Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam



MỤC LỤC
 
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.1. Khái niệm và đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.2. Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính và quan hệ với thủ tục phân tích 4
1.1.3. Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 9
1.2. Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 10
1.2.1. Bản chất và vai trò của thủ tục phân tích 10
1.2.2. Nội dung và các loại hình thủ tục phân tích 11
1.2.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 16
1.3. Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 21
1.3.1. Vai trò thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu 21
1.3.2. Đặc điểm khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới thủ tục phân tích 22
1.3.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 28
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 28
2.1.1.1. Khái quát về Ernst & Young toàn cầu 28
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 29
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 31
2.1.2.1. Bộ phận hành chính 33
2.1.2.2. Bộ phận nghiệp vụ 33
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 35
2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 37
2.1.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch và nhận diện rủi ro (Planning and risk identification) 39
2.1.4.2. Xây dựng chiến lược kiểm toán và đánh giá rủi ro 40
2.1.4.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 41
2.1.4.4. Giai đoạn kết luận và phát hành báo cáo kiểm toán 41
2.2. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 42
2.2.1. Vận dụng thủ tục phân tích vói kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Smiledi Việt Nam 42
2.2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 42
2.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 48
2.2.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 60
2.2.2. Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu tại ngân hàng phát triển nông thôn Lào APB 62
2.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 62
2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 67
2.2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 79
2.2.3. Khái quát quy trình vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 81
2.3. Đánh giá chung về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 84
2.3.1. Ưu điểm 84
2.3.2. Nhược điểm 91
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 95
3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 95
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 95
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quy trình phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 97
3.2. Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 99
3.3. Kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 105
3.3.1. Kiến nghị về phía công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 105
3.3.2. Kiến nghị về phía các cơ quan chức năng 106
3.3.3. Kiến nghị về phía khách hàng kiểm toán 109
KẾT LUẬN 111
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ty Smiledi Việt Nam và xem xét việc đưa kiến nghị trong thư quản lý.
c) Phân tích quy mô doanh thu hay tỷ lệ doanh thu trong tháng cuối cùng so với tổng doanh thu năm
Nếu ban giám đốc phải đối mặt với áp lực đạt mục tiêu doanh thu dự toán, ban giám đốc có xu hướng ghi khống doanh thu ở những tháng cuối cùng. Đó là lý do kiểm toán viên nên thực hiện thủ tục phân tích dạng này.
Thủ tục phân tích này đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải có hay không sự sai lệch doanh thu tại Smiledi. Kiểm toán viên quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để có được bằng chứng kiểm toán thích hợp. Thủ tục phân tích này khá đơn giản nhưng hiệu quả. Kiểm toán viên đã thu thập báo cáo doanh thu theo tháng.
Quan tâm của kiểm toán viên là rủi ro khai khống doanh thu. Kiểm toán viên quyết định thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để có được bằng chứng kiểm toán thích hợp. Toàn bộ ghi chép liên quan tới doanh thu trong ba tháng cuối năm tài chính đã được kiểm tra lại.
Hình 2.7: Phân tích doanh thu theo tháng ở công ty Smiledi Việt Nam
Tháng
Doanh thu
% trên tổng doanh thu
Chú ý
Tháng 1
6,826,040
3.44%
{a}
Tháng 2
8,096,001
4.08%
{a}
Tháng 3
7,480,864
3.77%
{a}
Tháng 4
7,738,825
3.90%
{a}
Tháng 5
6,210,903
3.13%
{a}
Tháng 6
6,964,942
3.51%
{a}
Tháng 7
7,421,334
3.74%
{a}
Tháng 8
8,711,139
4.39%
{a}
Tháng 9
14,564,865
7.34%
{b}
Tháng 10
35,658,123
17.97%
{b}
Tháng 11
37,126,515
18.71%
{b}
Tháng 12
51,572,321
25.99%
{b}
Tổng cộng
198,431,401
100%
100%
{a} Tỷ lệ doanh thu ổn định (dưới 5%) từ tháng 1 tới tháng 8
{b} Có sự thay đổi lớn trong tỷ lệ doanh thu vào những tháng cuối năm.
Kế toán đã giải thích trong tháng 7, do uy tín của công ty trên thị trường, đồng thời với việc Smiledi Việt Nam thành lập các chi nhánh/văn phòng thay mặt tại các khu công nghiệp mới (Từ Sơn – Bắc Ninh, phố Nối – Hưng Yên.), công ty đã kí kết thêm một số hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài. Theo điều khoản của các hợp đồng này, các máy móc được đặt sẽ được bàn giao cho khách hàng không muộn hơn 2 tuần sau khi hoàn thành. Công ty Smiledi Việt Nam sẽ phải bàn giao ít nhất 80% số lượng máy móc được đặt hàng trước 31/12/2005. Những tháng cuối năm, nhân sự của công ty được huy động làm ngoài giờ để đảm bảo tiến độ hợp đồng. Đó là lý do tại sao trong 4 tháng cuối năm, doanh thu tăng mạnh như vậy.
Các tài khoản doanh thu ngoài ra được kiểm tra đồng thời với các tài khoản phải thu. Sự bảo đảm cho các tài khoản phải thu ngoài ra đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tài khoản doanh thu. Tuy nhiên, thời gian thực hiện kiểm toán này (during the audit field works), chúng ta không nhận được thư xác nhận nào từ khách hàng. Do đó, sự bảo đảm của tài khoản phải thu không có tác dụng trong giai đoạn này.
Về mặt lí thuyết, với những thử nghiệm cơ bản như được đề cập ở trên (kiểm tra chi tiết doanh thu của 3 tháng cuối cùng), chúng ta có thể kết luận rằng không có sai sót nào trong ghi nhận doanh thu.
Nhưng kiểm toán viên vẫn còn quan tâm tới nguy cơ khai khống doanh thu. Để giải quyết vấn đề này, kiểm toán viên phải chứng minh rằng hàng hóa đã được phân phối trong năm 2005 theo các hợp đồng kinh tế chứ không phải trong năm 2006.
Cuối cùng, kiểm toán viên quyết định xem xét lại toàn bộ Workingpapers mô tả chu trình kế toán và chu trình phân phối hàng hóa của khách hàng. Kiểm toán viên chú ý rằng toàn bộ hàng hóa được phân phối đều phải qua cổng bảo vệ với sự kiểm soát rất chặt của bộ phận bảo vệ. Mọi hoạt động vận chuyển vào và ra khỏi nhà máy phải được ghi lại chính xác ngày và giờ, số lô hàng, ..v..v. Kiểm toán viên đã yêu cầu tất cả các giấy tờ ghi chép những hoạt động vận chuyển đó từ bộ phận bảo vệ. Tất cả các phiếu vận chuyển trong vòng ba tháng cuối 2005 được thu thập theo dấu của bộ phận bảo vệ.
Thủ tục phân tích dạng này giúp kiểm toán viên tăng sự thận trọng nghề nghiệp, rà soát chặt chẽ hơn nhiều sự ghi nhận doanh thu của kế toán. Trong trường hợp của công ty Smiledi Việt Nam, thủ tục phân tích này không phát hiện ra sai sót nhưng một vài trường hợp khác, thủ tục này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả.
d) So sánh doanh thu được ghi nhận hàng ngày trong giai đoạn ngắn trước và sau thời điểm khóa sổ nhằm tìm ra những biến động bất thường
Đây là thủ tục phân tích bắt buộc trong tất cả các cuộc kiểm toán để kiểm tra tính đúng kì của các khoản doanh thu được ghi nhận. Một phần của thủ tục phân tích dạng này đã được minh họa trong phần c) (so sánh tỷ lệ doanh thu của ba tháng cuối cùng so với tổng doanh thu).
Để thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên đã thu thập sổ cái của tài khoản doanh thu từ bộ phận kế toán. Sau đó, kiểm toán viên xem qua các nghiệp vụ bất thường (trị giá cao hơn hay thấp hơn mức thông thường) ở cuối của giai đoạn kiểm toán và ở đầu của giai đoạn tiếp theo và phỏng vấn kế toán doanh thu hay nhân viên bán hàng để biết lý do tại sao. Không có một ngoại lệ nào được đặt ra.
Tuy nhiên, một lỗi dẫn đến sự khai khống khoản doanh thu 1 triệu USD đã được phát hiện sau khi giai đoạn kiểm toán kết thúc. Lượng này không trọng yếu so với doanh thu 200 triệu USD. Nhưng tại sao sai sót này không thể được kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán làm việc, ngay cả khi tất cả các thủ tục phân tích đã được thực hiện?
Thực tế, thủ tục xem xét các nghiệp vụ trước và sau khi kết thúc năm tài chính đòi hỏi kiểm toán viên kiểm tra và chắc chắn về sự đúng đắn và nhất quán của các giấy tờ support cho các khoản doanh thu được ghi nhận ngay trước và sau khi kết thúc năm tài chính (hóa đơn, phiếu vận chuyển, vận đơn, hợp đồng kinh tế). Tất cả các thủ tục này đều đã được thực hiện rất tốt.
Việc phát hiện ra sai sót đến từ thư xác nhận của một khách hàng. Thư xác nhận này đã chỉ ra khoản phải trả đối với Smiledi cuối năm tài chính ít hơn 1 triệu USD. Khách hàng này nhận được hàng hóa vào tuần thứ ba của tháng 1. Điều đó có nghĩa là cơ sở dẫn liệu Quyền và nghĩa vụ liên quan tới tài khoản phải thu cũng như ghi nhận doanh thu cần được xem xét kĩ hơn nữa. Kiểm toán viên thảo luận với bộ phận bán hàng của Smiledi và biết rằng hàng hóa được chuyển đến khách hàng của Smiledi vào ngày 27 tháng 12 của năm tài chính. Tất cả các hóa đơn, phiếu vận chuyển, vận đơn đều chứng minh lý lẽ này.
Kiểm toán viên xem xét thêm một lần nữa các điều khoản của hợp đồng kinh tế giữa Smiledi và khách hàng trên. Không có điều gì đáng chú ý. Kiểm toán viên chuyển qua xem xét các điều khoản thương mại quốc tế Incoterm 2000. Và theo như điều khoản của Incoterm 2000, thậm chí cả khi hàng hóa được chuyển tới công ty đặt hàng, trong trường hợp có rủi ro về mất mát hàng hóa, khách hàng sẽ không phải hoàn trả hoàn toàn 100% cho những hàng hóa đã bị mất. Vì vậy, rủi ro mất hàng sẽ vẫn thuộc về nghĩa vụ của công ty Smiledi. Smiledi sẽ phải bồi hoàn cho khách hàng nếu rủi ro này xảy ra.
Vì vậy, kết luận về rủi ro tiềm tàng của việc phân phối hàng hóa là một thực tế đã xảy ra. Smiledi đã đồng ý điều chỉnh tài khoản phải thu theo thư xác nhận của khách hàng và doanh thu của Smiledi do đó giảm 1 triệu USD.
Trong trường hợp của Smiledi, thủ tục xem xét sai sót hạch toán đúng kì trong suốt field work không thể loại bỏ tất cả những sai sót của khai khống doanh thu. Tuy nhiên, thủ tục này có thể ứng dựng với hầu hết các khách hàng khác.
e) So sánh chi tiết số đơn vị hàng hóa đã được chuyển tới khách hàng với doanh thu được ghi nhận và các ghi chép về sản lượng. Xem xét doanh thu có hợp lý không bằng cách so sánh với các mức độ sản lượng và giá bán trung bình.
Phân tích xu hướng và mối quan hệ giữa doanh thu và lượng hàng đã được phân phối có thể giúp kiểm toán viên có cơ sở bảo đảm cho tính hợp lý của doanh thu được ghi nhận.
Kiểm toán viên đã phân tích cả sự dao động của doanh thu theo tháng trong quan hệ với lượng hàng được chuyển giao.
Hình 2.8: Phân tích doanh thu được ghi nhận và lượng hàng được
chuyển giao của sản phẩm DQJ_A10
Tháng
Doanh thu
Sản phẩm DQJ_A10
Số lượng được chuyển giao (x100)
Tháng 1
8,738,470
57,490
5,748,993
Tháng 2
8,105,431
53,325
5,332,520
Tháng 3
9,490,313
62,436
6,243,627
Tháng 4
10,743,399
71,623
7,162,266
Tháng 5
10,213,408
68,089
6,808,939
Tháng 6
11,972,335
79,816
7,981,557
Tháng 7
12,429,192
83,981
8,398,103
Tháng 8
12,857,878
86,878
8,687,755
Tháng 9
14,560,893
98,384
9,838,442
Tháng 10
14,560,893
99,732
9,973,215
Tháng 11
14,560,893
99,732
9,973,215
Tháng 12
18,560,893
127,129
12,712,941
146,793,998
988,615
98,861,573
Trong đồ thị trên, lượng sản phẩm được chuyển giao đã được nhân với 100 để tiện cho việc tìm ra xu hướng giữa quy mô doanh thu và lượng hàng được chuyển giao. Rõ ràng, hai nhân tố này có quan hệ với nhau trong cả ba dòng sản phẩm trên: số lượng sản phẩm được chuyển giao càng nhiều thì doanh thu càng lớn và ngược lại. Chẳng hạn, trong tháng 1, số sản phẩm được chuyển giao là 5,748,993 tương ứng với doanh thu 8,738,470 USD trong khi tháng 2, có 5,332,520 sản phẩm được chuyển giao tương ứng với doanh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status