Xác định tỉ lệ tiêu hóa của cây mai dương (mimosa pigra l.) trong khẩu phần của dê thịt - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Xác định tỉ lệ tiêu hóa của cây mai dương (mimosa pigra l.) trong khẩu phần của dê thịt



LỜI CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Một số đặc điểm thực vật và phân bố địa lý của cây Mai
dương (Mimosa pigra L.) 3
2.1.1. Mô tả 3
2.1.2. Phân bố địa lý 4
2.1.3. Sinh thái 4
2.1.4. Sinh trưởng và phát triển 5
2.1.5. Sinh sản 5
2.1.6. Diễn biến quần thể 6
2.1.7. Tác dụng 7
2.1.7.1. Tác dụng bất lợi 7
2.1.7.2. Tác dụng có lợi 8
2.2. Sử dụng cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc nhai lại 8
2.3. Một số đặc điểm của cỏ lông para (Brachiaria multica) 12
2.3.1. Nguồn gốc 12
2.3.2. Đặc điểm thực vật học 12
2.3.3. Đặc điểm sinh thái học 13
2.3.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng 13
2.4. Một số đặc điểm sinh học về loài dê 14
2.4.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của dê 14
2.4.2. Sự tiêu hóa của dê 14
2.4.2.1. Hệ số tiêu hóa thức ăn của dê 14
2.4.2.2. Lượng thức ăn ăn được 1





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


dương ở
nồng độ 0,2% trọng lượng khô của lá (Lonsdale, 1992).
Ở Thái Lan, khi cho cừu ăn mai dương ở mức thấp trộn với cỏ lông para
(Brachiaria mutica), mai dương không làm giảm sự tiêu hóa thức ăn và được
xem là thành phần thức ăn có protein cao. Theo kết quả một thí nghiệm so sánh
ảnh hưởng của sự thay thế mai dương cho Leucaena leucocephala trong khẩu
phần của heo và chuột, mai dương có thể thay thế hoàn toàn cho leucaena. Lá
3 Trích dẫn từ Dương Thanh Liêm, 2003.
4 Trích dẫn từ Miller, 2004
11
mai dương được sử dụng trong khẩu phần của chim cút ở mức 6% mà không có
bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào. Ở Thái Lan, khi trâu ăn rơm lúa kết hợp với mai
dương thì ít giảm trọng lượng hơn là chỉ ăn rơm lúa (Miller, 2004).
Bajhau và Cox (2000) thí nghiệm trên 22 con dê, được chia làm 2
nhóm: một nhóm được chăn thả trên bãi có cây Mai dương mọc và một nhóm
được chăn thả trên bãi cỏ pangola (Digitaria decumbens). Cả 2 nhóm được
cung cấp nước tự do nhưng không bổ sung thức ăn. Thí nghiệm được tiến
hành trong 12 tuần. Thành phần dinh dưỡng lá và thân non có kết quả là 42%
vật chất khô (DM), 18,3% protein thô (CP), 0,2% P và 1,36% Ca trên vật chất
khô. Bajhau kết luận rằng: Dê có khả năng sử dụng mai dương khi nguồn
thức ăn khác không sẵn có.
Tại Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp và Hội Nông dân huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đã thí điểm mô hình
nuôi dê dùng thức ăn chính là các loại cỏ tự nhiên và bổ sung đạm bằng cây
mai dương cho kết quả tăng trọng rất tốt và không thấy có ảnh hưởng bất lợi
nào. Ví dụ, sau 08 tháng nuôi, đàn dê tăng trọng từ 18-25 kg/con và hầu hết
dê cái đều sinh sản tốt. Những người tham gia mô hình cho biết loài dê rất
khoái khẩu với cây Mai dương, khi chăn thả trên đồng cỏ chúng luôn luôn
tìm cây mai dương để ăn trước tiên. Khảo sát của Sở Khoa học Công nghệ
tỉnh Sóc Trăng (2004) một con dê có thể ăn hết bình quân 100-200
cây/con/ngày (cây non, cao trung bình).
2.3. Một số đặc điểm của cỏ lông para (Brachiaria mutica)
2.3.1. Nguồn gốc
Cỏ lông para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brasil), châu Phi và có
nhiều ở các nước nhiệt đới, được đưa vào Australia năm 1880 và vào nước
ta ở Nam Bộ từ 1875 và Trung Bộ 1930 rồi sau đó ra Bắc Bộ (Nguyễn
Thiện, 2002).
2.3.2. Đặc điểm thực vật học
Cỏ lông para là loài cỏ lâu năm, nhiều rễ. Thân dài 0,6-2 m, phân
nhánh, mềm, bò trên mặt đất, mọc rễ và đâm chồi ở các đốt, sau đó vươn
12
thẳng lên cao có thể tới 2 m, đốt có lông mềm trắng. Lá hình mũi mác dài,
nhọn đầu, gần hình tim ở gốc, dài 10-20 cm, rộng 1,0-1,5cm, phẳng, có ít
lông ở mặt dưới; mép lá sắc; bẹ lá dẹt, khía rãnh, có lông trắng mềm; lưỡi
bẹ ngắn, có nhiều lông. Cụm hoa hình chùy, dài 8-20 cm, thẳng đứng, gồm
8-20 bông đơn hay kép ở gốc, dài 5-10 cm (Nguyễn Đăng Khôi và Dương
Hữu Thời, 1981).
2.3.3. Đặc điểm sinh thái học
Cỏ lông para ưa thích khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tối thiểu để cỏ có thể
sống được là 8oC, nếu lạnh hơn thì nó có thể chết lụi dần (Nguyễn Đăng Khôi
và Dương Hữu Thời, 1981), nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp là
21oC. Nó có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000 m so với mực nước
biển. Thích hợp với những vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở
những nơi có lượng mưa thấp khoảng 500 mm/năm. Phát triển mạnh ở chỗ
đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60 cm), nên xuất hiện nhanh ở các bờ
sông, suối, cống rãnh. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phènnhưng
ưa đất phù sa, đồng bằng. Cỏ para là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống
được cả ở những nơi nước chảy (Nguyễn Thiện, 2002). Có thể sử dụng cỏ
lông para cho gia súc ăn dưới dạng tươi, ủ xanh, hay phơi khô (Nguyễn
Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981).
2.3.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của cỏ lông para
Đặc điểm mẫu Chất khô
% chất khô
Protein thô Xơ thô Tro Mỡ thô Dẫn xuất không đạm
Tươi, 6 tuần
(Ấn Độ) 29,5 14,2 26,6
12,
4 1,9 44,9
Tươi, 10 tuần
(Ấn Độ) 39,8 13,2 29,4
12,
0 1,5 43,9
Tươi, 14 tuần
(Ấn Độ) 36,3 11,9 28,5
11,
3 1,8 46,5
Khô, 35 ngày
(Venezuela) - 10,9 30,5 8,7 1,8 48,1
Khô, 45 ngày
(Venezuela) - 12,0 27,3
10,
7 2,9 47,1
13
Đặc điểm mẫu Chất khô
% chất khô
Protein thô Xơ thô Tro Mỡ thô Dẫn xuất không đạm
Tươi, 6 tuần
(Ấn Độ) 29,5 14,2 26,6
12,
4 1,9 44,9
Khô, 55 ngày
(Venuzuela) - 10,4 27,9 9,9 3,0 48,8
Tươi, giữa ra
hoa (Trindad) 29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9
Nguồn: Nguyễn Thiện, 2002
2.4. Một số đặc điểm sinh học về loài dê
2.4.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của dê
Cũng như các gia súc khác, sinh trưởng và phát triển của dê tuân
theo quy luật giai đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi
dưỡng, chăm sóc, quản lý và môi trường. Thông thường trọng lượng dê sơ
sinh là 2,5-3,5 kg; 3 tháng đạt 9-12 kg; 6 tháng là 15-21 kg; 12 tháng là
23-29 kg; 18 tháng là 30-40 kg. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái.
Giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương
đối là cao nhất (90-120 g/con/ngày và 95-130 %), tiếp theo là giai đoạn 3-6
và 6-12 tháng (70-110 g/ngày và 30-50 %), giai đoạn 12-18 tháng cường độ
sinh trưởng giảm đi dần dần (20-45 g/con/ngày và 10-20 %), giai đoạn 18-24
tháng cường độ sinh trưởng của dê thấp xuống (20-30 g/con/ngày), và đến
giai đoạn trưởng thành, cường độ sinh trưởng thấp dần và thay đổi không rõ
rệt (Đinh Văn Bình, 2005).
Bảng 2.3. Trọng lượng của dê lai (Bách Thảo x Cỏ) qua các tháng tuổi (kg)
Lứa tuổi Sơ sinh
3
tháng
6
tháng
9
tháng
12
tháng
18
tháng
24
tháng
Dê đực 2,45 10,95 19,5 26,6 32,7 36,6 42,5
Dê cái 2,10 9,10 17,6 22,8 28,4 30,8 32,6
Nguồn: Đinh Văn Bình, 2005
14
2.4.2. Sự tiêu hóa của dê
2.4.2.1. Hệ số tiêu hóa thức ăn của dê
Giá trị của thức ăn không những được đánh giá qua kết quả phân tích
thành phần dinh dưỡng mà còn xem loại thức ăn đó có được tiêu hóa và hấp
thụ được bao nhiêu. Hệ số tiêu hóa thức ăn là lượng thức ăn được dê tiêu thụ
không bị thải ra qua phân. Công thức tính:
Lượng thức ăn ăn vào - Lượng thải qua phân
Hệ số tiêu hóa thức ăn (%) = x 100
Lượng ăn vào
Hệ số tiêu hóa phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và các phần của cây
thức ăn, loại dê và giống dê, đặc điểm sinh học của cây thức ăn, mức độ nuôi
dưỡng dê (Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình, 2003).
2.4.2.2. Lượng thức ăn ăn được
Dê hơn hẳn các loại gia súc khác là có thể ăn được rất nhiều loại
thức ăn. Thậm chí một số loại thức ăn có mùi khác biệt, có độc tố mà gia
súc khác không ăn được, nhưng dê vẫn ăn như lá xoan, lá keo tai tượng, lá
điền thanh Tuy nhiên lượng thức ăn ăn được phụ thuộc vào nhiều yếu tố
và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và năng suất chăn nuôi. Có ba nhân tố
chủ yếu ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được như: nhân tố thức ăn (mùi,
vị, thay đổi thức ăn, độ ẩm, khả năng tiêu hóa, kích thước, loại hình), nhân
tố môi trường ngoại cảnh (thời gian cho ăn, số lần cho ăn, số lượng thức
ăn, sự cạnh tranh với gia súc khác, nhiệt độ, độ ẩm không khí, phương
pháp cho ăn) và nhân tố gia súc (tính ngon miệng, ưa thích, tầm vóc gia
súc, giai đoạn sản xuất như đang chửa hay tiết sữa). Lượng thức ăn ăn
được trên 100 kg trọng lượng của dê thường là 2,5-3 kg VCK/ngày
(Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình, 2003).
15
2.4.3. Tập tính ăn của dê
Dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ.
Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi
ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển
sang cây và bụi khác tiếp theo.
Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m, chúng có thể đứng bằng 2 chân rất
lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cả cây để chọn phần ngon mà ăn. Thức
ăn khi để sát mặt đất chúng rất khó ăn, thường phải quỳ chân trước xuống
để ăn. Khi để tự do, dê có khả năng tự tìm chọn các loại thức ăn thích nhất
để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn, bùn đất, dê thường loại bỏ, không ăn lại.
So với trâu bò, cừu thì dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích
ứng rộng với các mùi vị của cây lá. Do vậy, một số loài cây mà trâu bò
không ăn nhưng dê vẫn sử dụng được (Đinh Văn Bình, 2005).
Hình 2.3. Tập tính ăn và chọn lựa thức ăn xanh của dê
16
2.4.4. Nhu cầu dinh dưỡng của dê
2.4.4.1. Nhu cầu vật chất khô
Nhu cầu thu nhận vật chất khô của dê tính trên khả năng ăn tự do
và tùy thuộc vào tính sản xuất của giống, trung bình ở mức 3-6% so với
trọng lượng cơ thể chúng (Hồ Quảng Đồ, 2000).
Ở các nước nhiệt đới, người ta theo dõi thấy mỗi ngày dê cần một
lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% khối lượng cơ thể. Dê hướng
thịt cần ít hơn khoảng 3%, dê hướng sữa thì cần nhiều hơn khoảng 4% (Đinh
Văn Bình, 2005). Nếu cho ăn khẩu phần có chứa ít chất khô thì khó thỏa mãn
nhu cầu dinh dưỡng của con vật, nhất là năng lượng để đạt năng suất cao.
Nếu cho ăn khẩu phần chứa nhiều chất khô, như khi ta cho ăn nhiều rơm và
phụ phẩm nhiều xơ thì giá trị năng lượng thấp, cũng ảnh hưởng đến khả năng
tiêu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status