Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội


MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
4.1. Phạm vi không gian nghiên cứu: 3
4.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2015. 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 3
5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: 4
5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp: 4
5.5. Phương pháp phân tích, so sánh: 5
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn, tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu: 5
7. Cấu trúc luận văn: 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT. 7
1.1 Cơ sơ khoa học 7
1.1.1 Quyền sử dụng đất 7
1.1.2 Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8
1.1.3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 11
1.2 Căn cứ pháp lý của đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở nước ta. 12
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận. 12
1.2.2. Mối quan hệ giữa công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận với các nội dung quản lý nhà nước về đất đai 13
1.2.3. Cơ sở pháp lý về các vấn đề nghiên cứu 16
1.3 Nội dung đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo pháp luật hiện hành. 17
1.3.1. Nội dung của việc đăng ký đất đai. 17
1.3.2. Nội dung của việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở. 21
1.3.3. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 25
1.3.4. Nội dung của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 26
1.4. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận. 30
CHƯƠNG 2 37
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI, 37
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 37
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Oai 37
2.1.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 37
2.1.2. Các yếu tố kinh tế xã hội 41
2.2 Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. 49
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 49
2.2.2. Phân tích hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai: 53
2.2.3. Công tác đăng ký đất đai 54
2.3. Phân tích thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại khu vực nghiên cứu. 54
2.3.1 Thực trạng hồ sơ địa chính 54
2.3.2 Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác đăng ký đất đai 59
2.3.3 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. 63
2.3.4. Thực trạng việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2009-tháng 6/2015. 64
2.4. Phân tích và đánh giá những ưu điểm, vấn đề tồn tại trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2009 - tháng 6/2015 77
2.4.1. Những ưu điểm. 77
2.4.2. Những khó khăn. 79
2.4.3. Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại huyện Thanh Oai theo cơ chế Văn phòng đăng ký đất đai "một cấp". 81
2.4.4. Đánh giá tổng hợp thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. 86
CHƯƠNG 3 92
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI, 92
TP HÀ NỘI 92
3.1 Giải pháp về pháp luật, pháp chế, chính sách: 92
3.1.1 Đề xuất các giải pháp điều chỉnh các qui định của thành phố, Chính phủ đối với công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. 92
3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính 99
3.2. Giải pháp về cơ sở vật chất, trình độ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận 101
3.2.1. Giải pháp về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ. 101
3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. 102
3.2.3. Giải pháp về tài chính 103
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 104
1. Kết luận 104
2. Kiến nghị 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 111

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu các nhóm đất 40
Bảng 2.2. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm 41
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm 42
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 42
Bảng 2.5. Thống kê diện tích một số cây trồng chính 43
Bảng 2.6. Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng 44
Bảng 2.7. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính huyện Thanh Oai 55
Bảng 2.8. Hệ thống sổ sách địa chính. 56
Bảng 2.9. Tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai. 70
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra 72
Bảng 2.11. Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai (giai đoạn 2009-tháng 6/2015). 75
Bảng 2.12. Thẩm quyền ký giấy chứng nhận khi đăng ký đất đai: 82
Bảng 2.13. Kết quả thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận 83

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình đăng ký đất đai lần đầu. 20
Hình 1.2. Mẫu Giấy chứng nhận (trang 1 và trang 4) 29
Hình 2.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Oai 38
Hình 2.2. Cơ cấu đất đai năm 2015 huyện Thanh Oai 53


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Luật đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận). Đây thực chất là thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học.
Tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này". Và một trong những điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận trừ trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 168, trường hợp qui định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013.
Với đặc thù là huyện ven đô, nằm phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, giáp quận Hà Đông, huyện Thanh Oai có 20 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 12.385,56 ha, dân số 185.355 người, được đánh giá là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay. Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, tình hình giao dịch về đất đai, bất động sản ngày một tăng lên. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là vấn đề quan trọng, cấp thiết luôn được chính quyền huyện Thanh Oai chỉ đạo, thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trên thực tế công tác này ở một số xã diễn ra chậm, chất lượng hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận chưa cao dẫn đến tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn thấp, việc lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, mua bán, chuyển nhượng đất đai diễn ra ngầm, thế chấp dưới hình thức “tín dụng đen” không thông qua cơ quan đăng ký còn nhiều.
Nhằm góp phần tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền sử dụng đất của mình và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, hoạt động công khai, minh bạch đồng thời Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả thì công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận hiện nay tiếp tục cần được coi là vấn đề quan trọng, cấp bách để các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội nói chung cũng như huyện Thanh Oai nói riêng quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Để làm tốt công tác này hơn nữa, cần thiết dựa trên những cơ sở khoa học và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. Xuất phát từ lý do trên, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội" nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt hơn nữa chức năng dịch vụ công của Nhà nước về đăng ký đất đai, giải quyết được những hạn chế, khó khăn trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng, đánh giá hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, phương tiện, trang thiết bị, máy móc, tài liệu, số liệu, bản đồ các thời kỳ liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn. Thu thập tài liệu, số liệu về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận (đối với đất ở).
- Tìm hiểu tình hình, phân tích thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
- Phân tích quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, các yếu tố đặc thù tác động đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại huyện Thanh Oai.
- Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận, nguyên nhân tồn tại nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên phạm vi ranh giới hành chính thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các nội dung sau:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận đối với đất ở tại huyện Thanh Oai.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận đối với đất ở trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
4.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Chọn các điểm nghiên cứu có cùng đặc trưng tương đồng tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, mức độ giao dịch đất đai. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá ở 3 khu vực nghiên cứu như sau:
Khu vực 1 gồm 7 xã: Cao Viên, Bình Minh, Thanh Cao, Tam Hưng, Phương Trung, Cao Dương, Tân Ước là những xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận cao nhất trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai cao. Khu vực 1 chọn xã Phương Trung là điểm nghiên cứu.
Khu vực 2 gồm 7 xã: Thanh Thuỳ, Thanh Văn, thị trấn Kim Bài, Cự Khê, Kim Thư, Dân Hoà, Liên Châu là những xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận ở mức trung bình trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai tương đối cao. Khu vực 2 chọn xã Cự Khê là điểm nghiên cứu.
Khu vực 3 gồm 7 xã: Mỹ Hưng, Xuân Dương, Đỗ Động, Bích Hoà, Thanh Mai, Kim An, Hồng Dương là những xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận thấp nhất trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai trung bình. Khu vực 3 chọn xã Hồng Dương là điểm nghiên cứu.
5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:
+ Từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai: Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của địa phương.
+ Các phòng, ban chức năng của huyện như: Thống kê, Tài chính, Y tế, Giáo dục về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Thanh Oai (trước đây là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai) về các số liệu liên quan đến kết quả hoạt động của Văn phòng
5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (ưu điểm, hạn chế, mức độ hài lòng, thái độ phục vụ của công chức, viên chức), ... Số lượng phiếu điều tra là 90 phiếu được phân bổ như sau: xã Phương Trung: 30 phiếu; xã Cự Khê: 30 phiếu; xã Hồng Dương: 30 phiếu;
- Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp:
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu khảo sát, thu thập được, tiến hành thống kê, lập bảng biểu tổng hợp số liệu qua các các năm để nắm bắt được tổng quan thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trong giai đoạn 2009- tháng 6 năm 2015.
5.5. Phương pháp phân tích, so sánh:
Phân tích và so sánh để đưa ra đánh giá về thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn, tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu:
a) Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm các giáo trình, luận văn, tạp chí chuyên ngành, công trình nghiên cứu liên quan lý thuyết của đề tài:
- Tài liệu, giáo trình về cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai,...
- Báo cáo đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới phát hành năm 2011.
- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
b) Các văn bản pháp lý liên quan tới công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận:
- Luật Đất đai năm 2013;
- Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, qui định của UBND thành phố Hà Nội và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai.
- Các tài liệu kiểm kê, thống kê đất đai, số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận huyện Thanh Oai giai đoạn 2009 - 2014.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
(có danh mục tài liệu tham khảo kèm theo).
c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận huyện Thanh Oai các năm 2009 - tháng 6 năm 2015.
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường và quản lý đất đai tại huyện Thanh Oai.
- Phiếu điều tra, thu thập thông tin thực tế về công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học và pháp lý của đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Chương 2: Thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.



18TuSZF0w2qxT74
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status