Thiết kế chung cư tái định cư Thành phố Hải phòng - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thiết kế chung cư tái định cư Thành phố Hải phòng



 
PHẦN I : KIẾN TRÚC (10%) 1
I – GIỚI THIỆU CHUNG 1
II-giải pháp kiến trúc - kết cấu 1
1-Giải pháp kiến trúc 2
2-Giải pháp kết cấu: 2
3-Hệ thống điện: 2
4-Hệ thống nước: 2
5-Hệ thống thông tin liên lạc: 3
6- Hệ thống giao thông: 3
7-Hệ thống chữa cháy : 3
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


sàn chiếu nghỉ, để cho thiên về an toàn và để thi công ta chọn ván sàn, cột chống như đối với sàn chiếu nghỉ:
Cấu tạo ván khuôn bản thang
Ghi chú:
1. Ván sàn cầu thang
2. Xà ngang đỡ ván khuôn
3. Xà dọc đỡ xà ngang
4. Bộ giữ
5. Chống đứng
6. Chống xiên
7. Nêm
5.1.4. Định vị tim, cốt cho hệ thống cột, dầm, vách bê tông, lồng thang và móng:
* Định vị tim, cốt cho cột:
- Định vị tim cột: Dùng máy kinh vĩ đặt tại các mốc 1, 2, , 9; C, Dđã được xác lập ở mục 1.2. Sau khi căn chỉnh, máy lấy hướng 0 về gốc O quay máy một góc 90 hay góc 360. Ta sẽ xác định được tim của từng cột theo 2 phương. Trên 2 hướng ngắm, dùng sơn đỏ vạch dấu tim cho cột theo cả 2 phương lên mặt sàn của từng tầng. Dùng thước thép đo 1/2 kích thước tiết diện cột. Ta xác định được mép ngoài của cột.
- Xác định cốt trên của cột (đỉnh cột): Xác định cho cột tầng 1: Sau khi lắp đặt và căng chỉnh ván khuôn cột xong, dùng thước thép đo dọc theo cạnh ván khuôn từ cốt 0.00 (là cốt sàn tầng 1) với khoảng cách bằng chiều cao cột, dùng sơn đỏ đánh dấu lên mặt ván khuôn cột.
* Định vị tim, cốt cho dầm:
- Định vị vị trí tim dầm: Tim dầm chính là tim của cột. Sử dụng máy kinh vĩ đặt tai các mốc 1, 29; C, D,; hay ở vị trí thuận lợi cho việc ngắm máy. Sau khi căn chỉnh máy, hướng ống kính bắt vào đường timdã vạch ở chân cột, khoá bàn độ ngang và quay ống kính theo phương đứng. Khi dây đứng của màng dây chữ thập bắt vào đầu trên của cột thì ta vạch dấu tim đầu trên của cột. Dùng sơn đỏ đánh dấu. Từ tim dùng thước thép đo theo kích thước đáy dầm . Ta xác định được vị trí mép dầm.
- Xác định cao độ đáy dầm: Cao độ đáy dầm là cao độ đầu cột. Vì vậy ta dùng thước thép đo theo cạnh cột (hay đo theo dây dọi khi cột nghiêng). Từ cốt 0.00 hay cốt sàn đã đổ bê tông bằng khoảng cách chiều cao cột, dùng sơn đỏ vạch dấu lên đầu cột hay cốt thép (khi đổ bê tông cột bị hụt).
* Định vị cốt cho sàn: Cốt đáy sàn chính là cốt mặt dầm. Vì vậy, sau khi đã lắp dựng ván khuôn dầm và căn chỉnh tim cốt của nó xong thì ta chỉ cần căng dây thép lên cạnh ván khuôn dầm để điều chỉnh cốt cho ván khuôn sàn.
* Định vị tim, cốt cho đài móng và giằng móng: Tương tự như định vị tim, cốt cho cột và dầm.
Chú ý: Khi định vị tim cho cột, cho các sàn từ tầng 2 trở lên ta phải định vị tim cho các cột ở bồn mặt xung quanh. Sau đó dùng dây thép căng theo 2 phương đeer định vị tim cho các hàng cột phía trong.
* Định vị tường, vách, lồng thang máy: Tương tự như định vị cột nhưng phải làm cho cả bốn vách.
5.1.5.Gia công cốt thép cột, dầm, sàn, vách thang:
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo bề mặt sạch, không dính bùn đất, không có vẩy sắt và các lớp rỉ.
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học. Sai số cho phép khi cắt, uốn lấy theo quy phạm.
- Hàn cốt thép: Liên kêt hàn thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, các mối hàn phải đảm bảo yêu cầu : Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng không có bọt, đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo thiết kế.
- Việc nối buộc cốt thép : Không nối ở các vị trí có nội lực lớn. Trên 1 mặt cắt ngang không quá 25% diện tích tổng cộng cốt thép chịu lực được nối với thép tròn trơn) và không quá 50% đối với thép gai. Chiều dài nối buộc cốt thép không nhỏ hơn 250(mm) với cốt thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200(mm) với cốt thép chịu nén và được lấy theo bảng của quy phạm.
- Khi nối buộc cốt thép vùng chịu kéo phải được uốn móc (thép trơn) và không cần uốn móc với thép gai.
5.2. Biện pháp thi công cốt thép:
5.2.1. Cốt thép cột:
Do cốt thép cột dày nên ta phải lắp dựng cốt thép cột tại chỗ theo các bước sau:
- Bước 1: Căn chỉnh cốt thép chờ cho đúng vị trí, qua vạch dấu tim cột ở chân, dùng thước thép và thước tam giác vuông để kiểm tra vị trí và các mặt xung quang có vuông góc với nhau hay không. Nếu cốt thép chờ bị lệch nhiều phải đục bê tông để nắn lại cốt thép cho đúng vị trí.
- Bước 2: Dựng cốt thép cột ở bốn góc: Su khi nối xong phải dùng dây dọi để kiểm tra độ thẳng các cốt thép ở bốn góc và kiểm tra dộ vuông góc (dùng đai buộc hay hàn gá vào bốn thanh góc để định vị).
- Bước 3: Dựng các cốt thép ở 4 mặt và hàn nối.
- Bước 4: Luồn cốt thép đai luồn từ trên xuống và tiến hành hàn hay buộc liên kết cốt thép đai với cót thép dọc.
5.2.2. Cốt thép dầm:
- Dầm chính: Thi công trước bắng cách tạo khung dầm tại chỗ. Đặt dọc hai bên dầm hệ thống ghế ngựa mang các thanh đà ngang. Đặt các thanh thép cấu tạo lên các thanh đà ngang đó. Luồn cốt đai được san thành từng túm, sau đó luồn cốt dọc chịu lực vào. Sau khi buộc xong, rút đà ngang hạ cốt thép xuống ván khuôn dầm.
- Dầm phụ: Luồn cốt thép dọc lớp dưới qua các khung cốt thép dầm chính. Đặt cốt thép dọc lớp trên lên mặt khung cốt thép dầm chính, luồn đai và kê toàn bộ cốt thép dọc cao hơn mặt sàn khoảng 1015 cm, và tiến hành buộc khung tại chỗ. Sau đó rút đà ngang để hạ xuống vị trí.
5.2.3. Cốt thép sàn:
Cốt thép sàn được lắp dựng tại chỗ trên bề mặt ván khuôn sàn.
- Cốt thép lưới dưới theo các bước sau:
+ Bước 1; Dùng thước thép căng theo 4 cạnh sàn, dùng phấn vạch dấu vị trí dặt cốt thép trực tiếp lên mặt. Nếu sàn lớn dùng dây căng để vạch dấu vào các điểm phía trong sàn.
+ Bước 2: Rải cốt thép lớp dưới và rải dàn vị trí theo vạch dấu.
+ Bước 3: Rải cốt thép lớp trên và rải dàn theo vị trí đánh dấu, rải đến đa dùng dây thép buộc tạo lưới đến đấy. Nếu 1 lưới cốt thép thì dùng xen kẽ xi măng, cát để kê luôn.
- Cốt thép lưới trên: Sau khi buộc cốt thép lưới xong, tiến hành tạo lưới trên các bước tương tự lưới dưới. Sau đó, dùng con kê xi măng, cát để kê lưới dưới và dùng móc thép chữ C để hàn tạo khoảng cách giữa 2 lưới cốt thép thep thiết kế.
5.2.4. Cốt thép móng:
* Lắp cốt thép đài móng:
- Xác định trục móng, tâm móng và cao độ đặt lưới thép ở móng.
- Đặt lưới thép ở đế móng. Lưới này có thể được gia công sẵn hay lắp đặt tại hố móng, lưới thép được đặt tại trên những miếng kê bằng bê tông để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ. Xác định cao độ bê tông móng.
* Lắp đặt cốt thép cổ móng:
- Cốt thép chờ cổ móng được được bẻ chân và được định vị chính xác bằng một khung gỗ sao cho khoảng cách thép chủ được chính xác theo thiết kế. Sau đó đánh dấu vị trí cốt đai.
- Lồng cốt đai vào các thanh thép đứng, dùng thép mềm f = 1mm buộc chặt cốt đai vào thép chủ, các mối nối của cốt đai phải so le không nằm trên một thanh thép đứng.
- Sau khi buộc xong dọn sạch hố móng, kiểm tra vị trí đặt lưới thép đế móng và buộc chặt lưới thép với cốt thép đứng, cố định lồng thép chờ vào đài cọc.
* Lắp dựng cốt thép giằng móng:
- Dùng thước vạch vị trí cốt đai của giằng, sau đó lồng cốt đai vào cốt thép chịu lực, nâng 2 thanh thép chịu lực lên cho chạm vào góc của cốt đai rồi buộc cốt đai vào cốt thép chịu lực, buộc 2 đầu trước, buộc dần vào giữa, 2 thanh thép dưới tiếp tục được buộc vào thép đai theo trình tự trên. Tiếp tục buộc các thanh thép ở 2 mặt bên với cốt đai.
5.2.5. Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép sau khi gia công và sau khi lắp dựng:
- Kiểm tra nghiệm thu cốt thép sau khi gia công:
+ Kiểm tra mác thép có đúng thiết kế yêu cầu không: Bằng cách cắt thép nhập về công trường mang đi thí nghiệm kéo nén.
+ Kiểm tra đường kính cốt thép có phù hợp thiết kế không: Thép tròn trơn dùng thước kẹp ta kiểm tra trực tiếp. thép tròn gai mang đi thí nghiệm hay cân trọng lượng để quy đổi đường kính:
Trong đó: Q là trọng lượng thanh thép.
l là chều dài thanh thép.
là trọng lượng riêng của thép, = 7850 (kg/m)
+ Kiểm tra hình dạng, kích thước của từng số hiệu thép: dùng thước thép đo.
+ Kiểm tra chất lượng mối nối cốt thép: Dùng thước thép đo chiều dài chồng lên nhau có đạt chiều dài quy định không, với mối nối hàn thì kiểm tra qua tay nghề của công nhân hàn hay thí nghiệm bằng phương pháp siêu âm, từ trường.
- Kiểm tra nghiệm thu sau khi lắp dựng:
+ Kiểm tra số lượng cốt thép có đủ theo bản vẽ thiết kế hay không: bằng cách đếm trực tiếp.
+ Kiểm tra khoảng cách giữa các cốt thép, giữa các lớp cốt thép có đạt quy định của thiết kế hay không: dùng thước thép để đo.
+ Kiểm tra vị trí và các quy định về mối nối có đạt yêu cầu hay không?
+ Kiểm tra các chi tiết chôn sẵn hay cốt thép chờ liên kết đã đặt hay chưa và kiểm tr avị trí của nó so với thiết kế.
5.3. Công tác ván khuôn (cốp pha).
5.3.1. Cách lắp dựng ván khuôn cột:
- Lắp dựng ván khuôn cột sau khi đã nghiệm thu phần cốt thép xong, ván khuôn cột được đóng sẵn thành 3 mặt. Sau khi lắp xong vào cốt thép thì đóng tiếp mặt còn lại,
đồng thời chuẩn bị sẵn hệ thống chống đỡ, giằng, gông các mặt ngoài ván khuôn cột được đánh dấu sẵn cốt, tim bằng sơn đỏ, dấu sơn được đánh cách đỉnh của chân cột một khoảng 500 á 800 mm để thuận tiện cho việc kiểm tra và điều chỉnh tạm. Kiểm tra vị trí đặt cột thì đánh dấu trên sàn, đánh dấu cao độ lên cột vạch sơn, cách chân cột một khoảng 1m, đặt khung định vị chân cột khi lắp dựng xong 4 mặt ván tiến hành cố định tạm sau đó kiểm tra tim, cốt của cột và hệ cột bằng cách quả dọi từ đỉnh cột xuống chân cột theo dấu sơ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status