Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ



LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Khái niệm, vai trò và một số mô hình quản lý nguồn nhân lực
1.1 Khái niệm
1.2 Vai trò
1.3 Một số mô hình quản lý
2. Công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành
2.1 Đặc điểm chung về lao động trong kinh doanh lữ hành
2.2 Đặc điểm chung về sử dụng lao động trong kinh doanh lữ hành
2.1.1Quy định sử dụng lao động của nhà nước
2.1.2 Đặc điểm công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ hành
2.3 Các yêu cầu với công tác quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ hành
2.3.1.1 Các yêu cầu
2.3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và tổ chức lao động
3. Nội dung tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành
3.1 Nội dung công tác tổ chức nguồn nhân lực
3.1.1 Tuyển chọn nhân sự
3.1.1.1 Sự cần thiết
3.1.1.2 đoán nhu cầu cần tuyển dụng
3.1.1.3 Tuyển dụng nhân sự
3.1.2 Bố trí và sử dụng lao động
3.1.2.1 Sử dụng số lao động
3.1.2.2 Sử dụng thời gian lao động
3.1.2.3 Sử dụng chất lượng lao động
3.1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
3.1.3.1 Sự cần thiết
3.1.3.2 Nội dung quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.2 Công tác quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành
3.2.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành
3.2.2 Nội dung kinh doanh lữ hành
3.2.3 Các nguyên tắc quản lý trong kinh doanh lữ hành
4. Ý nghĩa của công tác tổ chức và quản lý lao động trong kinh doanh lữ hành
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Mở rộng hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp: dịch vụ sản xuất (trạm sửa chữa, bảo dưỡng) và dịch vụ đời sống. Một mặt tạo công ăn việc làm cho số lao động dôi ra, mặt khác tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Giải quyết cho nghỉ hưu, mất sức lao động, cho nghỉ thôi việc được hưởng trợ cấp theo chế độ Nhà nước quy định.
Đối với những nhân viên còn trẻ, khỏe có triển vọng trong nghề nghiệp, tương lai còn cần cho doanh nghiệp thì gửi đi đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nhằm phát triển nguồn lực của doanh nghiệp.
- Sử dụng thời gian lao động
Tất cả mọi người lao động đều có quyền hưởng lương tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của mình. Vì vậy, nguyện vọng của người lao động trong doanh nghiệp là được làm việc, tận dụng hết thời gian có, có thu nhập cao. Để đáp ứng được nguyện vọng này một mặt doanh nghiệp phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để sử dụng tối đa thời gian lao động theo chế độ, mặt khác phải đảm bảo trả thù lao động phù hợp với kết quả lao động của mỗi người.
Chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng thời gian lao động là: số ngày làm việc theo chế độ bình quân một năm và số giờ làm việc theo chế độ bình quân một ngày (1ca).
- Số ngày làm việc theo chế độ được xác định theo công thức:
Ncd: Số ngày làm việc theo chế độ năm
N: Số ngày làm việc theo lịch (365 ngày)
L: Số ngày nghỉ lễ một năm
T : Tết nguyên đán
C: Số ngày nghỉ cuối tuần một năm
F : Số ngày nghỉ phép một năm
Theo cơ sở ngày làm việc của mỗi người, doanh nghiệp phải tính số bình quân cho toàn doanh nghiệp vì trong công thức chưa kể nghỉ ốm, nghỉ đẻ.
-Số giờ làm việc theo chế độ : theo qui định chung hiện nay là 8h. Sau từng thời kỳ nhất định (3 tháng, 6 tháng) doanh nghiệp phải tổ chức phân tích tình hình sử dụng thời gian để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân chủ yếu để có biện pháp khắc phục cho thời gian tới.
- Sử dụng chất lượng lao động
Sử dụng chất lượng lao động được hiểu là việc sử dụng đúng ngành nghề, bậc thợ chuyên môn, sở trường, kỹ năng, kỹ sảo. Chất lượng lao động được thể hiện ở bằng cấp, bậc thợ.
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng lao động không chỉ căn cứ ở trình độ bằng cấp mà phải đánh giá cả khả năng thực hành, kỹ năng của người lao động. Vì vậy, lao động khoa học kỹ thật, lao động quản lý giỏi, bậc thợ cao là tài sản quý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng có hiệu quả loại tài sản này. Để sử dụng tốt chất lượng lao động, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng đúng đắn những hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp.
-Phân công lao động theo nghề (theo tính chất công nghệ): là sắp xếp những người lao động có cùng chuyên môn, cùng một nghề thành từng nhóm khác nhau nhằm phục vụ quản lý, sử dụng và bồi dưỡng lao động. Doanh nghiệp không nên sử dụng các loại ngành nghề vì nó vừa gây lãng phí lao động xã hội vừa gây khó khăn cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-Phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc: có nghĩa là công việc càng phức tạp càng đòi hỏi phải bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý nhất để người lao động đảm nhiệm tốt công việc được giao nói một cách khác là cố gắng đảm bảo cấp bậc công việc phù hợp với cấp bậc công nhân.
-Phân công công việc theo công việc chính và công việc phụ. Việc phân công nhằm chuyên môn hóa công nhân, đảm bảo cho công nhân chính tập trung vào công việc của mình để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
3.1.3 Đào tạo và phát triển nhân sự:
- Sự cần thiết:
Đào tạo và phát triển nhân sự là giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự trong đơn vị, giúp họ có khả năng đảm nhận công việc một cách có hiệu quả. Đội ngũ công nhân viên mới cần đào tạo thêm cho phù hợp với môi trường làm việc để có khả năng đảm trách công việc có hiệu quả. Việc đào tạo- bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với nhân viên cũ cũng rất quan trọng vì kiến thức có sự mai một theo thời gian nếu không được tích lũy, trau dồi thêm. Bên cạnh đó sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên những kiến thức mới để bắt kịp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới.
- Nội dung quá trình đào tạo và phát triển.
Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân sự nhằm hoàn thiện công tác QTNS trong đơn vị. Trong đó đào tạo là các hoạt động tiến tới mục đích nâng cao tay nghề, trình độ học vấn, mở rộng tầm hiểu biết của người được đào tạo nhằm đáp ứng khả năng làm việc hiện tại và trong tương lai. Để làm tốt công tác này cần tiền hành theo các bước cơ bản sau:
a. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển:
Mục đích của đào tạo và phát triển là nhằm đáp ứng cho sự thay đổi, phát triển của đơn vị trong tươn lai ở những lĩnh vực và trình độ nào. Nếu làm tốt công việc này sẽ tránh được lãng phí về kinh phí đào tạo, hiệu quả mang lại cao.
Nhà quản trị muốn đội ngũ nhân sự trong đơn vị hoàn thành tốt công việc được giao và có khả năng theo kịp với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật mới, thích nghi tốt với khả năng biến động của môi trường kinh doanh nên thông qua việc phân tích đánh giá công việc ở bản mô tả công việc đã và đang thực hiện của họ để đáp ứng yêu cầu của công viẹc, cần tìm cho được sự dung hòa giữa tâm lý hứng thú của cá nhân và yêu cầu đòi hỏi của đơn vị đối với công việc.
b. Lập kế hoạch đào tạo và phát triển.
Kế hoạch đào tạo được thiết lập trên cơ sở giải quyết một số vấn đề sau:
+ Tài chính: Số tiền dùng cho công tác đào tạo và phát triển là bao nhiêu.
+ Nội dung: Công tác đào tạo và phát triển bao gồm những nội dung gì?
+ Đối tượng đào tạo và phát triển: Những đối tượng nào được đào tạo (một bộ phận hay toàn bộ lực lượng lao động)
+ Thời gian và tiến độ đào tạo: Dài hạn hay ngắn hạn
+ cách và tiến độ đào tạo: đào tạo lý thuyết hay thực tế
+ Đánh giá kết quả
c. Thực hiện việc đào tạo theo kế hoạch:
Qua các bước cần thiết của quá trình đào tạo và phát triển nhà quản trị chọn một cách tiến hành đào tạo phù hợp với đặc thù của đơn vị.
d. Đánh giá kết quả đào tạo:
So sánh về phong cách làm việc, nhận thức về năng suất lao động của người được đào tạo trước và sau khi đào tạo hay so sánh giữa người được đào tạo với người không được đào tạo.
e. Các hình thức đào tạo:
Xuất phát từ đặc điểm , yêu cầu của mỗi công việc, phụ thuộc vào đối tượng được đào tạo mà có những hình thức đào tạo khác nhau:
* Đối với những người thừa hành công việc, công nhân thì việc đào tạo trực tiếp bằng lao động chân tay là chủ yếu, mỗi đơn vị có các hình thức đào tạo khác nhau, sau đây là một số hình thức đào tạo phổ biến:
+ Đào tạo tại nơi làm việc (được áp dụng phổ biến); đối với lực lượng công nhân viên mới thì việc hướng dẫn, chỉ bảo của người có kinh nghiệm là rất tốt tuy không theo bài bản mà chỉ chủ yếu đào tạo theo tiến độ công việc.
+ Đào tạo lý luận, lý thuyết kết hợp với thực hành thường xuyên.
+ Gửi đi đào tạo tại hệ thống các trường lớp chuyên nghiệp
+ Tự đào tạo, có tính chủ động trong công việc, trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+ Các hình hình thức khác, tổ chức lớp học chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng tay nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề, nâng bậc.
* Với những cán bộ lãnh đạo quản lý thì việc đào tạo đòi hỏi phải có tính tư duy sáng tạo hơn lao động chân tay, đó là lao động trí óc, do đó đòi hỏi phải có sự minh mẫn, tư duy sắc bén để ra những quyết định sáng suốt trong sản xuất kinh doanh ngoài các hình thức đào tạo, phát triển chung như, gửi đi đào tạo tại hệ thống trường lớp chính quy.còn một số hình thức đào tạo và phát triển áp dụng riêng cho cấp quản trị.
+ Thảo luận, tranh luận trong nhóm theo chủ đề
+ Đưa ra các tình huống cùng nghiên cứu, giải quyết
+ Đào tạo theo nhóm
+ Tham gia hội thảo
+ Trò chơi kinh doanh;
3.2. Công tác quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành.
3.2.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành
Lữ hành là thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện nào, vì bất kỳ lý do gì, có hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu.
Có hai cách tiếp cận về khái niệm kinh doanh lữ hành theo nghĩa rộng. Họat động lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Có thể hiểu lữ và du lịch và một (theo các nước phát triển đặc biệt là Bắc Mỹ) vì thế người ta dùng thuật ngữ lữ hành du lịch để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch.
-Theo nghĩa hẹp thì hoạt động lữ hành được hiểu là những hoạt động có tổ chức các chương trình du lịch trọn gói.
-Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam: Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức các chương trình du lịch hay hướng dẫn du lịch.
3.2.2. Nội dung của kinh doanh lữ hành.
Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status