Biện pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Minh Hiền - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Biện pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Minh Hiền



Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1:Nâng cao lợi nhuận của Doanh Nghiệp 3.
 
1.1. Lợi nhuận của Doanh Nghiệp 3
1.1.1. Doanh Nghiệp 3
1.1.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp 5
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 5
1.1.2.2. Kết cấu lợi nhuận. 7
1.1.2.3. Phương pháp tính lợi nhuận. 8
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao lợi nhuận của Doanh Ngiệp 12
1.2.1. Các nhân tố khách quan 12
1.2.2. Các nhân tố chủ quan. 13
1.2.2.1. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh 13
1.2.2.2. Giá thành toàn bộ 15
1.2.2.3. Khả năng về vốn 15
1.2.2.4. Nhân tố con người 15
Chương 2: Tình hình lợi nhuận của công ty TNHH Minh Hiền
 16
 
2.1.1. Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty TNHH Minh Hiền. 18
2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ 19
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất 19
2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 19
2.1.5. Đặc điểm về tổ chức và nhiệm vụ của phòng tài chính 21
2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH Minh Hiền 24
2.2.1. Tình hình doanh thu và chi phí của công ty qua các năm 24
2.2.1.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh 24
2.2.1.2. Tình hình doanh thu 25
2.2.1.3. Tình hình chi phí 27
2.2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty 31
2.2.2.1. Lợi nhuận thực hiện qua các năm 31
2.2.2.2. Về tỉ suất lợi nhuận 32
2.2.3. Kết quả lợi nhuận của công ty qua các năm 33
2.3. Đánh giá chung 35
2.3.1. Thành tựu đạt được 35
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 36
Chương 3 :Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Minh Hiền 41
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới. 41
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Minh Hiền 42
3.2.1. Giảm giá thành sản xuất 42
3.2.2. Đẩy mạnh tiêu thụ 46
3.2.2.1. Lựa chọn hàng hóa bán ra phù hợp: 46
3.2.2.2. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường : 46
3.2.2.3. Tăng cường công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm : 48
3.2.2.4. Thực hiện đa dạng hoá các cách bán và xác định cách thanh toán hợp lý 49
3.2.2.5. Tăng cường hoạt động dịch vụ khách hàng 49
3.2.3. Tiết kiệm chi phí BH và chi phí QLDN 51
Kết luận: 52
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kinh doanh, thực hịên đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, với Liên đoàn lao động thành phố, công ty còn phải tạo thêm việc làm cho người lao động, thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giáo dục ý thức trách nhiệm, tôn trọng kỹ thuật của công nhân lao động, tăng hiệu quả hoạt động của công ty và nâng cao thu nhập của người lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất chế biến là một quy trình sản xuất, chế biến liên tục và không phân bước rõ ràng, sản phẩm là kết quả chế biến của nhiều công đoạn. Thời gian đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi nhập kho khá nhanh.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Để đáp ứng nhu cầu của quy trình công nghệ, công ty tổ chức một xưởng chính bao gồm ba phân xưởng:
+Phân xưởng giết mổ gồm những công việc: làm sạch lợn, gia cầm,giết thịt, cạo lông rồi mổ.
+Phân xưởng lọc thịt và chế biến bao gồm lọc ra thành những phần khác nhau của lợn, gia cầm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và với từng loại thị trường khác nhau.
+Phân xưởng đóng gói và làm lạnh gồm những công việc: đóng gói các sản phẩm đã hoàn thành ở khâu lọc và chế biến, sau đó mới đưa vào kho để lạnh để bảo quản.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổng số công nhân viên của công ty là 86 trong đó nhân viên quản lý là 15 gồm có Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng. Ngoài phòng Giám đốc, Phó giám đốc thì Công ty có 4 phòng ban và 3 phân xưởng.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng xuất khẩu
Ban bảo vệ
Xưởng đóng gói, làm lạnh
Xưởng lọc và chế biến
Xưởng giết mổ
Khối sản xuất
Phòng kiểm nghiệm
- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm điều hành chung toàn công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động kinh tế của công ty.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt Giám đốc điều hành những mảng do Giám đốc giao phó và trực tiếp điều hành đối với phòng xuất khẩu, phòng kế toán tài vụ và phòng kinh doanh.
- Phòng kế hoạch kinh doanh do trưởng phòng điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán.
- Kế toán tài vụ đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, tạo vốn trong sản xuất và kinh doanh. Từ đó giúp giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh tế của công ty hạch toán từng loại mặt hàng, từng loại sản phẩm.
- Phòng xuất khẩu: thăm dò, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, hàng ngày nắm bắt được tỷ giá hối đoái để điều hành các mặt hàng xuất khẩu và nhanh chóng triển khai các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết.
- Phòng tổ chức hành chính: có một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban, hợp lý giữa các công việc hành nghề cấp bậc.
- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tất cả các loại hàng kể cả hàng mua về, hàng tự sản xuất đảm bảo chất lượng đúng theo tiêu chuẩn. Đồng thời nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã mới...
- Khối sản xuất: gồm phân xưởng giết mổ, phân xưởng lọc thịt và chế biến, phân xưởng đóng gói và làm lạnh, các phân xưởng này thực hiện việc sản xuất các mặt hàng do phòng kế hoạch giao cho.
2.1.5. Đặc điểm về tổ chức và nhiệm vụ của phòng tài chính
Hiện nay, phòng kế toán của công ty có 10 nhân viên kế toán được phân chia thành các nhóm, các tổ. Mỗi tổ, mỗi bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau, bổ trợ cho nhau giúp cho cả bộ máy kế toán hoạt động đều đặn, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của công ty. Cụ thể nhiệm vụ của các kế toán như sau:
Kế toán trưởng
Phó phòng
Tiền lương BHXH, TSCĐ
KT các kho hàng
KT các cửa hàng
KT tiêu thụ sản phẩm và công nợ
KT ngân hàng, thanh toán
Thủ quỹ
Máy tính
KT phân xưởng và tính giá thành công
- Kế toán trưởng(trưởng phòng): phụ trách công việc chung của cả phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc. Trưởng phòng bao quát công việc chung của phòng và kỹ thuật tính toán để hạch toán, dần đưa hệ thống máy tính vào công việc hạch toán.
- Phó phòng: làm nhiệm vụ tổng hợp từ các bảng kê, nhật ký, lên sổ cái hàng tháng, hàng năm lên báo biểu quyết toán.
- Kế toán các kho hàng: vì nhiệm vụ công ty buôn bán là chủ yếu do vậy mà nguyên vật liệu chính khi tiêu thụ, khi dùng vào sản xuất tuỳ từng đối tượng sử dụng mà hạch toán cụ thể vào các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái.
- Kế toán TSCĐ, tiền lương, BHXH: Hàng tháng có nhiệm vụ phân bổ cho các đối tượng sử dụng, lên bảng kê số 4 vào nhật ký sổ cái cho phù hợp.
- Kế toán thanh toán: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc các hoá đơn nhập hàng để viết phiếu thu, phiếu chi cuối tháng cộng sổ.
- Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu, chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi. Ngoài ra còn phải đi ngân hàng để nộp tiền hay rút tiền.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm và theo dõi công nợ: căn cứ vào các chứng từ gốc và các hoá đơn nhập, xuất bán, kế toán có nhiệm vụ theo dõi các chi tiết công nợ.
- Ngoài các nhân viên của các bộ phận ra, còn có các nhân viên kế toán phụ trách các phân xưởng. Các nhân viên kế toán này có nhiệm vụ trực tiếp tập hợp mọi chi phí phát sinh của phân xưởng, đồng thời chịu trách nhiệm tính giá thành công xưởng đối với từng loại sản phẩm, phân tích hoạt động kinh tế của phân xưởng.
Để theo dõi phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình tăng giảm hàng hoá trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nhập xuất, kế toán áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH Minh Hiền
2.2.1. Tình hình doanh thu và chi phí của công ty qua các năm
2.2.1.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh
ĐVT:trđ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Tổng VKD
10088,3
100
13740,26
100
3651,96
36,2
1. Vốn cố định
3319,1
32,9
4891,5
35,6
1572,4
47,37
2. Vốn lưu động
- HTK
6769,2
2471,6
67,1
24,5
8848,76
2352,96
64,4
17,12
2079,6
-118,64
30,7
-4,8
II. Tổng NVKD
10088,3
100
13740,26
100
3651,96
36,2
1. VCSH
1015,89
10,07
2583,17
18,8
1567,28
154,28
2. Vốn vay
- Vay ngắn hạn
- Vay dài hạn
9072,41
6264,83
2807,58
89,93
62,1
27,83
11157,09
9302,16
1854,93
81,2
67,7
13,5
2084,68
3038,16
-952,65
22,98
48,5
-33,93
(Nguồn :Số liệu từ báo cáobáo tài chính năm 2006 -2007,
Phòng tài chính kể toán)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh, cụ thể năm 2006 vốn lưu động chiếm 67,1%, năm 2007 chiếm 64,4% trong tổng vốn kinh doanh . Vốn lưu động năm 2007 so với năm 2006 tăng 30,7% do nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh và có những sự biến động về giá cả vật tư, hàng hoá. Vốn cố định năm 2007 so với năm 2006 tăng 47,37% do công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định mới. Mức phát triển của công ty tăng nhanh, cụ thể tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 36,2%. Công ty là một doanh nghiệp sản xuất chế biến nhưng vốn cố định chỉ chiếm 35,6% năm 2007 điều đó có nghĩa là đầu tư dài hạn và mua sắm TSCĐ của công ty còn bị hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, công nghệ để tạo điều kiện sản xuất tốt hơn và để cân đối lại nguồn vốn của công ty.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với doanh nghiệp Tư nhân thì vốn chủ sở hữu chính là vốn của chủ doanh nghiệp, và nguồn vốn chủ sở hữu đó có thể bổ sung thêm khi công ty làm ăn có lãi. Ta thấy vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 154,28% điều đó có nghĩa là công ty đã chú trọng tăng phần vốn chủ sở hữu. Nhưng tỷ lệ vốn vay lại chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, cụ thể là năm 2006 vốn vay chiếm 89,93%; năm 2007 chiếm 81,2% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 22,98%.Với lượng vốn vay chiếm tỷ trọng lớn đã hạn chế tính tự chủ tài chính của công ty và luôn đặt công ty trước áp lực phải trả nợ nhất là nợ ngắn hạn lớn và đang tăng lên.
2.2.1.2. Tình hình doanh thu
Bảng 2.2 : Tình hình doanh thu năm 2006-2007 công ty TNHH Minh Hiền
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
Tốc độ tăng (%)
1.Doanh thu tiêu thụ hh, sản phẩm
- Xuất khẩu
20.830
4.891
99,85
23,46
21.091
5.008
96,1
22,82
261
117
12,5
2,4
2.Doanh thu HĐTC
31
0,15
50
0,228
19
61,29
3.Doanh thu HĐBT
0
0
806
3,672
806
Tổng doanh thu
20.861
100
21.947
100
1.086
5,21
(Nguồn :Số liệu từ báo cáobáo tài chính năm 2006 -2007,
Phòng tài chính kể toán)
Trong tổng doanh thu của công ty đạt được thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 99,85% năm 2006 và 96,1% năm 2007. Điều đó cho thấy khối lượng lớn sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường và đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuậ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status