Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí



Mục lục
 Trang
Mở đầu 3
Danh mục các chữ viết tắt 5
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ 6
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 7
 1.1. Tổng quan về Công ty tài chính 7
1.1.1. Khái niệm về Công ty tài chính 7
1.1.2. Các hoạt động của Công ty tài chính 8
 1.2. Hoạt động bảo lãnh của Công ty tài chính
 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động bảo lãnh
 1.2.2. Các loại hình bảo lãnh tại Công ty tài chính
 1.2.2.1. Phân loại theo mục đích
 1.2.2.2. Phân loại theo điều kiện thanh toán
 1.2.3. Đặc điểm của bảo lãnh
 1.2.4. Chức năng và vai trò của bảo lãnh
 1.2.5. Quy chế bảo lãnh
 1.2.6. Quy trình bảo lãnh
 1.3. Phát triển hoạt động bảo lãnh
 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động
 bảo lãnh
 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
 hoạt động bảo lãnh
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI PVFC
 2.1. Giới thiệu về PVFC
 2.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức
 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại PVFC
 2.2.1. Hướng dẫn bảo lãnh tại PVFC
 2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại PVFC
 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại PVFC
 2.3.1. Kết quả đạt được
 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
 BẢO LÃNH TẠI PVFC
 3.1. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại PVFC
 3.1.1. Định hướng phát triển chung tại PVFC
 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại PVFC
 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại PVFC
 3.2.1. Hoàn thiện chính sách về hoạt động bảo lãnh
 3.2.2. Nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm cho
 chuyên viên tín dụng
 3.2.3. Điều chỉnh quy trình thực hiện bảo lãnh
 3.2.4. Tiếp nhận, xử lý tài sản đảm bảo cẩn trọng
 và linh hoạt
 3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo
 3.3. Kiến nghị
 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ và cơ quan Nhà nước
 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 3.3.3. Kiến nghị với PVFC
Kết luận
Danh sách tài liệu tham khảo 11
12
14
14
17
18
19
22
24
25
25
 
27
 
31
 
31
31
34
36
36
42
49
49
50
55
 
55
55
57
57
57
58
 
59
60
 
60
61
61
62
62
64
65
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a đó, tổ chức tín dụng xác định rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.
Bước 2: Ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng
Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế, là hợp đồng giữa khách hàng với tổ chức tín dụng thể hiện ràng buộc tài chính giữa tổ chức tín dụng với bên thứ ba. Nội dung chính của hợp đồng gồm:
- Số tiền và thời hạn bảo lãnh
- Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trả của tổ chức tín dụng
- Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh
- Hình thức bảo lãnh
- Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay tài sản đảm bảo cho bảo lãnh mà khách hàng phải thực hiện đối với tổ chức tín dụng
- Trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba
Bước 3: Hình thức bảo lãnh: có các hình thức bảo lãnh sau:
- Phát hành thư bảo lãnh
- Mở thư tín dụng
- Ký hối phiếu nhận nợ
Lựa chọn hình thức nào là tùy thuộc chủ yếu vào yêu cầu của bên thứ ba. Để hạn chế rủi ro, bên thứ ba có thể yêu cầu đích danh tổ chức bảo lãnh và hình thức bảo lãnh. Phát hành thư bảo lãnh có thể áp dụng cho mọi loại bảo lãnh; bảo lãnh thanh toán được thực hiện dưới hình thức mở thư tín dụng (bảo lãnh mở L/C trả chậm). Độ an toàn của hình thức này rất cao do tính pháp lý quốc tế của L/C. Bảo lãnh vay vốn (thường vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài) được thực hiện dưới hình thức ký phát hối phiếu: thư bảo lãnh kèm theo hối phiếu trả tiền đã được tổ chức tín dụng ký với ngày trả tiền đúng vào ngày khách hàng phải trả cho bên thứ ba.
1.3. Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính
Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, tổ chức tín dụng đều phải xem xét, đánh giá các mặt của hoạt động đó. Xem xét để biết hoạt động đó đã tốt chưa? cần thay đổi gì để phù hợp hơn không? Xem xét để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt nhất, để có những cách thức phục vụ khách hàng tốt nhất. Và ở đây cũng thế, muốn phát triển hoạt động bảo lãnh thì ta không chỉ xem xét đến mức độ mở rộng của hoạt động mà còn phải xem xét đến chất lượng của dịch vụ. Một dịch vụ không thể nói là phát triển nếu chất lượng của dịch vụ đó chưa tốt. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của hoạt động bảo lãnh.
Số lượng loại hình bảo lãnh:
Quy mô bảo lãnh của một tổ chức tín dụng thể hiện ở số lượng loại hình bảo lãnh mà họ đang cung cấp. Khi một tổ chức có khả năng mở rộng sang nhiều loại hình bảo lãnh khác nhau thì tổ chức đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình hơn. Tình hình hoạt động kinh doanh của nền kinh tế thay đổi từng ngày, nhu cầu của các khách hàng về hoạt động bảo lãnh vì thế cũng sẽ không ngừng lại, nên một tiêu chí để đánh giá mức độ mở rộng hoạt động bảo lãnh của một tổ chức là khả năng thâm nhập thị trường, mở rộng thêm các loại hình bảo lãnh mà khách hàng đang có hay sẽ có nhu cầu.
Số lượng khách hàng:
Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Người ta thường dựa vào lượng khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai để quyết định tiếp tục duy trì, mở rộng hay chấm dứt sự tồn tại của một sản phẩm, dịch vụ. Lấy ví dụ đơn giản, một sản phẩm, dịch vụ ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng thì sẽ được sản xuất hay cung cấp thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường, đó chính là sự tăng quy mô. Theo đó, khi khách hàng sử dụng bảo lãnh ngày càng đông cho thấy quy mô của hoạt động này đang tăng lên. Để đánh giá mức độ mở rộng của một hoạt động người ta hay xem xét lượng khách hàng năm nay so với năm trước tăng hay giảm. Lượng khách hàng tăng chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng có nhu cầu mở thư bảo lãnh, những khách hàng này chính là một kênh quảng cáo cho tổ chức, tạo điều kiện mở rộng hoạt động hơn nữa.
Giá trị hợp đồng bảo lãnh
Bên cạnh tiêu chí về lượng khách hàng thì tiêu chí về giá trị hợp đồng bảo lãnh cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc đánh giá mức độ mở rộng của hoạt động bảo lãnh. Nếu lượng khách hàng tăng nhưng giá trị hợp đông không tăng lên thì chưa thể nói quy mô của hoạt đồng nay đang được mở rộng. Mục đích của mở rộng là để tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh và từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn. Các tổ chức tín dụng phấn đấu tăng lượng khách hàng cũng là để có tổng giá trị các hợp đồng bảo lãnh lớn hơn. Giá trị hợp đồng lớn thì phí thu được lớn và nguồn thu của tổ chức tín dụng cũng tăng lên.
Doanh thu
Doanh thu được xác định dựa vào mức phí đối với các khoản bảo lãnh. Vì thế nếu giá trị bảo lãnh và số lượng thư bảo lãnh nhiều thì doanh thu sẽ cao. Ở đây ta còn cần quan tâm đến tỷ lệ doanh thu từ bảo lãnh trên tổng thu từ phí và dịch vụ, tỷ lệ này phản ánh vị trí của hoạt động đó trong hoạt động của công ty. Nếu tỷ lệ này cao nghĩa là hoạt động bảo lãnh chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu của cả công ty, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ hoạt động bảo lãnh vẫn chưa thực sự phát triển, chưa chiếm được vị trí quan trọng trong hoạt động chung của công ty.
Tỷ lệ phát sinh nợ
Trong trường hợp khách hàng vi phạm những điều khoản đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, khi đó tổ chức tín dụng sẽ thông báo với khách hàng của mình và nếu sau 15 ngày mà họ không thanh toán hay không có văn bản xác nhận nợ thì tổ chức tín dụng sẽ hạch toán ghi nợ. Vì thế nếu tỷ lệ phát sinh nợ cao nghĩa là công tác thẩm định khách hàng chưa được tốt, chưa chọl lọc được những khách hàng tốt, gây rủi ro cho công ty.
Thời gian xem xét hồ sơ
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tiến hành các thủ tục cần thiết phải diễn ra một cách thuận tiện, nhanh chóng vì nếu mất nhiều thời gian thì có thể sẽ bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh. Vì thế, ngoài chất lượng, uy tín thì khách hàng cần bảo lãnh còn lựa chọn tổ chức bảo lãnh dựa vào thời gian xem xét hồ sơ. Khoảng thời gian này càng ngắn thì càng thuận tiện cho khách hàng và nó cũng phản ánh năng lực làm việc của cán bộ tín dụng.
Như vậy, muốn đánh giá mức độ mở rộng hoạt động bảo lãnh tổ chức tín dụng cần kết hợp phân tích, nhận xét một cách tổng hợp các chỉ tiêu trên, không nên đánh giá chỉ dựa trên việc quan sát một số tiêu chí riêng lẻ.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt độngbảo lãnh tại Công ty tài chính
1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về tổ chức bảo lãnh
Trình độ cán bộ: Trình độ chuyên môn và phẩm chất của nhân viên tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng bảo lãnh nói riêng. Mà chất lượng bảo lãnh có tốt thì lượng khách hàng đến với tổ chức mới tăng lên, quy mô bảo lãnh mới được mở rộng. Hoạt động bảo lãnh cũng là một hoạt động tín dụng vì thế quy trình của bảo lãnh cũng giống như của cho vay, cũng phải thẩm định khách hàng trước khi ký hợp đồng. Nếu nhân viên chưa thạo nghiệp vụ hay khả năng thẩm định kém sẽ không thực hiện được các bước trong quy trình một cách chính xác, nhanh chóng và làm giảm chất lượng của khoản bảo lãnh. Những gian dối, sai sót của nhân viên tín dụng sẽ dẫn đến sự đánh giá sai lệch về khách hàng và khoản bảo lãnh, có thể gây hậu quả nghiêm trọng làm tổ chức bị thiệt hại, làm giảm chất lượng bảo lãnh và đồng nghĩa với nó là lượng khách hàng đến với tổ chức tín dụng sẽ ít đi.
Khả năng tiếp thị: Bất kỳ một sản phẩm nào khi ra thị trường cũng đều phải có kế hoạch tiếp thị để khách hàng biết đến và sử dụng nó. Hoạt động cũng là một sản phẩm cần được tiếp thị như vậy. Có những trường hợp khách hàng chưa có nhu cầu nhưng có những doanh nghiệp cần nhưng lại chưa biết “đường” đến với tổ chức của mình. Nếu như tổ chức tín dụng không tiếp thị để khách hàng biết rằng dịch vụ của mình tốt, có uy tín, mức phí hợp lý thì khách hàng sẽ đến với tổ chức khác hay phải mất nhiều thời gian họ mới nhận ra uy tín của ta. Do đó, khả năng tiếp thị tốt hay không tốt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng bởi nó quyết định lượng khách hàng và rút ngắn thời gian để khách hàng và ngân hàng gặp được nhau.
Chính sách của tổ chức về hoạt động bảo lãnh: Nếu bản thân tổ chức đánh giá chưa đúng về vai trò của hoạt động bảo lãnh để từ đó có định hướng thích hợp thì sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động này. Chiến lược kinh doanh cho thấy tổ chức tín dụng đó đang hướng đến thị trường nào và những phương pháp tiếp cận thị trường đó. Nếu tổ chức có chiến lược kinh doanh thống nhất, khoa học, phù hợp với khả năng và tiềm lực của tổ chức sẽ làm tăng chất lượng hoạt động của tổ chức và ngược lại.
Khả năng quản trị rủi ro: Khả năng quản lý rủi ro bảo lãnh là khả năng nhận diện được rủi ro có thể xảy ra của khoản bảo lãnh, đánh giá rủi ro đó và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Có thể kể đến một số rủi ro thường gặp trong nghiệp vụ bảo lãnh như: rủi ro đạo đức của khách hàng, rủi ro về người phát hành, rủi ro về chứng từ và rủi ro bất khả kháng.
Quy trình thực hiện bảo lãnh: Quy trình bảo lãnh ảnh hưởng tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status