Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Nhiệm vụ của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
5. Đối tượng nghiên cứu
6. Tổng quan đề tài
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái quát về làm việc nhóm.
2. Quá trình phát triển nhóm làm việc
3. Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả.
4. Các yếu tố tác động tới hiệu quả của nhóm làm việc.
II. Thực trạng làm việc
1. Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm của sinh viên.
2. Kết luận
III. Giải pháp
C. KẾT LUẬN

2


A. PHẦ
N
MỞ
ĐẦU
1. Lý do
chọn
đề tài
Qúa trình hội
nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách
thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất

lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần năng động và
sáng tạo để tiếp thu những kiến thức , phương pháp học tập mới mẻ . Ở bậc đại học
thì phương pháp làm việc theo nhóm được biết đến như là một phương pháp học
tập khá phổ biến. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần như không thể tách rời với
sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, nó có thể coi như là hành trang
mang theo khi sinh viên ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chất quan
trọng đối với những ứng viên muốn thành công. Các doanh nghiệp tuyển nhân viên
luôn yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm. Đây cũng là lý do mà rất
nhiều các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên
phải có khả năng làm việc theo nhóm.
Khoa Marketing –trường đại học Kinh Tế Quốc Dân với khoảng 800 sinh viên là
một khoa cần sự năng động và các kĩ năng mềm,đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm.
Tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc ĐH đều không
thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm, bên cạnh đó một số khác, tuy đã
tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc
cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm. Có một kỹ làm
việc nhóm tốt là hết sức cần thiết với sinh viên kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu tìm
hiểu về tình hình làm việc theo nhóm của sinh viên Khoa Marketing là không thể
3


chậm trễ.
Những lý do trên là động lực thôi thúc chúng tui đăng ký thực hiện đề tài NCKH :
“ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
CỦA SINH VIÊN KHOA MARKETING – ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với mục đích sau đây:
- Khuyến khích sinh viên khoa marketing – Đại học KTQD làm việc và học tập
theo nhóm.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên bằng cách tìm ra phương pháp
học tập và hoạt động theo nhóm phù hợp trong môi trường ĐH nhằm giúp sinh
viên phát huy được năng lực của mỗi cá nhân. Từ đó làm nền tảng để sinh viên
có thể hòa nhập tốt trong môi trường làm việc nhóm trong doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khảo sát tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa Marketing và hiệu quả
đem lại.
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.
- Đề xuất các giải pháp thực tế và kiến nghị để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
cho sinh viên.
4. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
a. Tra cứu, tham khảo các tài liệu trên mạng và sách báo
b.tham gia các buổi học có áp dụng hình thức làm việc nhóm của sinh viên
khoa marketing nhằm quan sát thực trạng làm việc nhóm của các bạn sinh viên.(
việc này giúp tui biết được tình trạng làm việc nhóm tại của các bạn tại các buổi
học.)
- Phân tích thực trạng.
- Rút ra nhận những nhận xét chung.
c. Thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập được các ý kiến phản
hồi từ các bạn vê tình hình học nhóm của các bạn.
- Trích 1 số ý kiến và đề nghị của các bạn sinh viên.
d .Làm bảng câu hỏi dưới dạng phiếu thăm dò nhằm thu thập các thông tin về
thực trạng làm việc nhóm của các bạn sinh viên Khoa Marketing.
4


- Làm bảng câu hỏi
- Tổng hợp các bảng câu hỏi để thu được kết quả .
- Tham khảo các giải pháp khắc phục và cải thiện.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giải pháp nâng cao kĩ năng mềm cho
sinh viên

Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên năm nhất khoa marketing, đây là những sinh
viên vừa mới bước vào giảng đường đại học chưa kịp thích ứng với môi trường và
phương pháp học tập hoàn toàn mới .
6.Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu trong môi trường đại học hiện nay. Do đó đã được đề cập rất nhiều trên
sách báo, tạp chí,…Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu khoa học nói về vấn đề này.
− Đề tài : “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa tiếng Pháp , trường ĐH
Ngoại Ngữ - Đà Nẵng ” của một sinh viên Nguyễn Đăng Khoa. Bài viết này đã đưa
ra tình hình làm việc nhóm, chỉ ra nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình làm việc nhóm không hiêu quả của sinh viên khoa tiếng Pháp thuộc
trường đại học Ngoại Ngữ - ĐH Đà Nẵng.
− Đề tài: “ Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn theo mô hình đào tạo tín chỉ” của nhóm sinh viên Nguyễn Hồng Anh,
Nguyễn Cát Linh (giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp trường)
− Đề tài: “ Đánh giá hiện trạng làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn với hình thức đào tạo theo tín chỉ” của nhóm sinh
viên Lô Kim Chánh, Phùng Thị Minh Dương, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Thị Thúy.
− Bài viết của thạc sĩ Lê Tân Huỳnh Câm Giang, thuộc Viên nghiên cứu giáo dục,
bài viết với tiêu đề “ Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học”.
Bài viết chỉ ra những khó khăn trong việc thay đổi phương pháp dạy và học tại các
trường Đại học ở Việt Nam, trong đó ông cũng chỉ ra những vấn đề nảy sinh khi
sinh viên làm việc theo nhóm.
Những đề tài nghiên cứu hay những cuốn sách kể trên cũng đã phần nào chỉ ra cái
đã đạt được, cái cần đạt được và đưa ra những cách thức để sử dụng kỹ năng
trong qua trình làm việc nhóm. Tuy nhiên những sách báo, tạp chí chỉ đơn thuần là


8Iic6PkWmO08x2h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status