Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mục Lục
Mở đầu
A: Lý Thuyết
I: Khái niệm và phân loại các hình thức liên doanh
1. Khái niệm
2. Phân loại
II: Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh
đồng kiểm soát
2.1: Đặc điểm của hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
2.1.1: Quản lý tài chính
2.1.2: Đặc trưng cơ bản
2.2: Theo chuẩn mực số 08
2.2.2: Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực
2.2.3: Quy định chung
2.2.4: Nội dung trong hợp đồng
2.2.5:Theo chế độ kế toán hiện hành
2.2.6: Quy định chung
2.3: Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí
doanh thu của hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
III: Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát
3.1: Đặc điểm của hình thức tài sản đồng kiểm soát
3.1.1: Pháp lý tài chính
3.1.2: Đặc trưng cỏ bản
3.2: Theo chuẩn mực số 08
3.2.1: Quy định chung về kế toán liên doanh dưới hình thức tài sản đồng
kiểm soát
3.3.2: Nội dung của hợp đồng
3.3: Theo chế độ kế toán hiện hành
3.3.1: Quy định chung

2


3.3.2: Kế toán một số nội dung liên quan đến hoạt động liên doanh dưới
hình thức tài sản đồng kiểm soát
IV: So sánh hai hình thức liên doanh tài sản đồng kiểm soát và hoạt
động kinh doanh đồng kiểm soát

4.1: Giống nhau
4.2: Khác nhau
B: Bài tập áp dụng
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1: Chế độ kế toán Việt Nam
2: 26 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính doanh nghiệp

3


Mở Đầu
Khi nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động liên doanh diễn ra ngày
càng đa dạng và phong phú. Các tổ chức cá nhân có thể góp vốn bằng tiền,
bằng tài sản… và có quyền khác nhau trong điều hành hoạt động của liên
doanh, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, phần hành kế toán đầu tư tài
chính nói chung và kế toán vốn góp liên doanh nói riêng ngày càng được
quan tâm hoàn thiện. Ngày 20/12/2003, Bộ Tài chính đã ra Quyết định
234/2003/QĐ-BTC, trong đó, công bố Chuẩn mực số 08- Thông tin tài chính
về những khoản vốn góp liên doanh và Thông tư số 23/2003/TT-BTC hướng
dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số
234/2003/QĐ-BTC.
A: Lý Thuyết
I: Khái niệm và phân loại các hình thức liên doanh
1: Khái niệm:
Liên doanh là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hay nhiều bên để cùng
thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các
bên góp vốn liên doanh.
2: Phân loại
Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh được đồng
kiểm soát (hay còn gọi là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát):
Là hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh
mới.
Các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanh
đồng kiểm soát do mỗi bên lien doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh chịu; Đối
với các khoản chi phí chung( nếu có) thì căn cứ vào các thảo thuận trong hợp
đồng để phân chia cho các bên góp vốn.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được
đồng kiểm soát (hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát)

4


Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn lien doanh là tài
sản được góp hay do các bên tham gia liên doanh mua, được sử dụng cho
mục đích của kiên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh
theo quy định của hợp đồng liên doanh.
Phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theo
tính chất của tài sản
Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh
được đồng kiểm soát (hay còn gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).
Thành lập một cở sở kinh doanh mới có hoạt động độc lập
giống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát
của các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh.
Các bên tham gia liên doanh góp vốn bằng tiền hay bằng tài
sản vào liên doanh. Phần vốn góp này phỉa được ghi sổ kế toán và được phản
ánh trong bảng cân dối kế toán của bên liên doanh là một khoản mục đầu tư
vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
Việc phân biệt rõ ràng ba hình thức LD này về mặt lý luận cũng như
phương pháp hạch toán sẽ giúp những đối tượng quan tâm có được cách nhìn
toàn diện hơn về một trong các hình thức đầu tư dài hạn đang phát triển mạnh
trong thực tế hiện nay (đầu tư vào công ty con, vốn góp liên doanh, đầu tư
vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn.
II: Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh
doanh đồng kiểm soát
2.1: Đặc điểm của hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
2.1.1. Quản lý tài chính
Đối với từng thành viên tham gia bộ phận liên doanh này không tách
thành một cơ cấu tài chính riêng mà thống nhất trong cơ cấu tài chính của
thành viên. Mỗi bên liên doanh sẽ sử dụng tài sản, vốn riêng để thực hiện
hoạt động kinh doanh được phân chia. Điều đó có nghĩa là từng thành viên
trong liên doanh có quyền và nghĩa vụ trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh
doanh được thực hiện do các bên tham gia trực tiếp điều hành, có thể tiến

5


hành song song với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của từng thành
viên.

2.1.2. Đặc trưng cơ bản
Khi liên doanh được thành lập các bên góp vốn không phải chuyển vốn
tài sản của mình vào liên doanh, toàn bộ vốn góp là bộ phận tài chính của
bên tham gia , nhưng phải được quản lý riêng biệt và phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của liên doanh. Vốn đầu tư không phải chuyển ra bê ngoài doanh
nghiệp, lượng vốn này vẫn được doanh nghiệp điều hành và kiểm soát để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được phân chia trong hợp đồng liên
doanh. Liên doanh theo hình thức hoạtđộng sản xuất kinh doanh đồng kiểm
soát không thỏa mãn điều kiện của một tài sản đầu tư tài chính, thực chất đây
là việc đầu tư vào hoạt động SXKD trong chức năng của doanh nghiệp.
2.2. Theo chuẩn mực số 08
2.2.1. Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hay nhiều bên để
cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi
các bên góp vốn liên doanh. Các hình thức liên doanh quy định trong chuẩn
mực này gồm:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động
kinh doanh được đồng kiểm soát;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được
đồng kiểm soát;
- Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được
đồng kiểm soát.
- Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động đối
với một hoạt động kinh tế liên quan đến góp vốn liên doanh nhằm thu được
lợi ích từ hoạt động kinh tế đó.
6


- Đồng kiểm soát: Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên
doanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế
trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng.
- Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết
định về chính sách tài chính và hoạt động của một hoạt động kinh tế nhưng
không phải là quyền kiểm soát hay quyền đồng kiểm soát đối với những
chính sách này.
- Bên góp vốn liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh và có
quyền đồng kiểm soát đối với liê n doanh đó.
- Nhà đầu tư trong liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh
nhưng không có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó.
- Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản vốn
góp trong liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều
chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong
tài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh phải phản ánh lợi ích của bên góp vốn liên doanh từ kết
quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
- Phương pháp giá gốc: Là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp liên


px130LDCQ4eYC7W

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status