Áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành sản xuất nước giải khát có gas tại thành phố Hồ Chí Minh - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành sản xuất nước giải khát có gas tại thành phố Hồ Chí Minh



DANH MỤC CÁC BẢNG. VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH .VIII
MỞ ĐẦU .- 1 -
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .- 2 -
1.1 Tính cần thiết của đề tài .- 2 -
1.2 Mục tiêu của đề tài.- 3 -
1.3 Tính mới của đề tài.- 3 -
1.4 Nội dung của đề tài .- 3 -
1.5 Phương pháp nghiên cứu .- 4 -
1.5.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin. .- 4 -
1.5.2 Phương pháp tổng hợp thông tin và phân tích tài liệu.- 4 -
1.5.2.1 Tổng hợp thông tin.- 4 -
1.5.2.2 Phân tích tài liệu.- 4 -
1.5.3 Phương pháp áp dụng đánh giá SXSH .- 5 -
1.6 Giới hạn của đề tài .- 5 -
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .- 6 -
2.1 Tổng quan về Sản xuất sạch hơn .- 6 -
2.1.1 Giới thiệu về SXSH .- 6 -
2.1.1.1 Định nghiã SXSH .- 6 -
2.1.1.2 Ích lợi của SXSH .- 7 -
2.1.1.3 Các bước thực hiện SXSH.- 8 -
2.1.2 Tình hình thực hiện SXSH trên thế giới.- 10 -
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


VTH: Đỗ Thị Bích Trâm
3.2.1.5 Liệt kê các định mức sản xuất và số liệu nền về môi trường
Từ số liệu về sản phẩm và nguyên, nhiên vật liệu đã thu thập được, nhóm
SXSH tính toán định mức nguyên, nhiên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm.
Các định mức cần tính toán bao gồm:
- Tiêu thụ nước, năng lượng và nguyên liệu thô;
- Lượng nước thải, chất thải rắn; và
Nhóm SXSH tiếp tục thu thập những số liệu nền về môi trường như:
- Lượng nước thải và các thông số ô nhiễm trong nước thải;
- Lượng khí thải và các thông số ô nhiễm trong khí thải; và
- Các chất thải rắn.
Số liệu nào nhà máy không có thì nhóm SXSH tiến hành đo đạc.
3.2.1.6 Xác định đối tượng theo dõi
Đối tượng cần theo dõi trong nhà máy sản xuất nước giải khát có gas là 3
đối tượng : nước, dầu, điện. Dựa vào số liệu đã thu thập được, xác định lượng tiêu
thụ, các dòng thải và tính toán chi phí phải trả cho các dòng thải này. Sau đó,
nhóm SXSH tiến hành lắp đặt hệ thống đo đạc dầu và nước trong nhà máy.
Sau khi lắp đặt các hệ thống đo đạc, nhóm SXSH lập kế hoạch bao gồm thời
gian theo dõi và sự phân công trách nhiệm theo dõi rõ ràng, cụ thể để thu được số
liệu chính xác nhất.
3.2.1.7 Liệt kê các công đoạn/ quá trình sản xuất
Từ tài liệu của phía nhà máy cung cấp và sau quá trình khảo sát thực tế toàn bộ
quy trình hoạt động của nhà máy, nhóm SXSH tiến hành liệt kê các công đoạn sản
xuất trong nhà máy có tiêu thụ nước và dầu.
Nhóm SXSH tiếp tục tổng hợp các số liệu thu thập được để làm cơ sở xác định
những công đoạn lãng phí hay có dòng thải lớn.
Đồ án tốt nghiệp
Aùp dụng SXSH cho ngành sản xuất nước giải khát có gas tại thành phố Hồ Chí Minh
GVDH: TS. Nguyễn Đinh Tuấn - 28 -
SVTH: Đỗ Thị Bích Trâm
3.2.1.7 Lựa chọn các công đoạn cần tiến hành SXSH
Dựa vào sơ đồ các quá trình sản xuất, nhóm SXSH xác định sơ bộ các công
đoạn tiêu thụ nước và dầu nhiều, có dòng thải lớn và ô nhiễm cao cũng như các
công đoạn có khả năng thu hồi nước cao.
3.2.2 Bước 2: Phân tích các công đoạn
3.2.2.1 Thiết lập sơ đồ dòng chi tiết
Sau khi liệt kê các công đoạn cần được đánh giá SXSH, nhóm SXSH xác định
đầu vào, đầu ra của các công đoạn trong quy trình. Sau đó, hình thành sơ đồ dòng
chi tiết. Mục đích chính của sơ đồ dòng chi tiết là nhằm đưa ra thông tin chi tiết về
từng công đoạn.
3.2.2.2 Cân bằng nước
Trong phần cân bằng nước, nhóm SXSH tiến hành cân bằng nước đầu vào và
nước đầu ra ở mỗi công đoạn. Qua cân bằng nước có thể xác định và định lượng
nước tổn thất và dòng thải . Cân bằng nước dựa trên đo đạc thực tế và cần định
lượng đầu vào đầu ra của từng công đoạn trong phạm vi đánh giá SXSH. Trong
trường hợp không thể đo được, nhóm SXSH ước tính một cách chính xác nhất.
Sau khi cân bằng vật liệu, nhóm SXSH tiến hành đánh giá sự mất cân bằng vật
chất.
3.2.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của nồi hơi
Dựa vào công thức tính hiệu suất nồi hơi để tiến hành đánh giá sơ bộ hiệu quả
hoạt động của nồi hơi. Sau đó, đánh giá các tổn thất trong nồi hơi. Xác định hiệu
quả nồi hơi qua qua đánh giá các thông số CO2 hay O2 dư trong khói lò.
Đồ án tốt nghiệp
Aùp dụng SXSH cho ngành sản xuất nước giải khát có gas tại thành phố Hồ Chí Minh
GVDH: TS. Nguyễn Đinh Tuấn - 29 -
SVTH: Đỗ Thị Bích Trâm
3.2.3 Bước 3: Phát triển các cơ hội SXSH
3.2.3.1 Đề xuất các giải pháp
Nhóm SXSH đề xuất các giải pháp có thể để khắc phục từng nguyên nhân. Các
giải pháp được đề xuất từ nhiều nguồn:
- Các thành viên trong nhóm;
- Những người bên ngoài nhóm SXSH tức là mọi người trong công ty;
- Sổ tay, hướng dẫn và các báo cáo SXSH trước đó; và
- Các chuyên gia của những nhà cung cấp.
3.2.3.2 Lựa chọn các giải pháp SXSH có thể thực hiện được
Sau khi đề xuất tất cả các giải pháp có thể có, nhóm SXSH bắt đầu thảo luận
để lựa chọn và phân loại các giải pháp thành 3 nhóm sau:
 Nhóm 1: Các giải pháp có thể thực hiện ngay lập tức;
 Nhóm 2: Các giải pháp cần được phân tích thêm; và
 Nhóm 3: Các giải pháp bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hay khả
thi.
Ngoài ra, các giải pháp còn được phân loại như sau:
- Quản lý tốt nội vi (bao gồm cả việc bảo dưỡng);
- Cải thiện kiểm soát quá trình (giám sát quá trình tốt hơn);
- Thay đổi nguyên liệu;
- Cải tiến các thiết bị (thay đổi dưa trên các thiết bị hiện có);
- Mua thiết bị mới hay công nghệ mớ (lắp đặt thiết bị);
- Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ; hay
- Thay đổi sản phẩm.
Đồ án tốt nghiệp
Aùp dụng SXSH cho ngành sản xuất nước giải khát có gas tại thành phố Hồ Chí Minh
GVDH: TS. Nguyễn Đinh Tuấn - 30 -
SVTH: Đỗ Thị Bích Trâm
Đối với các giải pháp có thể thực hiện ngay, nhóm SXSH lập danh sách các giải
pháp cũng như kế hoạch và chi phí thực hiện . Sau đó, nhóm SXSH trình lên cấp
lãnh đạo để xét duyệt và cho tiến hành thực hiện các giải pháp này.
3.2.4 Bước 4: Nghiên cứu tính khả thi
Các giải pháp trong nhóm 2 được nhóm SXSH tiến hành nghiên cứu khả thi.
Mục đích của việc nghiên cứu khả thi là để sắp xếp trình tự thực hiện các giải
pháp SXSH. Nghiên cứu tính khả thi cho các giải pháp bao gồm:
- Tiến hành nghiên cứu khả thi về kinh tế;
- Tiến hành nghiên cứu khả thi về kỹ thuật; và
- Tiến hành nghiên cứu khả thi về môi trường.
3.2.4.1 Nghiên cứu tính khả thi về kỹ thuật
Tính khả thi được đánh giá theo mức độ thấp, trung bình hay cao phụ thuộc
vào các đòi hỏi về yêu cầu kỹ thuật và các tác động kỹ thuật. Nhóm SXSH đánh
giá tính khả thi về kỹ thuật dựa trên các yêu cầu sau:
Các yêu cầu kỹ thuật cần quan tâm là:
- Các ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và công suất sản xuất;
- Aûnh hưởng đối với các thiết bị hiện có (tính tương thích đối với các thiết bị
đang dùng);
- Nhu cầu đào tạo nhân lực; và
- Yếu tố sức khoẻ và an toàn lao động.
Các tác động kỹ thuật là:
- Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ;
- Giảm nhiên liệu dầu; và
- Giảm chất thải.
Đồ án tốt nghiệp
Aùp dụng SXSH cho ngành sản xuất nước giải khát có gas tại thành phố Hồ Chí Minh
GVDH: TS. Nguyễn Đinh Tuấn - 31 -
SVTH: Đỗ Thị Bích Trâm
3.2.4.2 Nghiên cứu tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi về mặt kinh tế là một thông số quan trọng đối với nhà máy để
quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ cũng như xem xét thứ tự ưu tiên thực hiện
các giải pháp SXSH. Phân tích khả thi về mặt kinh tế có thể được thực hiện bằng
các giải pháp khác nhau như: phương pháp tỷ số quay vòng vốn nội bộ, phương
pháp tính giá trị hiện tại. Tuy nhiên đối với các giải pháp có vốn đầu tư nhỏ, thời
gian thu hồi ngắn, có khả năng đạt được mục đích kinh tế thì phương pháp thời
gian thu hồi vốn được áp dụng. Công thức tính nhanh về thời gian thu hồi vốn:
Vốn đầu tư
Thời gian thu hồi vốn =
Dòng tiền thu được
Tính khả thi về mặt kinh tế được đánh giá theo các mức độ sau:
- Cao: thời gian thu hồi vốn dưới 1 năm;
- Trung bình: thời gian thu hồi vốn từ 1–10 năm; và
- Thấp: thời gian thu hồi trên 10 năm.
3.2.4.3 Nghiên cứu tính khả thi về môi trường
Các giải pháp sau khi được xem xét tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế tiếp tục
được phân tích về mặt môi trường. Đối với các nhà máy sản xuất nước giải khát có
gas, ảnh hưởng có lợi nhất đến môi trường là giảm khí thải. Do đó, tính khả thi về
mặt kinh tế được đánh giá theo các mức độ cao, trung bình hay thấp dựa trên các
tiêu chí đánh giá sau:
- Giảm khí thải : được tính mức độ quan trọng 60%; và
- Giảm nước thải : được tính mức độ quan trọng 40%;
3.2.4.4 Lựa chọn các giải pháp SXSH
Sau khi nghiên cứu tính khả thi cho từng giải pháp, nhóm SXSH tiến hành xếp
hạng các giải pháp dựa trên tình khả thi của chúng. Lợi nhuận rất quan trọng đối
Đồ án tốt nghiệp
Aùp dụng SXSH cho ngành sản xuất nước giải khát có gas tại thành phố Hồ Chí Minh
GVDH: TS. Nguyễn Đinh Tuấn - 32 -
SVTH: Đỗ Thị Bích Trâm
với nhà máy nên tính khả thi về mặt kinh tế của mỗi giải pháp chiếm 50% tổng
điểm cho phép. Tính khả thi về mặt kỹ thuật và mặt môi trường có vai trò quan
trọng như nhau. Vì thế, 50% tổng số điểm sẽ chia đều cho 2 lĩnh vực này. Điểm
chia cho các mức độ như sau:
Khả thi về kỹ thuật
(25%)
Khả thi về kinh tế
(50%)
Khả thi về môi trường
(25%)
Thấp TB Cao Thấp TB Cao Thấp TB Cao
0–5 6–14 15 - 25 0–10 11–29 30–50 0–5 6–14 15 - 25
Các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường được kết hợp theo
phương pháp trong số để chọn ra các giải pháp tốt nhất.
3.2.5 Bước 5: Phát triển các cơ hội SXSH
3.2.5.1 Lập kế hoạch thực hiện
Sau khi đã xếp hạng các giải pháp, nhóm SXSH tiến hành lên kế hoạch thực
hiện các giải pháp. Thứ tự thực hiện các giải pháp được xác định dựa vào tổng
điểm của các giải pháp đó. Giải pháp có điểm càng cao thì thì thực hiện trước tiên.
Sau khi lập xong, kế hoạch này được đưa lên cho các cấp lãnh đạo duyệt và cấp
kinh phí thực hiện. Kế hoạch thực hiện bao gồm các nội dung sau:
- Giải pháp SXSH;
- Người chịu trách nhiệm thực hiện; và
- Thời hạn hoàn thành.
3.2.5.2 Lập danh sách các giải pháp đã thực hiện
Để theo dõi việc thực hiện các giải pháp trong quá trình đánh giá SXSH, nhóm
SXSH tiến hành lập các danh sách các giải pháp đã được thực hiện. Đồng thời,
nhóm SXSH cũng tính toán c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status