Hoàn thiện công tác quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng công trình 512 - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tồn tại và phát triển luôn
là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt bởi vì nó quyết
định đến sự thành bại, sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây
dựng giao thông ở nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
trình độ công nghệ và quản lý còn thấp, do đó để có thể cạnh tranh
trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng giao thông phải nỗ
lực nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý trong đó quản trị
chi phí là nhiệm vụ ưu tiên để đảm bảo giảm chi phí sản xuất, giá
thành hạ. Đây là lý do để nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác
quản trị chi phí xây lắp tại công ty CP XDCT 512”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua cũng có một số đề tài thực hiện với mục
đích nâng cao năng lực cạnh tranh, sử dụng các công cụ marketing để
phát triển công ty CPXDCT512 như:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại
CPXDCT512
- Xây dựng chiến lược kinh doanh tại CPXDCT512

Các đề tài chủ yếu chỉ khai thác một phần về năng lực cạnh tranh,
xây dựng thương hiệu, chiến lược phát triển thị trường...Nên đề tài
này sẽ khai thác mảng hoàn thiện công tác quản trị chi phí doanh
nghiệp trong thời gian đến.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động kinh doanh và công tác quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ
phần XDCT 512.
- Trên cơ sở hệ thống lí luận và phân tích thực trạng, luận văn đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí xây lắp tại
công ty cổ phần XDCT 512.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị chi phí
xây lắp tại công ty cổ phần XDCT 512.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề hoàn thiện
công tác quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần XDCT 512 , giới hạn
trong phạm vi quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần XDCT 512.


2

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động SXKD
và công tác quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần XDCT 512
trong 5 năm (2002- 2007) và định hướng phát triển của công ty trong
thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích kinh tế, xã hội.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin.
- Phương pháp thống kê.
- Phân tích tài chính doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp
phân loại chi phí quản trị doanh nghiệp.
6. Một số đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về công tác quản trị
chi phí doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường và hội
nhập hiện nay.
- Phân tích thực trạng công tác quản trị chi phí xây lắp tại công
ty cổ phần XDCT 512 và đánh giá khách quan về thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác

quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần XDCT 512.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
• Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác quản trị chi phí trong
doanh nghiệp xây lắp.
• Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản trị chi phí xây
lắp tại công ty cổ phần XDCT 512.
• Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác
quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần XDCT 512.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.1. Chi phí và phân loại chi phí
1.1.1.1. Định nghĩa chi phí
Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ
ra nhằm tạo ra các loại tài sản, hàng hóa hay dịch vụ.


3

1.1.1.2. Phân loại chi phí trong DNXL
Trong quá trình hoạt động kinh doanh chi phí ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả kinh doanh, vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho
nhà quản trị là phải kiểm soát chi phí của DN. DNXLGT có thể phân
loại theo các cách sau đây:
a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
- Chi phí sản xuất:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí máy thi công: Gồm các chi phí phục vụ cho máy thi
công công trình
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí công cụ dụng cụ, chi phí lãi vay, chi phí chung...
- Chi phí ngoài sản xuất
b. Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định
b1. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
b2. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
c. Chi phí trong quá trình kiểm tra và ra quyết định
1.1.2. Bản chất của quản trị chi phí
1.1.2.1. Khái niệm quản trị chi phí
Quản trị chi phí là phương pháp và cách thức của nhà quản lí
trong hoạch định kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và những quyết định
mang tính chất quản lí để vừa làm tăng giá trị đồng thời giảm giá
thành sản phẩm, dịch vụ.
Trong quá trình thực hiện dự án, quản trị chi phí bao gồm lập
kế hoạch chung, thực hiện kế hoạch, báo cáo mọi chi phí có liên quan
đến đầu tư, các quyết định lựa chọn hiệu quả của việc sử dụng đồng
tiền, quản lí chi phí liên quan đến đầu tư và trong suốt quá trình thực
hiện dự án.
1.1.2.2. Bản chất của quản trị chi phí
+ Nhà quản trị có thể kiểm tra, giám sát việc sử dụng chi phí và
tính toán hiệu quả của việc bỏ chi phí với hiệu quả SXKD
+ Các nhà quản trị luôn quan tâm đến chi phí như: Tính toán chi
phí, lập dự toán cũng như xây dựng định mức chi phí làm cơ sở cho
kiểm soát và kiểm tra việc thực hiện định mức và dự toán chi phí.
+ Quản trị chi phí nhận diện được chi phí theo nhiều phương diện
khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông tin trong hoạch định, tổ chức
thực hiện, kiểm soát và ra quyết định.


4

1.1.3. Chức năng quản trị chi phí
1.1.3.1. Hoạch định
Xây dựng các mục tiêu phải đạt được cho từng giai đoạn công
việc cụ thể, vạch ra các bước, phương pháp thực hiện để đạt được các
mục tiêu đó. Kế hoạch mà các nhà quản trị lập thường có dạng dự
toán.Thông tin chi phí là cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp.
1.1.3.2. Ra quyết định
Quản trị chi phí phải dựa trên cơ sở hệ thống thông tin quá khứ và
dự toán tương lai tiến hành phân loại, lựa chọn, tổng hợp và cung cấp
những thông tin cần thiết liên quan đến chi phí thích hợp cho việc ra
quyết định.
1.1.3.3. Tổ chức thực hiện
Quản trị chi phí cung cấp các thông tin để tổ chứcthực hiện chi phí
thông qua việc thiết lập các bộ phận, xác lập quyền hạn và trách
nhiệm của các bộ phận cũng như con người cụ thể để có biện pháp
kịp thời điều chỉnh kế hoạch nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các
nguồn lực.
1.1.3.4. Kiểm tra, kiểm soát
Để thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá các nhà quản trị
dùng những thông tin do kế toán quản trị cung cấp dưới dạng các báo
cáo chi phí, báo cáo thực hiện định mức hay dự toán chi phí… Thông
thường người ta sẽ so sánh số liệu kế hoạch,dự toán hay định mức
với số liệu thực tế thực hiện.
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.2.1. Vai trò quản trị chi phí
- Giúp doanh nghiệp có thể tập trung năng lực của mình vào các
điểm mạnh, tìm ra các cơ hội hay các vấn đề quan trọng trong SXKD.
- Doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của
mình mà không làm thay đổi chi phí
- Người ra quyết định nhận diện được các nguồn lực có chi phí
thấp nhất trong việc sản xuất và cung ứng hàng hoá dịch vụ.
1.2.2. Quản trị chi phí trong môi trường kinh doanh hiện nay
- Môi trường kinh doanh toàn cầu
- Công nghệ sản xuất
- Định hướng khách hàng


4lc7Rrr2oXwuIuX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status