Chiến lược triển khai sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Chiến lược triển khai sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt



1 Trang 58 1
 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 1
DỪA VIỆT 1
I.TÌNH HÌNH CHUNG 1
1.Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty : 1
2. Quá trình hình thành và phát triển: 1
3. Mục tiêu của công ty đến năm 2008: 2
4. Nguồn lực hiện có của công ty: 3
4.1 cơ sở hạ tầng : 3
4.2 Bộ máy nhân sự : 3
4.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 4
5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 6
5.1 Tình hình hoạt động: 6
5.2 Những khó khăn và thuận lợi: 6
II.GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM LÀM TỪ GÁO DỪA: 7
1. Mô tả về sản phẩm: 7
2. Chất lượng sản phẩm: 7
3. Những dòng sản phẩm chủ yếu: 9
4. Giới thiệu về quy trình sản xuất vật liệu phẳng từ gáo dừa: 9
Chương 2. Cơ sở lý luận 15
I. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MARKETING 15
1. Phân tích khả năng thị trường 15
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu: 16
3. Thiết kế hệ thống Marketing-mix: 16
4. Thực hiện các biện pháp marketing: 17
II. CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI SẢN PHẨM MỚI: 18
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO 20
1. Phương pháp tổng hợp lực lượng bán hàng và nghiên cứu nhu cầu thị trường 20
2. Phương pháp bảng câu hỏi: 22
IV. MÔ HÌNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG QUÁT CỦA CÔNG TY 23
Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh của 26
công ty Dừa Việt 26
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 26
1. Các yếu tố kinh tế 26
1.1 Lãi suất ngân hàng 26
1.2 Phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước: 27
1.2.1 Tình hình thế giới về ngành thủ công mỹnghệ: 27
1.2.2 Tình hình trong nước về ngành thủ công mỹ nghệ 28
1.2.3 Các ảnh hưởng khác của tình hình thế giới và trong nước đến hoạt động của công ty: 30
2. Các yếu tố về Nhà Nước và Xã hội 31
2.1 Những quy định về xuất khẩu 31
2.2 Luật bảo vệ môi trường 31
2.3 Sự ổn định của chính quyền và các biện pháp khuyến khích của Nhà nước 32
3. Các yếu tố về tự nhiên 32
3.1 Tổng quan về ngành dừa Việt Nam 32
3.2 Những thách thức của ngành dừa Việt Nam hiện nay 33
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TRONG MÔI TRƯỜNG VI MÔ: 35
1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 35
2. Khách hàng và sản phẩm thay thế 38
3. Nhà cung 39
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY 40
1. Tình hình hoạt động chung của công ty Dừa Việt 40
1.1 Quy hoạch nhà xưởng hiện tại: 40
1.2 Tình hình máy móc thiết bị hiện tại 41
1.3 Số lượng công nhân hiện tại: 41
1.4 Tình hình tổ chức, các biện pháp động viên công nhân viên: 42
2. Tình hình sản xuất: 42
3. Quan hệ với nhà đầu tư: 43
IV. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THUỘC MA TRẬN SWOT: 44
Chương 4: chiếc lược triển khai sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt 47
Thiết kế hệ thống Marketing mix 47
I. HOÀN THIỆN VỀ SẢN PHẨM 47
II. GIẢI PHÁP VỀ GIÁ CẢ: 48
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI: 49
IV. THIẾT KẾ MỘT CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ: 50
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


được sở thích, thị hiếu của khách hàng. Từ đó đoán được xu hướng cầu của một mặt hàng cụ thể nào đó. Phương pháp này có ưu điểm là nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng như thông qua những câu hỏi phỏng vấn thì sẽ hiểu rõ được khách hàng muốn gì trong tương lai. Nhưng mặt hạn chế của nó là cần điều tra với quy mô lớn thì mới đảm bảo được xu hướng cầu là chính xác. Điều này đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Để có được những thông tin cần thiết từ khách hàng, từ thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Sau đây là các bước tiến hành một cuộc nghiên cứu:
Bước 1: Nhận dạng và xác định vấn đề
Đây là bước đầu tiên trong quá trình tiến hành nghiên cứu thị trường, cần phân biệt rõ ràng vấn đề, cố gắng liệt kê mọi nguyên nhân chính làm thị hiếu khách hàng thay đổi. Có vấn đề gì về chất lượng sản phẩm không? Môi trường hoạt động có thay đổi gì nghiêm trọng không?
Phải liệt kê tất cả nguyên nhân mà doanh nghiệp nhận thấy và sau đó tiến hành tiếp bước hai.
Bước 2 : Thu thập và đánh giá thông tin có sẵn
Sau khi đã xác định được vấn đề ở bước 1, nếu doanh nghiệp tìm ra được những giải pháp tức thời mà cảm giác chắc chắn và nghĩ rằng có thể giải quyết được vấn đề ngay lúc đó thì nên làm thử. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp còn nghi ngờ thì cần thu thập thêm dữ liệu và quyết định xem vấn đề có đáng mất thời gian để thu thập thêm thông tin hay không? Nếu vẫn chưa giải quyết được thì hãy tiến hành thêm bước nữa.
Bước 3: Thu thập và đánh giá các thông tin bổ sung nếu cần thiết
Nếu vẫn chưa giải quyết được vấn đề hay vẫn chưa đủ thông tin để thu thập dữ liệu thì tiến hành thu thập thông tin để làm sáng tỏ mọi vấn đề trước khi có quyết định cuối cùng.
Việc thu thập thông tin phải dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được ở bước 2, bổ sung thêm thông tin để tiến hành phân tích.
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Đây là lúc trở nên khách quan hơn trong việc nghiên cứu, có thể bắt đầu bằng cách triệu tập hết các phòng ban có liên quan đến cuộc nghiên cứu, yêu cầu họ giúp đỡ và tiến hành theo đội hình. Xem xét lại mọi hồ sơ, chứng từ, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, xuất khoQua đó có thể chọn lọc ra những khu vực mà sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ mạnh nhất. Từ đó, có thể kiểm tra lại mức độ hiệu quả của công tác quảng cáo và vận động hoạt động của mình. Đây được gọi là dữ kiện nội bộ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin từ phía bên ngoài như từ các cơ quan mậu dịch, công đoàn, phòng thương mại và các dịch vụ đăng ký mua hàng định kỳ.
Bước 5 : Chọn lọc và xử lý dữ liệu
Ơû bước 4, doanh nghiệp đã thu thập dữ liệu. Bây giờ, cần chọn lọc và xử lý các thông tin đó một cách khoa học để đảm bảo được quyết định chính xác.
Bước 6: đưa ra quyết định đúng đắn
Tìm ra một giải pháp hành động, chọn giải pháp tối ưu nhất và đó là hướng đi của doanh nghiệp.
Bước 7: Kiểm tra kết quả
Đây là bước cuối cùng, việc theo dõi kết quả một quyết định luôn là một tập quán tốt, nếu có hiệu quả, mọi việc đều tốt đẹp. Ngược lại, phải thử một giải pháp khác là giải pháp thứ hai. Sau khi tìm được giải pháp tối ưu mà doanh nghiệp đã chọn được ở bước 6. Mặc dù, vấn đề khó khăn trong tiến trình nghiên cứu thị trường đã được đề cập nhưng chiến thuật này cũng có thể áp dụng hữu hiệu để tìm kiếm những cơ hội tương lại.
Như vậy việc nghiên cứu chủ yếu ở bên ngoài có thể đi từ đơn giản đến phức tạp, kể cả khả năng có thể nhờ đến cố vấn, nhưng doanh nghiệp có thể tiến hành dưới hình thức thiết kế bảng câu hỏi dành cho khách hàng.
Trong trường hợp phải nhờ đến các chuyên gia hay cố vấn bên ngoài thì chúng ta chỉ nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Nếu như vấn đề nghiên cứu quá phức tạp ngoài khả năng nghiên cứu của doanh nghiệp, hãy xem xét ngân sách cho phép không? Tốt hơn là các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các cộng tác viên, có thể yêu cầu của các cơ quan hay phòng thương mại.
Nói tóm lại, công việc của người nghiên cứu thị trường là làm thế nào để thu thập, xử lý và sử dụng thông tin để có quyết định tốt trong việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ. Nguồn thông tin của doanh nghiệp thu thập được phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng, các thông tin này phải hợp thời vì sở thích của khách hàng luôn thay đổi.
2. Phương pháp bảng câu hỏi:
Bước 1: Lập bảng câu hỏi
Thông qua quá trình nghiên cứu sơ bộ, đề tài đã lập ra bảng câu hỏi điều tra ý kiến của khách hàng về sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty Dừa Việt.
Bước 2: Tiến hành điều tra, phân phát bảng câu hỏi:
Sau khi đã có bảng câu hỏi, đầu tháng 3 năm 2006, các thành viên trong công ty phối hợp với nhóm nghiên cứu thị trường của công ty tin học Sao Việt tiến hành phân phát và phỏng vấn một số khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu như sau:
Tại thành phố HCM: công ty đã tiến hành thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi tại Triển lãm sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ do thành đoàn thành phố HCM tổ chức tại nhà văn hóa Thanh Niên ( thời gian từ ngày 2/3 - 3/3) và tại nhà văn hoá Phụ Nữ ( thời gian từ ngày 8/3 – 9/3).
Tại thành phố Vũng Tàu : Nhân dịp công ty triển lãm tại Festival biển Vũng Tàu, công ty đã tiến hành phỏng vấn hơn 100 khách hàng. (thời gian từ ngày 11/04 – 15/04).
Bước 3:Thu thập và xử lý kết quả :
Cuối tháng 04/2006 các thành viên của công bắt đầu tập hợp lại bảng câu hỏi và tiến hành điều tra phân tích ý kiến của khách hàng về sản phẩm mới.
Đa số khách hàng cảm giác ấn tượng và rất thích sản phẩm mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt và nhận thức được chất lượng của sản phẩm. Khách hàng đều tỏ ý muốn mua sản phẩm và yêu cầu cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về sản phẩm đó.
Tuy nhiên theo nhận định, khách hàng yêu cầu công ty nên giảm giá thành sản phẩm vì nó còn quá cao so với sản phẩm cùng loại.
Bảng câu hỏi cũng cho thấy rằng tiềm năng rất lớn của các sản phẩm làm từ dừa .
( Xem phụ lục 1)
IV. MÔ HÌNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG QUÁT CỦA CÔNG TY
Trong thời gian qua công ty chưa có bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động Marketing, do đó, chỉ có một số hoạt động Marketing nằm rải rác trong các bộ phận kinh doanh.
Việc nắm bắt thông tin về sự biến động giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình giá cả nguyên vật liệu, sản phẩm trong nước và ngoài nước còn thiếu chính xác và chưa kịp thời.
Công tác nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài chưa hoạt động một cách cụ thể, do đó chưa phát huy được lợi thế và tiềm năng của thị trường mục tiêu để thực hiện chiến lược triển khai sản phẩm mới từ gáo dừa ra thị trường.
Tuy nhiên trong thời gian qua, công ty đã và đang từng bước cải tiến cách kinh doanh nhằm phù hợp với quy luật phát triển trên thị trường.
Do đó, chiến lược Marketing triển khai sản phẩm mới ra thị trường của công ty Dừa Việt nhằm đáp ứng các mục tiêu đặt ra mà công ty không chỉ quan tâm tới các nguồn dữ liệu bên ngoài mà còn phải kết hợp chặt chẽ với những chỉ tiêu bên trong của công ty để không những đảm bảo tính khách quan của kết luận mà còn đảm bảo tính hiện thực và khả thi của các phát hiện mới. Mặc dù giai đoạn này hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn chế, vốn ít cho nên công ty chỉ tập trung ở thị trường thành phố, chưa mở rộng thị trường trong và ngoài nước, các thông tin truyền thông công ty đều thu thập hết từ đó rút ra được những kinh nghiệm khi nghiên cứu Marketing và đưa ra những mô hình phù hợp với công ty của mình.
Môi trường cạnh tranh
Đặc điểm chung trên thế giới
Những cơ hội và đe doạ
Đặc điểm của ngành trên thị trường mục tiêu
Chọn chiến lược & chiến thuật Marketing
Đặc điểm quốc gia
Yếu tố thành công bên ngoài
Yếu tố thành công bên trong
Điểm mạnh và điểm yếu
Những nguồn lực kinh doanh
Hoạt động của công ty trên thị trường
Tài sản vô hình
Tài sản hữu hình
Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh của
công ty Dừa Việt
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
1. Các yếu tố kinh tế
1.1 Lãi suất ngân hàng
Tình hình chung tại Việt Nam: lãi suất ưu đãi của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là 0.65% - 0.68% / tháng, tức 7,8% - 8,16% / năm. Lãi suất này vẫn tương đối còn cao. Trong khi đó, thủ tục cho vay của ngân hàng đối với công ty vẫn tương đối phức tạp, qua nhiều cấp, quá trình giải ngân chậm, gây khó khăn cho doanh nghiệp .
Tình hình tại công ty:
Hiện tại công ty phải vay vốn lưu động ở ngân hàng với lãi suất là 0,68%/ tháng.
Do đặc tính của ngành thủ công mỹ nghệ dừa khai thác tốt nhất vào mùa khô,vì thế vào mùa khô công ty cần mua nguyên liệu dự trữ cho sản xuất.
Bên cạnh đó, do đặc tính tiêu thụ của mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu xuất khẩu vào thị trường trường Châu Aâu và Châu Mỹ, Nhật làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của công ty. Trong khi đó, để đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, công ty phải bắt đầu sản xuất từ tháng 4 năm trước. Điều này đồng nghĩa với công ty cần có một số vốn lưu động lớn để đảm bảo tiến độ sản xuất từ tháng 4 đến 10. Trong khi đó công ty chỉ có thể nhận được tiền thanh toán sau...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status