Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và những bài học kinh nghiệm với hàng xuất khẩu Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và những bài học kinh nghiệm với hàng xuất khẩu Việt Nam



 Ngay sau khi đạo luật 107-76 được thông qua, những người nuôi trồng và chế biến catfish Mỹ đã âm mưu biến nó thành vĩnh viễn. Chính vì vậy, khi đạo luật này vẫn còn có hiệu lực thì ngày 28/6/2002, CFA đã nộp đơn lên Uỷ ban hiệp thương quốc tế Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa xuất khẩu sang Mỹ. Trong đơn kiện của mình, CFA đã phân tích chi tiết về tình hình thị trường cá nheo Mỹ, thị phần cá da trơn philê đông lạnh của Việt Nam tại Mỹ cũng như ảnh hưởng của sản phẩm rẻ tiền này (theo cách gọi của họ) đối với ngành sản xuất trong nước và cho rằng: “Cá của Việt Nam đang được bán tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn nhiều giá trị thực và gây ra thiệt hại lớn đối với các nhà nuôi trồng và chế biến catfish trong nước và do đó luật chống bán phá giá hiện nay là liệu pháp duy nhất mà ngành sản xuất trong nước có thể trông cậy được để chống lại việc kinh doanh đầy phi lý và bất công này”. Cũng trong đơn kiện này, CFA đã đưa ra đề nghị cách tính biểu thuế chống bán phá giá rất đáng lưu ý: có hai phương án tính biểu thuế, nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì cách tính phá giá phải theo kiểu Mỹ và nếu Việt Nam bán phá giá thì mức thuế chống bán phá giá sẽ là 144%. Còn nếu Việt Nam không được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ lấy sẽ lấy mức giá cả của Ấn Độ - nước mà CFA cho rằng có trình độ phát triển tương đương- để áp vào cách tính giá cá basa của Việt Nam (nếu có bán phá giá, mức thuế áp dụng sẽ là 191%). Trong trường hợp này, CFA và hãng luật sư của mình - Akin Gump đề nghị coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường với ý đồ là một khi thực hiện việc áp đặt thuế chống bán phá giá đối với cá philê đông lạnh của Việt Nam thì mức thuế sẽ là cao nhất và hàng Việt Nam sẽ không còn có một cơ hội cạnh tranh nào trên thị trường Mỹ nữa.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ợng (theo quan điểm của phía Mỹ) đã đánh bật hoàn toàn sản phẩm catfish của Mỹ. Thế nhưng không chỉ có yếu tố giá rẻ là nguyên nhân khiến cho cá tra và cá basa ngày càng được tiêu thụ mạnh ở Mỹ, mà còn có một yếu tố nữa đã góp phần tạo nên được sự thành công của philê đông lạnh Việt Nam, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà nuôi trồng catfish Mỹ, đó là do Việt Nam đã có sự thay đổi về chiến lược tiếp thị: Việt Nam thôi không gọi sản phẩm của mình bằng cái tên cá basa và cá tra nữa mà bắt đầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Mỹ với nhãn hiệu “basacatfish”. Theo CFA đó chính là hoạt động kinh doanh không lành mạnh, phía Việt Nam đã lợi dụng nhãn hiệu mà người nuôi trồng catfish Mỹ đã mất nhiều năm, nhiều công sức và tiền của để xây dựng lên (chỉ tính riêng chi phí tiếp thị cho sản phẩm catfish Mỹ năm 2000 đã lên tới 4,5 triệu USD). Chính hai nhân tố này đã tác động đến ngành công nghiệp chế biến catfish Mỹ, khiến tổng giá trị catfish bán ra của họ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001.
Sản phẩm cá tra và cá basa rẻ tiền của Việt Nam không chỉ khiến tổng giá trị catfish bán ra giảm mà chúng còn gây ra tác động nghiêm trọng hơn nhiều. Các sản phẩm giá rẻ này tạo ra áp lực buộc các nhà chế biến catfish Mỹ giảm giá bán ra và do đó phải giảm giá mua vào đối với catfish tươi mua từ người nông dân. Và đến lượt người nuôi cá phải gánh chịu thiệt hại từ việc nhập khẩu cá tra và cá basa từ Việt Nam. Để đối phó với việc giảm giá đầu ra, họ phải cắt giảm chi phí đầu vào trong đó chi phí cho thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để tiết kiệm chi phí, những người nuôi catfish buộc phải cắt giảm lượng thức ăn cho cá khiến chất lượng cá bán ra bị giảm nghiêm trọng, qua đó ảnh hưởng tới năng suất chế biến cá. Năng suất chế biến cá hiện đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 25 năm qua. Nếu như trước đây 20 ounce cá tươi có thể chế biến được 7 ounce thịt philê thì giờ đây 20 ounce chỉ có thể chế biến được 6,6 ounce thịt. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và uy tín catfish Mỹ.
Như vậy, theo phía Mỹ, cá tra và cá basa nhập khẩu là nguyên nhân trực tiếp gây ra những thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nuôi trồng và chế biến catfish Mỹ đồng thời đe doạ tới sự phát triển của ngành này trong tương lai. Theo họ việc cá tra và cá basa được bán quá rẻ (không thể có được mức giá đó trong điều kiện sản xuất bình thường) và việc Việt Nam sử dụng nhãn hiệu catfish của Mỹ là vi phạm những nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế. Để đối phó, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã chuẩn bị một kế hoạch công phu và kỹ lưỡng nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu cá tra và cá basa Việt Nam vào Mỹ.
2. Quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề xuất khẩu cá basa sang Mỹ.
Quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề xuất khẩu cá tra và cá basa cũng như đối với các mặt hàng xuất khẩu khác được thống nhất và quán triệt trong các nghị quyết Trung Ương Đảng. Đó là “Việt Nam kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng ngành, trong từng lĩnh vực, từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước” Để thực hiện mục tiêu phát triển kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam chú trọng tới các ngành xuất khẩu chủ lực, trong đó có ngành thuỷ sản, chỉ đứng sau các ngành xuất khẩu dầu mỏ, gạo, dệt may.
Hiện nay, cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khá đa dạng, đối với từng mặt hàng thuỷ sản chúng ta đều có những quan tâm thích đáng, tận dụng các ưu thế sản xuất của từng mặt hàng để nâng cao tổng mức kim ngạch xuất khẩu chung của ngành thuỷ sản. Mặt hàng cá tra và cá basa cũng nằm trong số đó. Nghề nuôi cá tra và cá basa là nghề truyền thống của Việt Nam, đã được Việt Nam chú trọng phát triển nên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cá tra và cá basa đã được xuất khẩu sang rất nhiều nước, và thị trường Mỹ chỉ là một trong các thị trường đó. Việt Nam nhận định thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng, nhu cầu tiêu dùng cá philê đông lạnh ở đó rất lớn và chúng ta đặt mục tiêu là phải tăng cường xuất khẩu cá philê đông lạnh vào thị trường này. Tự nhận thức mình vẫn còn là nhà xuất khẩu mới mẻ so với các nhà xuất khẩu chính trên thị trường nước Mỹ như Trung Quốc, Gana, Braxil tiềm lực tài chính của ta chưa đủ mạnh để có thể quảng bá rầm rộ sản phẩm cá philê đông lạnh trên thị trường Mỹ, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã chủ trương cạnh tranh bằng yếu tố chất lượng và giá cả. Công việc nghiên cứu phát triển cách nuôi cá đã được triển khai liên tục. Việt Nam đã thành công trong việc nhân giống cá bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Từ thời điểm này, những người nuôi cá tra, cá basa đã được cung cấp con giống với khối lượng lớn và giá rẻ (trước đó con giống phụ thuộc vào nguồn vớt từ tự nhiên nên vừa thiếu vừa đắt). Bên cạnh đó, những nghiên cứu về công nghệ nuôi cá với việc đưa thức ăn công nghiệp vào cũng đã giúp rút ngắn được thời gian nuôi cá nên giảm thiểu được lượng thức ăn cho một kg tăng trọng. Phía các nhà máy chế biến cũng đã có nhiều biện pháp giảm giá thành như đầu tư thêm thiết bị để lột da cá, tận dụng phế liệu, đa dạng hoá sản phẩm chế biến Nhờ vậy mà chất lượng cá chế biến tăng lên, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, giá thành sản xuất giảm và do đó giá xuất khẩu sang các thị trường cũng giảm, trong đó có thị trường Mỹ. Số lượng cá tra và cá basa đông lạnh Việt Nam vào Mỹ ngày càng tăng, được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng và chấp nhận. Đó là nhờ nỗ lực tăng chất lượng và hạ giá thành của sản phẩm, kết quả của một quá trình trình cạnh tranh lành mạnh. Sản phẩm cá tra và cá basa Việt Nam đã vượt qua các sản phẩm philê đông lạnh cùng loại của các quốc gia khác, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cá philê đông lạnh lớn nhất vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên sản phẩm của Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé (2%) trên thị trường Mỹ. Chiếm lĩnh phần lớn thị trường này chính là các nhà sản xuất và chế biến cá nheo Mỹ, những người có ưu thế kinh doanh trên sân nhà và đã có hàng chục năm phát triển. Vì vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn mong được cạnh tranh một cách lành mạnh với các nhà cung cấp và chế biến cá philê đông lạnh trên thị trường Mỹ nói chung và các nhà chế biến catfish Mỹ nói riêng để có thể khẳng định vị trí của cá basa và cá tra đông lạnh Việt Nam trên thị trường này.
III. Diễn biến vụ tranh chấp.
1. CFA khởi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bán phá giá.
1.1.Đôi nét về CFA.
Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) là thay mặt cho giới chủ trại nuôi cá giầu có ở bang Missisipi và một số bang miền Nam nước Mỹ. Là ngành sản xuất quan trọng tại các bang này, các chủ trại nuôi cá nheo đã thu lợi rất lớn và họ đã dày công đưa con cá nheo vốn là loại thức ăn của người da đen cùng kiệt khổ thành một loại thực phẩm bán rộng rãi trên thị trường Mỹ, xếp thứ năm trong số các loại thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất. Trong suốt thời gian qua, ngành nuôi trồng và chế biến cá nheo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và phải giảm giá bán hàng và họ đã quy chụp cho cá tra và cá basa đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam là nguyên nhân của những khó khăn đó. Và thế là họ chủ trương dấy lên cuộc chiến chống lại cá tra và cá basa của ta.
1.2. Những bước đi đầu tiên của CFA.
Ngay từ cuối năm 2000, thông qua báo chí Mỹ, CFA bắt đầu cố tình đưa những thông tin sai lệch để bôi xấu hình ảnh cá tra, cá basa của ta, vu cáo cá của ta không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số người cho rằng sông Cửu Long bị ô nhiễm nặng, có dư lượng chất độc màu da cam và những loài cá nuôi ở đó cũng bị nhiễm độc. Để bảo vệ mình, phía Việt Nam đã mời các đoàn khoa học của Mỹ tới Việt Nam để khảo sát tình hình nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long và kết quả khảo sát của các đoàn công bố cho thấy nước sông Cửu Long không bị ô nhiễm như nước sông Missisipi của Mỹ. Chất lượng nước ở hạ lưu sông Cửu Long được kiểm soát chặt chẽ bởi một hệ thống giám sát quốc gia và quốc tế, dựa trên những cam kết giữa các nước trong vùng và các tổ chức quốc tế có uy tín. Bên cạnh đó các giai đoạn chế biến và sản xuất cá của Việt Nam từ khâu chọn giống, cho đẻ, nuôi vỗ, sản xuất thức ăn và chế biến cá đều tuân theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Và trong thực tế, chương trình quản lý HACCP cho từng lô hàng được gửi cho FDA (cục thực phẩm và dược phẩm Mỹ) và từ khi chen chân vào thị trường Mỹ (từ năm 1995 tới nay), các lô hàng cá tra và cá basa của Việt Nam chưa từng bị trả lại vì các lý do liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngược lại, các ao nuôi cá nheo của Mỹ phải khai thác nước ngầm để nuôi cá, đáy ao thường xuyên tích tụ một lượng bùn rất dày, có trường hợp dày đến 1,5 - 2 m, kết quả lắng đọng của thức ăn thừa, của phân cá, do phải sau một chu kỳ sản xuất 8 năm đáy ao mới được dọn sạch một lần. Nước trong ao luôn tanh mùi bùn. Các chủ trại cá nheo Mỹ thường xuyên phải dùng chất hoá học “diuron”, một loại chất độc đã được liệt vàp danh mục cấm sử dụng của Cục Môi trường Mỹ, để thả xuống các ao ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status