Chống ồn cho trạm phát điện của tòa nhà công nghệ cao e.town - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Chống ồn cho trạm phát điện của tòa nhà công nghệ cao e.town



MỤC LỤC
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Lời cảm ơn
Lời mở đầu
Mục lục
Danh mục các từ viết tắc
Danh sách bảng
Danh sách hình
 
CHƯƠNGI. MỞ ĐẦU
1.1Giới Thiệu Về Luận Văn 1
1.2. Mục Tiêu Của Đồ An 1
1.3. Phạm Vi Của Đồ An 2
1.4. Nội Dung Của Đồ An 2
1.5.Phương Pháp Thực Hiện Đồ An 2
 
Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm cơ bản vể âm thanh và tiếng ồn 2
 2.1.1.Tần số âm thanh:đơn vị đo là Hertz(Hz) 2
 2.1.2. Cường độ âm thanh hay năng lượng âm thanh 2
 2.1.3 Độ vang âm thanh 4
 2.1.4 Giải tần số âm thanh 6
2.2. Tai người và đặc điểm cảm thụ âm thanh 6
 2.2.1 Tai người 6
 2.2.2 Các đặc điểm cảm thụ âm thanh của tai người 10
 2.2.3. Đo âm thanh 10
 2.2.3.1.Mức âm hiệu chỉnh





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


êng lượng tiếng ồn của chúng không lớn. Tiếng ồn lan truyền theo dạng này thường gọi là tiếng ồn kết cấu và được xử lý bằng giải pháp cấu tạo kiến trúc.
2.6.2.2.Tiếng ồn va chạm.
Hình 2.9 .sự lan truyền va cham trong nhà
Khác với tiếng ồn khí động, tiếng ồn va chạm là sự va đập của các vật thề và kết cấu. Tại vị trí va chạm có 1 lượng động năng rất lớn truyền vào kết cấu.
Năng lượng này không phân bố trên toàn bộ kết cấu mà tập trung trên 1 diện tích nhỏ,có trị số lớn hơn rất nhiều so với tiếng ồn không khí, lan truyền mạnh,xa theo kết cấu nhà nếu chúng liên kết cứng với sàn.
Hính b mô tả minh hoạ tiếng ồn va chạm trên sàn betông cốt thép của 1 căn hộ, lan truyền đến các căn hộ khác trong cùng ngôi nhà.
Việc đánh giá cách âm va chạm không thể tiến hành như đối với cách âm không khí thông qua chênh lệch mức ồn hay khả năng cách âm mà phải trực tiếp đo mức ồn va chạm dưới sàn khi trên sàn xảy ra va chạm.
2.7 .Những yêu cầu về cách âm
Những yêu cầu của vật cách âm cần đạt được là giảm được tiếng ồn tại nơi làm việc tới mức cho phép theo tất cả các dãi ốcta mà người ta thường lấy trị số trung bình của mỗi ôctave là 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000Hez. Yêu cầu này dẫn đến trị số cách âm Rti được tính toán riêng biệt cho từng bộ phận của cấu trúc cách âm như:tường,trần, các cửa đi, cửa sổ.
Khi tiếng ồn lan truyền với nguồn ồn để hở trong phòng:
Rti = Lp – Lc -10. lg(Bm /Bo) + 10.lg(Si / So) – 15.lg(ri /ro) + 10.lg.m-5
Với :
Rti là độ cách âm yêu cầu cho dạng thứ I của cấu trúc cách âm tương ứng với dải 1 octave(dB)
Si  là diện tích thứ I của cấu trúc cách âm(m2)
Lc là mức độ cho phép của áp âm tương ứng với dải octave taị điểm cần tính toán(dB)
Lp mức áp âm của nguồn ồn(dB)
Bm là hằng số cách âm của nhà hay kết cấu(m2)
Bo hằng số cách âm diện tích thứ I
So diện tích toàn bộ cấu trúc xây dựng (m2)
ro khoảng cách từ nguồn ồn đến kết cấu xây dựng
ri khoảng cách từ nguồn ồn thứ I đến kết cấu xây dựng
m số lớp vật liệu cách âm.
Các cấu trúc nhà cửa rất đa dạng nhưng về mặt âm học có thể chia chúng làm 2 dạng cơ bản:
Kết cấu 1 lớp (bao gồm cả kết cấu nhiều lớp nhưng có liên kết cứng với nhau trên suốt bờ mặt của chúng), khi chịu tác động của sóng âm,kết cấu phản ứng như 1 khối đồng nhất
Kết cấu nhiều lớp,giữa chúng là khe không khí hay 1 vài lớp vật liệu khúc âm.
Khi chịu tác động của sống âm,mỗi lớp có phản ứng khác nhau.
Sóng âm là sóng áp suất, khi đập vào kết cấu sẽ tiếp tục lan truyền trong chúng dưới dạng sóng dọc và sóng ngang. Đối với các”tấm mỏng” như: tường, sàn, vách, , thì sóng uốn mới là đường truyền âm chủ yếu giữa 2 phòng .
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cách âm của kết cấu là:
Các kích thước hình học( chiều rộng, chiều dày, chiều dài).
Liên kết của kết cấu với xung quanh.
Khối lượng(kg/m2) và độ cứng kết cấu.
Nội mất mát của vật liệu gây ra bởi độ nhớt và nội ma sát các nguyên tử của vật liệu khi biến dạng.Được đặt trưng bằng hệ số mất mát và nó chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật liệu.
2.7.1 Kết cấu một lớp đồng chất.
Đây là trường hợp đơn giản nhất mà cũng là phổ biến nhất trong kết cấu nhà cửa.
Các tường, vách,s àn nhà có thể khảo sát như 1 tấm mỏng có kích thước hữu hạn và liên kết chu vi, chịu tác động của sóng âm và bị dao động uốn cưỡng bức để trở thành 1 nguồn âm thứ cấp, bức xạ âm sang phòng bên cạnh.
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm truyền âm qua kết cấu cho thấy có thể chia toàn bộ tần số khảo sát cách âm thành 3 phạm vi chịu ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố đã nêu.
Hình 2.10. Ba phạm vi làm việc cách âm của kết cấu
Ơû phạm vi tần số thứ I, khả năng cách âm của kết cấu phụ thuộc độ cứng của nó và thường xảy ra hiện tượng cộng hưởng.Tuy nhiên với các kết cấu có diên tích lớn hơn 10m2, các tần số cộng hưởng này thường ở vùng có tần số thấp (< 50Hz).
Ơû phạm vi tần số thứ II, khả năng cách âm của kết cấu phụ thuộc khối lượng của nó và kết cấu có thể khảo sát như nhiều khối lượng riêng lẻ dao động độc lập. Ở phạm vi này,khả năng cách âm của kết cấu tuân theo quy luật gọi là định luật khối lượng trong cách âm.
Trong phạm vi thứ III, ở các tần số cao, định luật khối lượng không còn hiệu lực và khả năng cách âm chịu ảnh hưởng của 1 hiện tượng cộng hưởng độc đáo gọi là hiện tượng trùng sóng,giảm đáng kể khả năng cách âm của nó.
Sau phạm vi này khả năng cách âm lại tăng dần phụ thuộc vào khối lượng và nội mất mát của vật liệu.
2.7.2 Định luật khối lượng trong cách âm
Khi sóng âm tới kết cấu khuyếch tán, khả năng cách âm của nó có thể xác định theo công thức:
R = 10lg-5
Với
m: khối lượng kết cấu( kg/m2).
: tần số âm( Hz).
C: vận tốc âm trong không khí(m/s).
R: khả nămg cách âm(dB)
Khi lấy =410kg/m2.s và bỏ qua giá trị 1,ta có:
R= 20.lg m.f -47,5 (dB) (*)
Xét trường hợp thực tế kết cấu có kích thước hữu hạn và liên kết theo chu vi,khả năng cách âm bị giảm nhiều hơn công thức(*) do các đường truyền âm gian tiếp.Khi đó khả năng cách âm được xác định theo công thức:
R= 20.lg m.f – 54 (dB)
Đây là công thức của định luật khối lượng trong cách âm.Như vậy, theo định luật khối lượng ta thấy:
Khối lượng kết cấu tăng lên 2 lần (tăng mỗi octave) khả năng cách âm tăng lên 6 dB.
Khi tần số tăng lên 2 lần (tăng mỗi octave)khả năng cách âm tăng lên 6 dB
Đây là quy luật tần số trong cách âm.Tuy nhiên từ thực nghiệm MEISSER nhận thấy khả năng cách âm trong thực tế chỉ tăng thêm 4 dB mỗi khi khối lượng tăng gấp đôi và cũng tăng thêm 4 dB khi tần số tăng len 2 lần.
2.7.3 Hiện tượng trùng sóng
Hiện tượng trùng sóng làm giảm đáng kể khả năng cách âm của kết cấu có thề giải thích như sau:
Hình 2.11. Hiện tượng trùng sóng
Khi sóng âm (bước sóng k) tới kết cấu với gốc tới 0, dưới tác dụng của áp suất âm, bị dao động uốn cưỡng bức với bước sóng T:
T = k /sin0 (m)
Nếu gọi uo là bước sóng uốn riêng của kết cấu thì hiện tượng trùng sóng xảy ra khi T = uo(*).Như vậy, sẽ có nhiều tần số xảy ra trùng sóng vì mỗi sống am có thể tím thấy 1 góc 0 thích hợp để điều kiện (*) thoả mãn.
Tuy nhiên hiện tượng trùng sóng chỉ xảy ra khi k =uo vì sin0 1.Do đó tồn tại 1 tần số nhỏ nhất mà bắt đầu từ đó sẽ xảy ra hiện tượng trùng sóng.Tần số này được gọi là tần số giới hạn, kí hiệu fgh tương ứng với điều kiện 0 = 90o(khi đó k =uo).
Tần số tới hạn có thể xác định theo công thức:
fgh =Co2 / 1,8 C1.d = Co2 / 1,8 C1.d.(p/e)1/2
Với:
Co : vận tốc âm trong không khí( m/s)
C1 : vận tốc sóng dọc trong kết cấu (m/s).
d: chiều dày kết cấu(m)
p: khối lượng riêng của vật liệu(kg/m3).
e: hệ số đàn hồi(modun young).
Vậy tần số giới hạn phụ thuộc vào độ cứng của kết cấu,hệ số mất mát và tỉ lệ nghịch với chiều dày kết cấu.
Trong bảng đo tần số giới hạn của kết cấu bằng các vật liệu khác nhau khi chiều dày bằng 1cm.Muốn xác định tần số giới hạn của kết cấu đồng chất có chiều dày x(cm), cần chia trị số trong bảng cho x.
VẬT LIỆU
KHỐI LƯỢNG RIÊNG kg/cm3
fgh Hz
Cao su
Lie (gỗ bấc)
Polixtiren nở
Thép
Nhôm
Chì
Kính
Gạch đặc
Bêtông
Thạch cao
Gỗ
1000
250
14
7800
2700
10600
2500
2000-2500
2300
1000
600
85000
18000
14000
1000
1300
8000
1200
2500 -5000
1800
4000
6000 -18000
Bảng 2.2. Bảng tần số giới hạn của kết cấu(fgh) khi chiều dày 1cm
Do hiện tượng trùng sóng, trong phạm vi tần số giới hạn, khả năng cách âm của kết cấu sẽ giảm một cách đáng kể.
Độ giảm lớn nhất xảy ra tại tần số giới hạn, kí hiệu (dB).
Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Meisser,độ giảm khả năng cách âm tại tần số giới hạn có thể lấy:
Các vật liệu có hệ số mất mát lớn nhất như cao su, lin,chì,độ giảm cách âm 6dB so với đường thực nghiệm.
Các vật liệu có hệ số mất mát trung bình như polixtrien nở,betông,thạch cao và gỗ,độ giảm cách âm 8dB.
Các vật liệu có hệ số mất mát nhỏ như thép, nhôm,kính,gạch đặc và bêtông dự ứng lực, độ giảm cách âm10dB.
Sau tần số giới hạn,khả năng cách âm của kết cấu trớ lại tăng nhanh và ở tần số f>2 fgh có thể xác định theo công thức của Cremen L:
R=20lg(.fgh.m/Co) + 30lg f/fgh+10lg-3
Ơû tần số này,hệ số mất mátcó vai trò quan trọng trong cách âm của kết cấu.
Khi hệ số mất mát tăng gấp đôi, khả năng cách âm tăng thêm 3 dB.
2.7.4. Phương pháp gần đúng dựng đường đặc tính tần số cách âm kết cấu đồng chất
Các tường bằng gạch, đá, bêtông thường có lớp trát ít nhất ở một mặt.Các lớp trát này nói chung không ảnh hưởng nhiều đến tần số giới hạn nếu như kết cấu đủ nặng.Mặt khác phần đóng góp nâng cao thêm khả năng cách âm của chúng cũng rất nhỏ, vì vậy có thể bỏ qua khi tính toán.Vai trò quan trọng của lớp trát là chúng có thể bịt kín các khe hở trong kết cấu, nhờ đó nâng cao được khả năng cách âm.
Phương pháp gần đúng dựng đường đặc tính tần số cách âm của kết cấu trên cơ sở lý thuyết đã trình bày được tiến hành theo trình tự sau đây.
Xác định khả năng cách âm của kết cấu ở tần số 500 Hz theo định luật khối lượng.
Dựng đường thẳng nghiêng 4dB /Octave theo quy luật tần số thực nghiệm trong cách âm.
Xác định tần số giới hạn teho bản tần số giới hạn kết cấu (fgh)khi chiều dày 1cm.
Xác định giảm cách âm ở tần số giới...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status