Thiết kế hệ thống sấy tầng sôi để sấy ngô với công suất 550kg/h - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Thiết kế hệ thống thiết bị sấy tầng sôi dùng để sấy ngô.
Các số liệu ban đầu:
• Năng suất thiết bị sấy: G2 = 550 kg/h
• Nhiệt độ không khí trước khi vào calorife: to = 20oC
• Độ ẩm tương đối: 0 =85%
• Độ ẩm của vật liệu sấy: W1 =35%; W2 = 15%.
• Nhiệt độ vào buồng sấy của không khí: t1 = 85oC
• Nhiệt độ vào buồng sấy của không khí: t2 =45oC


















MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Mục lục
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 23
2.1
Phần 5.TÍNH THIẾT BỊ PHỤ 25
5.1 Cyclon 25
5.2. Tính quạt 26




PHẦN I : MỞ ĐẦU

Trong công nghiệp sản xuất và chế biến nguyên liệu, luôn có những yêu cầu về sấy vật liệu ẩm. Đặc biệt các thiết bị sấy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công nghệ sấy.
Trên thế giới, thì kỹ thuật sấy trở thành một ngành khoa học và phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX. Nhờ các thành tựu khoa học nói chung, kỹ thuật sấy nói chung, chúng ta đã giải quyết những vấn đề kỹ thuật sấy cho các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp. Đặc biệt là kỹ thuật sấy các nông sản với quy mô công nghiệp làm phong phú các mặt hàng nông sản.
Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có những sản phẩm từ nông ngành nông nghiệp vô cùng phong phú như lúa gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc…vv. Để bảo quản các nông sản khỏi bị hỏng thì cần sử dụng các thiết bị sấy tương ứng với các phương pháp sấy khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu và các chế độ sấy. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, các thiết bị sấy có hiệu quả cao chủ yếu được nhập khẩu với giá thành cao nên chi phí sản suất lớn dẫn tới các mặt hàng nông sản mang suất khẩu thị trường nước ngoài không thu được nhiều lợi nhuận.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, thiết kế các thiết bị sấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm, việc sử dụng hợp lí nhiên liệu, góp phần làm giảm chi phí và tăng thời gian bảo quản dẫn tới làm giảm giá thành nông sản.




PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 : ĐỊNH NGHĨA VỀ SẤY VÀ MỤC ĐÍCH CỦA SẤY
• Định nghĩa:
Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt. kết quả của quá trình là hàm lượng chất khô của vật liệu tăng lên.
• Mục đích của sấy:
- Nhằm tăng thời gian bảo quản sản phẩm, tránh bị phân hủy
- Giảm độ kết dính, đóng cục ở các vật liệu dạng bột.
- Tăng khả năng dẫn nhiệt ( đối với than củi, than quặng, khoáng sản..)
- Tăng độ bền.
- Chống ăn mòn …
• Nguyên tắc của quá trình sấy:
Cung cấp năng lượng nhiệt nhằm biến đổi trạng thái pha của chất lỏng trong vật liệu thành hơi. Cơ chế được mô tả bằng 4 quá trình sau:
 Cấp nhiệt vào bề mặt vật liệu
 Dòng nhiệt từ bề mặt dẫn vào trong vật liệu.
 Khi nhận được nhiệt lượng, dòng ẩm di chuyển ra ngoài bề mặt.
 Dòng ẩm từ bề mặt vật liệu đi vào môi trường xung quanh.
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY
Quá trình sấy có thể tiến hành bằng nhiều cách: có thể tiến hành bay hơi tự nhiên bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… ( hay còn gọi là quá trình phơi khô) Áp dụng ở các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ cho năng suất thấp; sấy nhân tạo, áp dụng trong các ngành công nghiệp cho năng suất cao.Tùy theo cách thức truyền nhiệt, trong kỹ thuật sấy chia ra như sau:
- Sấy đối lưu: là phương pháp cho không khí nóng khói lò (tác nhân sấy), tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy.
- Sấy tiếp xúc : là phương pháp không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy, mà tác nhân sấy truyền nhiệt gián tiếp cho vật liệu sấy thông qua một vách ngăn.
- Sấy bằng tia hồng ngoại: là phương pháp sấy dùng năng lượng cảu tia hồng ngoại mang năng lượng nhiệt truyền cho vật liệu sấy.
- Sấy bằng điện cao tần: là phương pháp sấy dùng năng lượng điện trường có tần số cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày của khối vật liệu sấy.
- Sấy thăng hoa:là phương pháp sấy trong môi trường có áp suất dư âm ( độ chân không cao) và nhiệt độ thấp, ẩm sẽ đóng băng sau đó thăng hoa thành dạng đi ra khỏi vật liệu nhờ chênh lệch áp suất.
Trong công nghiệp, chủ yếu là dùng hai phương pháp đầu, ba phương pháp cuối ít được sử dụng và còn được gọi là phương pháp đặc biệt.

2.3 CÁC THIẾT BỊ SẤY
Dựa vào các phương pháp sấy, trong kỹ thuật sấy có các thiết bị sấy như sau:
2.3.1 Thiết bị sấy đối lưu
Thiết bị sử dụng phương pháp sấy đối lưu. Đây là phương pháp sấy thông dụng nhất. Thiết bị sấy đối lưu bao gồm: thiết bị sấy buồng, thiết bị sấy hầm, thiết bị sấy khí động, thiết bị sấy tầng sôi, thiết bị sấy tháp, thiết bị sấy thùng quay, thiết bị sấy phun…
2.3.2 Thiết bị sấy tiếp xúc
Thiết bị này sử dụng phương pháp sấy tiếp xúc, gồm 2 kiểu:
1. Thiết bị sấy tiếp xúc với bề mặt nóng kiểu tang quay hay lò quay
2. Thiết bị sấy tiếp xúc trong chất lỏng .
2.3.3 Thiết bị sấy bức xạ
Thiết bị này sử dụng phương pháp sấy bức xạ. Thiết bị sấy này dùng thích hợp với một số loại sản phẩm.

2.3.4 Thiết bị sấy dùng điện trường cao tần
Thiết bị sấy này dùng phương pháp sấy bằng điện trường cao tần
2.3.5 Thiết bị sấy thăng hoa.
Thiết bị này sử dụng phương pháp hóa hơi ẩm là thăng hoa. Việc thải ẩm sử dụng hút chân không kết hợp với bình ngưng tụ ẩm.
2.3.6 Thiết bị sấy chân không thông thường
Thiết bị này sử dụng các thải ẩm bằng máy hút chân không. Do buồng sấy có chân không nên không thể dùng cấp nhiệt bằng đối lưu, việc cấp nhiệt cho vật ẩm bằng bức xạ hay dẫn nhiệt…
Các thiết bị sấy dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến gỗ, chế biến lâm sản, lương thực thực phẩm, hải thủy sản, lượng thực, y tế, công nghiệp khai thác mỏ, chế biến khoáng sản,…
Các thiết bị sấy phổ biến như:
 Thiết bị sấy tầng sôi
 Thiết bị sấy thùng quay
 Thiết bị sấy phun
 Thiết bị sấy thăng hoa
 Lò điện
 Thiết bị sấy kiểu ống khí động dùng để sấy cát.
Trong đồ án, em sẽ trình bày nội dung liên quan đến thiết bị sấy tầng sôi.

2.3.7 Giới thiệu về thiết bị sấy tầng sôi:
Một trong những cách của sấy đối lưu là sấy tầng sôi, đây cũng là cách sấy phổ biến để sấy nông sản.
Sấy tầng sôi là một trong những thiết bị sấy tân tiến nhất. Quá trình sấy trong lớp sôi bề mặt tiếp xúc pha là lớn nhất, vật liệu được khuấy trộn một cách mãnh liệt, nên cường độ sấy rất cao và sấy đồng đều.

UclkP9u8G8y6pB2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status