩm giầy dép của EU được xuất khẩu sang các nước thứ ba như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hồng Kông... Tuy nhiên trị giá xuất khẩu của EU bị giảm bớt mặc dù có sự tăng trưởng nhẹ trong những năm gần đây. Ngược lại từ thập kỷ 90 đến nay nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong đó có cả phần nhập khẩu giầy bán thành phẩm để hoàn thiện nốt trong EU.
Bảng 8: Cán cân thương mại XNK ngoài EU giai đoạn 1994 -2000
(Đơn vị: triệu ECU)
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu ngoài EU
5.173
4.880
5.130
5.400
5.650
5.760
5.845
Nhập khẩu ngoài EU
5.231
5.157
5.543
5.940
6.271
6.532
6.714
Cán cân thương mại
-58
-277
-413
-540
-621
-772
-869
Nguồn: Niên giám thống kê châu Âu (Eurostat)
Hiện nay mức tiêu thụ giầy dép của EU hàng năm tăng 9% trong khi Mỹ tăng 7%, Nhật tăng 5%. Nhu cầu về giầy dép của các nước thành viên EU khá cao từ 4 đến 5 đôi trong một năm. hàng năm nhập khẩu trên 1,5 tỷ đôi giầy các loại từ các nước ngoài EU, chủ yếu là châu á. Trong các nước này, Trung Quốc luôn là nước đứng hàng đầu trong việc xuất khẩu giầy dép vào EU chiếm 19% tổng giá trị nhập khẩu (300 triệu đôi). Indonexia đứng thứ 2 chiếm 12% (110 triệu đôi)và Việt Nam đứng thứ 3 chiếm 9% (92 triệu đôi) Từ năm 1998 Việt Nam vượt qua Indonesia trở thành nước thứ hai thế giới xuất khẩu giầy dép vào EU... Do việc tăng trưởng nhập khẩu đột biến, ồ ạt này từ các nước châu á này đã buộc EU phải áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch thể hiện bằng hàng rào thuế quan như thuế chống phá giá mà EU đã áp dụng đối với mặt hàng giầy vải nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonexia và những sản phẩm giầy da, giả da có giá dưới 5,7 ECU/đôi nhập khẩu từ Thái Lan.
Theo dự báo về tiêu thụ giầy dép trên thế giới của trung tâm kỹ thuật giầy STRATA châu Âu mà chủ yếu là các nước thuộc Liên minh châu Âu là khu vực tiêu thụ giầy dép lớn thứ 2 trên thế giới, chiếm đến 15% tổng tiêu thụ thế giới (sau châu á hiện nay chiếm 55% dân số thế giới và tiêu thụ thế giới và tiêu thụ khoảng 43% lượng giầy dép với số lượng hàng năm trên 4 tỷ đôi). Mức tiêu thụ giầy dép bình quân đầu người của các nước trong EU hiện này là 4,3 đôi/người/năm.
2.2.Về thị hiếu tiêu dùng:
Mặc dù là khu vực có sức tiêu thụ lớn về giầy dép trên thế giới nhưng EU cũng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã. Do đời sống được nâng cao nên xu hướng tiêu dùng về giầy da là nhiều hơn cho nên đây là thị trường tạo khả năng tốt cho ngành thuộc da phát triển. So với giầy dùng cho nam giới, giầy của nữ chịu ảnh hưởng mạnh của mốt. Kiểu dáng mẫu mã thay đổi liên tục theo mùa, theo vùng và theo thời gian. ở khu vực này, do chu kỳ của một vòng mốt giầy ngắn nên doanh nghiệp Việt Nam không thể nắm bắt kịp thời và cũng không đáp ứng được các sản phẩm giầy dành cho phái nữ này. Mặt khác khuynh hướng người tiêu dùng ở các nước EU thích dùng giầy bằng da tự nhiên và giả da. Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây, nhờ sự phát triển nhanh của phong trào thể thao và quan niệm mới về thời trang nên nhu cầu giầy thể thao cũng tăng đột biến. Giầy thể thao được cả phái nữ và phái nam ưa chuộng nên nhu cầu ngày càng tăng. Về chất liệu cũng dần dần có sự thay đổi. Do nhu cầu mốt ngày càng được chú trọng và đồng thời con người có xu hướng ưa sử dụng chất liệu tự nhiên nên vải là nguyên liệu ngày càng được sử dụng rộng rãi thay thế cho các chất liệu khác như da tự nhiên, giả da...
Những cơ hội thách thức đối với ngành Da giầy Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang EU
Liên minh châu Âu với tư cách là một thị trường chung từ năm 1993 tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành giầy dép nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi xuất khẩu sang thị trường này. EU là một khối liên minh kinh tế ổn định và có triển vọng tiếp tục mở rộng trong tương lai. Do vậy, nếu đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng thị trường xuất khẩu như với Liên Xô cũ vào đầu thập niên 90, với Nhật Bản vào năm 1997 - 1999....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status