Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn - Dầu mỏ và khí thiên nhiên - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn - Môn Hóa học 9 - Tiết 49 - Bài 40 - Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Người thực hiện Hồ Hữu Phước
Môn: Hóa học 9

Phụ lục III
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
I. Tên hồ sơ dạy học:
Tiết 49 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
II. Mục tiêu dạy học
II.1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học sẽ đạt được trong bài học:
1. Kiến thức : Biết được:
− Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ
dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
− Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong
công nghiệp.
2. Kỹ năng:
− Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng
của chúng.
− Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, có tinh thần tập thể cao .
4. Trọng tâm :

− Thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu
− Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
− Ích lợi và cách khai thác, sử dụng dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ .
II.2 Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn gồm các môn:
Lịch sử, Khoa học lớp 4, Vật lý, Địa lý , Mỹ Thuật, Toán học, Giáo dục công dân,
hiểu biết xã hội để giải quyết vấn đề bài học đặt ra.
- Lịch sử : Lịch sử khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam.
- Khoa học lớp 4: Nguồn gốc của dầu mỏ.
- Địa lí:
+ Kĩ năng đọc lược đồ địa lý.
+ Xác định được vị trí các mỏ dầu và khí thiên nhiên ở Việt Nam.
+ Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam.
+ Biện pháp bảo vệ dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam nói riêng và vùng biển
quốc tế nói chung.
- Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ý thức bảo vệ
môi trường sống.
- Mĩ thuật: Kỹ thuật quan sát và phân tích tranh ảnh
- Toán học: Áp dụng công thức để tính toán hóa học.
Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Trang 1


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Môn: Hóa học 9

- Sinh học kết hợp với Hóa học: giải thích được hiện tượng ô nhiễm dầu mỏ và tác
hại của ô nhiễm dầu mỏ trên biển
- Hiểu biết xã hội: biết ứng dụng của các sản phẩm của dầu mỏ và khí thiên nhiên
vào thực tế.
III. Đối tượng dạy học của bài học
- Số lớp: 1 lớp
- Số lượng học sinh: 27 học sinh
Đặc điểm: Học sinh lớp 9A có đặc điểm là đa số đều có học lực khá, giỏi vì vậy các
em rất chủ động trong khâu tìm tòi và khám phá tri thức đồng thời phát huy được
năng lực sáng tạo, đây là tiền đề đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của lớp.
IV. Ý nghĩa của bài học
IV.1 Đối với thực tiễn dạy học:
- Học sinh lớp 9 đang ngày càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú,


các em có ý thức được rằng “Mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời”.
Thái độ và ý thức học tập của HS ngày càng phát triển, được thúc đẩy bởi động cơ và
mục đích học tập. HS có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc
lập, sáng tạo, tư duy ngày càng chặt chẽ có căn cứ và nhất quán, tính phê phán của tư
duy phát triển, thế giới quan dần được hình thành. Như vậy, HS đã có sự thay đổi về
chất, năng lực quan sát của HS ngày càng sâu sắc và nhạy bén hơn, khả năng tư duy
trừu tượng cao hơn, khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa ngày càng
hoàn thiện, các em thích khám phá, tìm hiểu, thích thảo luận, tranh luận để trình bày
những ý kiến của mình về các vấn đề của đời sống KT - XH. Đây là điều kiện thuận
lợi để GV có thể tổ chức dạy học theo dự án hiệu quả. Đối với các môn học khác
cũng vậy như môn khoa học, địa lý, toán học, vật lý, sinh học, giáo dục công dân,
hiểu biết xã hội... các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn hóa học
trong đó có kiến thức về các nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta thông qua
môn khoa học lớp 4 và môn địa lý, cách giải bài toán bằng cách vận dụng linh hoạt
các công thức tính toán hóa học , kiến thức về trọng lượng riêng và khối lượng riêng
của môn vật lý 6, áp suất của chất lỏng trong môn vật lý 8, kiến thức về tiết kiệm tài
nguyên khoáng sản thông qua môn giáo dục công dân… Vì vậy khi cần tích hợp kiến
thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn hóa học để giải quyết vấn đề trong bài
học các em không cảm giác bỡ ngỡ. Như vậy việc tích hợp được kiến thức của các
môn học này sẽ giải quyết được những vấn đề trong môn hóa học một cách rất thuận
lợi.
- Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức
môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi
đã tiến hành thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Hóa học 9
Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Trang 2


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Môn: Hóa học 9

- Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Khoa học, Địa Lý, Sinh học, Mĩ thuật,
Toán học, Giáo dục Công dân, Lịch sử vào môn Hóa học rất quan trọng, giúp cho bài
dạy thể hiện nội dung bao quát, sinh động hơn. Từ đó học sinh hiểu biết nhiều hơn,
đặc biệt học sinh thấy được ý nghĩa của việc học tập tất cả các môn văn hóa mà
không còn hiện tượng học lệch và cũng qua những bài học có tích hợp kiến thức liên
môn như thế này giúp học sinh thấy được trách nhịêm của bản thân trong việc học tập
để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, từ đó các em có ý thức học tập
tốt hơn.
IV.2 Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Dạy học tích hợp liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng
tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, đất nước bồi dưỡng lòng tự hào và
yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải
đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống và ứng dụng vào thực tế
đời sống.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên Quốc gia, khả năng tự học sáng tạo các
nguồn năng lượng mới cho tương lai.
- Học sinh hiểu được vai trò, trách nhiệm của bản thân khi còn ngồi trên ghế Nhà
trường.
- Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động tích cực, sáng tạo
trong việc tiếp nhận tri thức; giáo dục cho các em ý thức học đi đôi với hành; rèn cho
các em các kĩ năng sống cơ bản đặc biệt là kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc
sống và ứng dụng các kiến thức được học từ sách vở vào thực tế đời sống của bản
thân, gia đình, xã hội.
V. Thiết bị dạy học, học liệu
Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học.
Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học.
* Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học:
- Thiết bị, đồ dùng dạy học:
+ Sách giáo khoa hóa học 9, Sách giáo viên hóa học 9.
+ Hộp mẫu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ và
ứng dụng của các sản phẩm thu được từ chế biến dầu mỏ.
+ Tranh ảnh liên quan đến bài học trên mạng Internet
- Học liệu sử dụng trong dạy học:
+ Tham khảo: Luật Biển Việt Nam; Lịch sử khai thác dầu mỏ của Việt Nam
+ Ngoài ra còn sử dụng tư liệu của một số trang web: http://vnexpress; vietnamnet.vn
* Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của dự án:

Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Trang 3


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Môn: Hóa học 9

- GV: sử dụng máy chiếu
- HS: tìm hiểu một số thông tin liên quan đến bài học qua mạng Internet.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Biết được:
−Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí
mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
−Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý
trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
− Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng
của chúng.
− Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, có tinh thần tập thể cao .
4. Trọng tâm :
− Thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu
− Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
− Ích lợi và cách khai thác, sử dụng dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ .
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, hộp mẫu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ .
- Tranh vẽ sơ đồ trưng cất dầu mỏ và ứng dụng các sản phẩm dầu mỏ thu được từ
chế biến dầu mỏ .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp + ổn định tổ chức lớp học . ( 2 phút )
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
a. Mở bài: Bằng kỹ thuật quan sát tranh ảnh đã học qua môn mĩ thuật và sự hiểu
biết của bản thân, em hãy phân tích và cho biết các bức ảnh trên nói lên điều gì?

Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Trang 4


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Môn: Hóa học 9



?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn dắt vào bài học.

b. Phát triển bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của dầu mỏ
1. Tính chất vật lí .
-GV cho học sinh tiến hành thí
- HS tiến hành thí nghiệm
nghiệm tìm ra trạng thái, màu sắc,
tính tan trong nước của mẫu dầu mỏ.
-GV: Em hãy vận dụng kiến thức Vật -HS trả lời: Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu
lý lớp 6 về trọng lượng riêng và khối nâu đen , không tan trong nước và nhẹ hơn
lượng riêng để rút ra tích chất vật lý
nước .
của dầu mỏ.
- Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho
đúng .
* Tiểu kết :
Tính chất vật lý của dầu mỏ .
- Là chất lỏng, sánh, màu nâu đen , không tan trong nước và nhẹ hơn nước .
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ
2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của
dầu mỏ.
- GV chiếu tranh:
- HS quan sát tranh

-GV: Dựa vào kiến thức của môn
Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

- Hoạt động cá nhân trả lời :
Trang 5


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Môn: Hóa học 9

khoa học lớp 4 và kiến thức địa lý lớp Trong tự nhiên dầu mỏ thường tập trung
8 kết hợp với kĩ thuật quan sát tranh
thành những vùng lớn ở sâu trong lòng đất
ảnh của môn Mĩ Thuật em hãy cho
tạo thành mỏ dầu (Túi dầu)
biết dầu mỏ có ở đâu?
-GV chiếu tranh:

-HS quan sát tranh

-HS nêu cấu tạo mỏ dầu:
-GV: yêu cầu học sinh vận dụng kĩ
Lớp khí
thuật quan sát tranh ảnh của môn Mĩ
Mỏ dầu có 3 lớp :
Lớp dầu lỏng
Thuật nêu cấu tạo của mỏ dầu?
Lớp nước mặn
- Cho học sinh nhận xét , bổ sung cho
đúng .
-GV chiếu tranh:

-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của
-GV: yêu cầu học sinh quan sát tranh
GV: Người ta khoan những lỗ khoan
và vận dụng hiểu biết xã hội nêu cách
xuống mỏ dầu, lúc đầu dầu sẽ tự phun lên,
khai thác dầu mỏ?
sau đó, người ta phải bơm nước hay khí
xuống để đẩy dầu lên.
-GV: Em hãy vận dụng kiến thức về
áp suất chất lỏng của môn vật lý lớp 8
để giải thích tại sao ban đầu dầu tự
phun lên? Sau một thời gian không
phun lên nữa?
-GV: Tại sao sau một thời gian người
ta lại bơm nước hay khí xuống để
đẩy dầu lên?
Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

- HS: Do áp suất trong mỏ dầu lớn hơn áp
suất khí quyển nên dầu tự phun lên. Sau
một thời gian khai thác áp suất trong mỏ
dầu giảm bằng khí quyển dầu không tự
phun lên nữa.
-HS vận dụng kiến thức về tính chất vật lý
của dầu mỏ: Người ta bơm nước hay khí
xuống để đẩy dầu lên, do dầu không tan
Trang 6


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Môn: Hóa học 9

trong nước và nhẹ hơn nước.
* Tiểu kết : Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ.
- Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ : Dầu mỏ có trong lòng đất , tập
trung thành những vùng lớn .
- Cách khai thác :
+ Người ta khoan những lỗ khoan xuống mỏ dầu .
+ Đầu tiên dầu phun lên do áp suất cao , sau đó người ta bơm nước hay khí xuống
để đẩy dầu lên .
Hoạt động 3: Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-GV: Em hãy vận dụng hiểu biết xã
–HS trả lời: Do nhu cầu sử dụng khác nhau
hội giải thích tại sao phải chế biến
nên phải chế biến mới sử dụng được.
dầu mỏ ?
-GVtb: Sử dụng kiến thức của phân
-HS lắng nghe.
môn Lịch sử để nói về lịch sử khai
thác dầu mỏ ở Việt Nam: Cách mạng
tháng Tám thành công đã đưa Việt
Nam trở thành một nước độc lập.
Ngành địa chất và khai thác mỏ cũng
nhanh chóng được chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hoà tổ chức lại
hoạt động. Tuy nhiên trong lĩnh vực
dầu khí, giai đoạn từ 1945 đến 1954
chưa có nhiều nghiên cứu. Sau khi
miền Bắc hoàn toàn giải phóng 1954
với sự giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô, một
khối lượng to lớn các công trình khảo
sát, tìm kiếm thăm dò địa chất khoáng
sản trong đó có dầu khí đã hoàn
thành. Ngày nay ngành dầu khí Việt
Nam đã phát triển và đóng góp phần
quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của đất nước.

Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Trang 7


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

-GV: Ở Việt Nam chúng ta cho đến
nay mới chỉ khai thác được dầu thô
xuất khẩu và phải nhập các sản phẩm
chế biến từ dầu mỏ về .
- GV: Dầu mỏ được chế biến như thế
nào ?
- GV cho 1 HS giới thiệu các sản
phẩm từ dầu mỏ trong hộp mẫu các
sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và cho
biết ứng dụng chính của nó trong thực
tế ?
- GV chiếu tranh:

Môn: Hóa học 9

-HS lắng nghe, ghi nhớ.

-HS: Người ta chế biến dầu mỏ bằng
phương pháp chưng cất dầu mỏ, crăckinh...
- HS thực hiện:
+ Khí đốt: Nhiên liêu, đun nấu…
+ Xăng: Sử dụng cho động cơ đốt trong:
Xe máy, cưa máy máy bay.
+ Dầu điezen, mazut: Chạy máy cày, ô tô,
tàu thủy…
+ Nhựa đường: Rải mặt đường
+ Dược phẩm: Thuốc chữa bệnh
+ Tơ nhân tạo: Quần áo…..
…………………………….

-Gv giới thiệu phương pháp chưng cất
phân đoạn dầu thô người ta thu được - HS lắng nghe, ghi nhớ.
các sản phẩm của dầu mỏ như sơ đồ.
-GV: Phương pháp chưng cất dầu mỏ
thu được lượng xăng ít .Để thu được
nhiều xăng và các khí quan trọng ,
người ta áp dụng phương pháp
Crăckinh dầu nặng ( Bẻ gãy C của
hiđrocacbon mạch dài thành
hiđrocacbon mạch ngắn hơn dễ bay
hơi hơn.
Crăckinh

→ Xăng + Hỗn hợp khí
Dầu nặng 
Cr-ackinh
Vd : C8 H18 → C4 H10 + C4 H 8
Cr-ackinh

C4 H10 → C2 H 6 + C2 H 4

- Gv chiếu tranh về một nhà máy lọc
dầu Dung Quất ở Việt Nam:

Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

-HS vận dụng kĩ thuật quan sát tranh của
môn Mĩ Thuật.

Trang 8


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Môn: Hóa học 9

* Tiểu kết :
Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ : xăng , dầu thắp ( dầu lửa ) , dầu điezen , nhựa
đường …
( Lưu ý : Sản phẩm chế biến từ chưng cất dầu mỏ có rất ít xăng , vì vậy người ta
dùng phương pháp crăckinh dầu mỏ để tăng lượng xăng thu được)
Crăckinh

→ Xăng + Hỗn hợp khí
Dầu nặng 

Hoạt động 4: Khí thiên nhiên
-Gv nêu vấn đề
-HS phát biểu:Thành phần chính là khí
? Thành phần chính của Khí thiên
metan(CH4 ) nó tập trung thành mỏ khí , và
nhiên là gì
có trong khí mỏ dầu.

GV: Qua biểu đồ em hãy so sánh hàm
lượng khí metan trong khí thiên nhiên
và trong khí mỏ dầu?
-GV: Nó có ứng dụng gì trong đời
sống cũng như trong công nghiệp hóa
học?
- Cho học sinh nhận xét , bổ sung cho
đúng .

-HS: Hàm lượng khí metan trong khí thiên
nhiên nhiều hơn trong khí mỏ dầu.
-HS: Được ứng dụng làm nhiên liệu,
nguyên liệu sản xuất bột than, axetilen,
chất dẻo, dung môi, cao su …

* Tiểu kết :
- Khí thiên nhiên .
- Thành phần chính là metan(CH4 ) nó tập trung thành mỏ khí , và có trong khí mỏ
dầu.
- Được ứng dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu sản xuất bột than, axetilen, chất dẻo,
dung môi, cao su …
Hoạt động 5 : Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta
-GV chiếu tranh:
-HS quan sát tranh.
Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Trang 9


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

-GV: Dựa vào thông tin SGK, kết hợp
kĩ thuật quan sát tranh ảnh của môn
Mĩ Thuật và kĩ năng đọc lược đồ của
môn Địa lý em hãy thảo luận nhóm
trong 3 phút theo dàn ý sau: Dầu mỏ
và khí thiên nhiên ở Việt Nam có
nhiều ở đâu? Trữ lượng? Kể tên một
vài mỏ dầu? Bắt đầu khai thác từ năm
nào?
-GV giới thiệu một số giàn khoan dầu
ở Việt Nam:

Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Môn: Hóa học 9

- HS thảo luận nhóm để trả lời:
+ Tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía
Nam.
+ Ví dụ: mỏ Rồng , mỏ đại Hùng, mỏ
Bạch Hổ..
+ Trữ lượng ước khoảng 3-4 tỉ tấn
+ Bắt đầu khai thác từ năm 1986.
-HS vận dụng kĩ thuật quan sát tranh của
môn Mĩ Thuật.

Trang 10


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

-GV chiếu tranh:

- Nhìn vào biểu đồ sản lượng khai
thác dầu ở VN hình 4.20 em có nhận
xét gì ? Với sản lượng đó mang lại
điều gì?
- GV: Việc khai thác và vận chuyển
dầu mỏ gặp khó khăn gì?

-GV chiếu tranh minh họa:

Môn: Hóa học 9

-HS vận dụng kĩ thuật quan sát tranh của
môn Mĩ Thuật.

-HS trả lời: Sản lượng khai thác tăng liên
tục. Nó mang lại cho dất nước một nguồn
tài nguyên kinh tế có giá trị.
-HS: Dễ gây ô nhiễm môi trường, và tai
nạn cháy, nổ.

-HS vận dụng kĩ thuật quan sát tranh của
môn Mĩ Thuật.

-HS: Do dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn
Người thực hiện: Hồ Hữu Phước

Trang 11


Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

-GV: Bằng kiến thức môn hóa học và
sinh học, Em hãy giải thích xem vì
sao có hiện tượng dầu loang trên mặt
biển? Dầu loang ảnh hưởng đến
nguồn sinh vật biển như thế nào?



Mra95K5J2401949
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status