khai thác gỗ giảm thiểu tác động - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
KHAI THÁC GỖ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
Hồ ngọc Lý và Nguyễn Ngọc Lung
Những năm gần đây, FAO xuất bản Quy phạm khai thác rừng vùng Châu Á- Thái
Bình Dương năm 1996 và 1999, trong đó chứa nhiều yếu tố giảm thiểu tác động
đến môi trường. Tiếp sau đó JOFCA và nhiều quốc gia trong khối Đông Nam Á có
nhiều hoạt động tích cực trong việc vận động việc áp dụng các giải pháp hạn chế
tác động môi trường của việc khai thác gỗ.
Dự án vùng-RAS/192/JPN đang xây dựng và tập huấn kỹ thuật khai thác gỗ giảm
thiểu tác động tại Myanma, Lào, Vietnam đã được biên soạn, trong đó Hội khoa
học Lâm nghiệp đã khảo sát đánh giá tình hình đào tạo về nhu cầu kế hoạch tập
huấn cho Việt nam (Forest Harvesting in Vietnam- current status review report,
Nguyễn Ngọc Lung- VIFA, Hanoi, 2004) 19 trang.
Như vậy hoàn toàn không có nghĩa là việc khai thác gỗ ở Việt Nam từ trước tới
nay chưa quan tâm tới các tác động có hại đối với môi trường và xã hội. Ngay từ
quy trình tạm thời về khai thác gỗ, tre nứa của Tổng cục lâm nghiệp, Hà nội 1968,
116 trang, đã từng đề cập.
Một loạt nghiên cứu của Viện khoa học lâm nghiệp như: Cơ sở khoa học của việc
bổ sung sửa đổi quy phạm khai thác gỗ (Viện KHLN) Hà nội 1982, Quy trình tạm
thời khai thác gỗ thông 3 lá, Lâm đồng (Viện KHVN) 1984, Quy phạm các giải
pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92), Bộ
Lâm Nghiệp 1993, Giáo trình “Khai thác vận chuyển lâm sản”, ĐHLN, 2001 (267
trang). Hai Quy chế khai thác gỗ và lâm sản, theo QĐ 02/1999 và QĐ 40/2005 của
Bộ NN-PTNT, (33 và 30 trang), đều đã quan tâm ở mức độ khác nhau về phương
thức chặt sao cho đảm bảo tái sinh, cường độ chặt không gây thay đổi thái quá về
lỗ trống, tán cây che phủ, mở đường, làm các công trình bãi gỗ, kéo gỗ ít gây lở
đất, xói mòn, dọn rừng sau khai thác để hạn chế nguyên nhân sâu bệnh, cháy
rừng... Song nếu nói đã đầy đủ, đã hệ thống hoá các khâu, các giải pháp giảm thiểu tác
động đến môi trường, đến xã hội chưa thì rõ ràng là chưa và cần bổ sung, sử dụng
các tiến bộ kỹ thuật như FAO, JOFCA, các nước ASEAN và các tiêu chí của Hội
đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) quy định trong tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững
vẫn cần tổng kết bổ sung các kiến thức bản địa, kinh nghiệm truyền thông của các
vùng, các địa phương có kỹ thuật chặt hạ, vận xuất tốt.
Giáo trình (manual) hay bài giảng (lecture) khác với quy trình, quy phạm, hướng
dẫn kỹ thuật, sổ tay , cẩm nang ...... là ở chỗ nó không mô tả chi tiết các thao tác,
không cầm tay chỉ việc cho công nhân phải làm gì, không được làm gì. Song nó
phải giới thiệu được các lý thuyết khác nhau, tổng kết được các cơ sở khoa học,
các kinh nghiệm ngoài nước, trong nước kể cả kiến thức bản địa để sinh viên tiếp
nhận, lựa chọn và tạo ra năng lực cho một kỹ sư tương lai có thể sáng tạo vận
dụng để chỉ đạo sản xuất, hay tham gia soạn thảo quy trình, quy phạm .
Trên quan điểm lâm sinh học nhiệt đới thì khai thác gỗ là giải pháp quan trọng để
điều khiển, dẫn dắt rừng đi theo chuẩn mực mà mục tiêu điều chế rừng đã đặt ra,
đó là các lý thuyết về quần thể rừng, về không gian dinh dưỡng, về sinh trưởng sản
lượng.
Tài liệu này phục vụ cho việc khai thác chính của một khu RSX tự nhiên phổ biến
nhất như một công ty, lâm trường, trang trại rừng quy mô lớn, được cập nhật các
kinh nghiệm hạn chế các tác động môi trường xấu trong khai thác gỗ.
Phần mở đầu: Khái niệm, mục tiêu
+ Khái niệm:
RIL là từ viết tắt, của nguyên bản tiếng Anh “Reduced Impact Logging”, có nghĩa
là “Khai thác gỗ giảm thiểu tác động”, nay đã trở thành thông dụng , nếu hay dịch
là “khai thác gỗ tác động thấp” tuy không thật chính xác, nhưng vẫn đúng nghĩa.
Khai thác giảm thiểu tác động có thể ở dạng tiêu chuẩn như quy trình, quy phạm,
hướng dẫn kỹ thuật, có thể ở dạng giáo trình hay bài giảng hàm chứa nội dung
khoa học-kỹ thuật, công nghệ về khai thác gỗ. Song đặc biệt lưu ý về các giải
pháp giảm nhẹ tác động tổn hại tới môi trường rừng, đất, nước và QLRBV ..
+ Mục tiêu: 5.4. Đánh giá
Người hay tổ chức khai thác gỗ cùng chủ rừng đánh giá các nội dung sau :
5.4.1. Kiểm tra rừng sau khai thác
Sau khi hoàn thành việc khai thác, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
hay uỷ quyền Chi cục Lâm nghiệp chủ trì cùng với chủ rừng và đơn vị khai thác
tổ chức kiểm tra hiện trường, lập biên bản nghiệm thu, đánh giá việc khai thác
theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện so với hồ sơ thiết kế, quyết định mở rừng khai thác về
địa danh, diện tích, sản lượng, đã hoàn thành so với chỉ tiêu thiết kế khai thác và
định mức kỹ thuật. Số lượng, chất lượng sản phẩm tồn tại trong khai thác và các
kiến nghị đề xuất.
b) Căn cứ kết quả đóng búa bài cây của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, hay Chi cục Lâm nghiệp; Hạt Kiểm lâm sở tại đối chiếu số thứ tự lóng,
khúc, cây, đã có dấu bài cây của lô gỗ so với số thứ tự lóng, khúc, cây trong lý lịch
gỗ do chủ rừng lập (không tiến hành đo đếm lại) và đóng búa kiểm lâm theo quy
định hiện hành để lưu thông. Các vướng mắc còn tồn tại cần giải quyết
5.4.2. Chủ rừng chịu trách nhiệm về tính chính xác của lý lịch gỗ do mình đã lập
khi gỗ được đưa đi tiêu thụ
5.4.3. Đóng cửa rừng sau khai thác
a) Căn cứ biên bản kiểm tra sau khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thông báo đóng cửa rừng khai thác;
b) Sau khi có thông báo đóng cửa rừng khai thác, chủ rừng lập hồ sơ của
khu rừng (năm khai thác, tình trạng rừng sau khai thác...) để đưa vào chế độ quản
lý, bảo vệ, đóng biển báo
c) Thông báo đóng cửa rừng được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và
Hạt kiểm lâm sở tại để theo dõi, đồng thời gửi cho Cục Lâm nghiệp để tổng hợp.
5.4.4. An toàn lao động
- Đánh giá về trang bị và sử dụng bảo hộ lao động
- Đánh giá về an toàn và chế độ làm việc của các thiết bị chặt hạ, vânh xuất,
vận chuyển.

skrQ7shdn35d0Ro
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status