Tiểu luận Khái niệm, nội dung về quản lý - pdf 12

Download Tiểu luận Khái niệm, nội dung về quản lý miễn phí



Nội dung:
Phân công trách nhiệm.2
Mở đầu.3
I. Quản lý và các yếu tố cơ bản của quản lý.4
1.1. Khái niệm.4
1.2. Đặc điểm của quản lý.8
1.3. Các phương pháp quản lý.11
1.4 Mục tiêu quản lý.19
II. Nội dung cơ bản của quản lý.22
2.1. Lập kế hoạch.22
2.2. Tổ chức.33
2.3. Lãnh đạo, điều hành.41
2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh.45
III. Ra quyết định trong quản lý.53
3.1. Khái niệm và các tình huống ra quyết định quản lý.56
3.2. Quy trình ra quyết định quản lý.58
3.3. Hiệu lực, hiệu quả của quyết định quản lý.60
IV. Lãnh đạo và quản lý.60
4.1. Khái niệm lãnh đạo.60
4.2. Lãnh đạo là phong cách quản lý hiện đại.61
4.3. Các phong cách lãnh đạo, quản lý.61
Tài liệu tham khảo.65
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32552/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của các nhà quản lý. Sự tìm tòi, nghiên cứu càng công phu, khoa học và sáng tạo bao nhiêu thì càng có khả năng xây dựng được nhiều phương án đúng đắn và hiệu quả bấy nhiêu.
Bước 5: Đánh giá các phương án
Sau khi xây dựng các phương án khác nhau để thực hiện mục tiêu, chủ thể quản lý cần xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án trên cơ sở các tiền đề và mục tiêu đã có.
Có nhiều cách để đánh giá và so sánh các phương án:
- Lựa chọn các chỉ tiêu hay các mục tiêu quan trọng nhất để làm ưu tiên cho việc so sánh, đánh giá;
- Xem xét và đánh giá mức độ quan trọng của những mục tiêu và xếp loại theo thứ tự 1, 2, 3, …
- Tổng hợp đánh giá chung xem phương án nào giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất.
Bước 6: Lựa chọn phương án
Sau khi so sánh và đánh giá các phương án, chủ thể quản lý quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Muốn chọn được phương án tối ưu, chủ thế quản lý thường dựa vào các phương pháp cơ bản: kinh nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu phân tích, mô hình hoá, …
Bước 7: Xây dựng các kế hoạch bổ trợ
Trên thực tế, phần lớn các kế hoạch chính đều cần các kế hoạch phụ để bảo đảm kế hoạch chính được thực hiện tốt. Tuỳ từng tổ chức với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà có những kế hoạch bổ trợ thích ứng.
Bước 8: Chương trình hoá tổng thể
Lượng hoá kế hoạch bằng việc thiết lập ngân quỹ là khâu cuối cùng của lập kế hoạch. Đó là chương trình hoá tổng thể về các vấn đề liên quan tới: Các chủ thể tiến hành công việc; Nội dung công việc; Yêu cầu thực hiện công việc; Tài chính và các công cụ, phương tiện khác; Thời gian hoàn thành công việc; …
Sự phân chia các bước lập kế hoạch chỉ mang tính tương đối. Các bước lập kế hoạch có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Việc áp dụng các bước lập kế hoạch cần căn cứ vào đặc thù của từng tổ chức cụ thể (tổ chức mới thành lập, tổ chức kinh tế…)
2.1.6. Phương pháp và yêu cầu lập kế hoạch
2.1.6.1 Phương pháp lập kế hoạch
Có nhiều phương pháp lập kế hoạch, sau đây giới thiệu một số phương pháp cơ bản:
*Phương pháp vận trù học
Đây là một trong những phương pháp phân tích toàn diện trong lập kế hoạch. Phương pháp này hướng vào việc phân tích thực nghiệm và định lượng, chuyên nghiên cứu và vận dụng các phương pháp khoa học để phát triển tối đa các điều kiện vật chất đã có như nhân lực, vật lực, tài lực nhằm đạt được mục đích nhất định. Nó chủ yếu dùng phương pháp toán học để phân tích số lượng, trù tính các quan hệ giữa các khâu trong toàn bộ hoạt động nhằm chọn ra phương án tối ưu nhất.
*Phương pháp hoạch định động
Đây là một phương pháp lập kế hoạch mang tính linh hoạt, thích ứng cao với sự thay đổi của môi trường. Nó tuân theo các nguyên tắc: Mục tiêu ngắn hạn thì cụ thể, mục tiêu dài hạn thì khái lược, bao quát, điều chỉnh thường xuyên, kết hợp chặt chẽ giữa hoạch định dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Phương pháp này được biểu hiện cụ thể: trên cơ sở kế hoạch đã lập ra qua mỗi thời gian cố định (một quý, một năm…) thời gian này được gọi là kỳ phát triển ở trạng thái động, căn cứ vào sự thay đổi của điều kiện môi trường và tình hình triển khai trên thực tế, chúng ta sẽ có những điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện mục tiêu đã xác định. Mỗi lần điều chỉnh vẫn phải giữ nguyên kỳ hạn kế hoạch ban đầu và từng bước thúc đẩy kỳ hạn hoạch định đến kỳ tiếp theo.
* Phương pháp dự toán - quy hoạch
Khác với phương pháp dự toán truyền thống đây là phương pháp dự toán được lập ra theo hệ thống mục tiêu.
Ngoài ra còn một số phương pháp lập kế hoạch cụ thể như:
* Phương pháp sơ đồ mạng lưới (PERT)
Có nhiều phương pháp sơ đồ mạng lưới có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình lập kế hoạch nhưng phương pháp thông dụng nhất là PERT (The Program evaluation and Review Technique).
PERT là một kỹ thuật đặc biệt được trình bày bằng biểu đồ về sự phối hợp các hoạt động và các sự kiện cần thiết để đạt mục tiêu chung của một dự án.
PERT thường được sử dụng để phân tích và và chỉ ra những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được những mục tiêu trong một khoảng thời gian xác định.
* Phương pháp phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)
Phương pháp SWOT có khả năng phát hiện và nắm bắt các khía cạnh của một chủ thể hay một vấn đề nào đó. Phương pháp này cho chúng ta biết được điểm mạnh và điểm yếu, và nhìn ra những cơ hội cũng như thách thức sẽ phải đối mặt. Vì thế, SWOT là một công cụ phân tích chung, mang tính tổng hợp nên thường mang tính phán đoán và định tính nhiều hơn và lấy các số liệu, dẫn chứng để chứng minh.
Phân tích SWOT được chia thành 3 phần là: phân tích điều kiện bên trong, phân tích điều kiện bên ngoài và phân tích tổng hợp cả bên trong - bên ngoài của đối tượng.
* Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (Cost benefit Analysis)
Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) ước lượng và tính tổng giá trị tương đương đối với những lợi ích và chi phí của một hoạt động nào đó xem có đáng để đầu tư hay không. Đây chính là phương pháp đánh giá các hoạt động từ góc độ kinh tế học.
* Phương pháp chuyên gia và phương pháp Delphi
Phương pháp chuyên gia là phương pháp mà các chủ thể quản lý thường sử dụng khi phải đối mặt với những vấn đề vượt ra khỏi năng lực chuyên môn của họ. Nhà quản lý tham vấn các ý kiến về chuyên môn của các cá nhân chuyên gia hay tập thể các chuyên gia bằng toạ đàm, hội thảo để từ đó lựa chọn những ý kiến tối ưu của họ nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch hay ra quyết định về những vấn đề mà họ cần.
Phương pháp Delphi là phương pháp gần giống với phương pháp chuyên gia, nhưng khác biệt ở hình thức tham vấn. Thay vì việc lấy ý kiến công khai thông qua toạ đàm, hội thảo, nhà quản lý sử dụng phiếu kín để các chuyên gia biểu thị tính độc lập của mình trong việc đưa ra các ý kiến. Chính vì vậy, những quan điểm mà các chuyên gia đưa ra thường không bị ảnh hưởng bởi quan hệ với các đồng nghiệp nên mang tính khoa học, khách quan và có giá trị tham khảo cao. Tuy nhiên, các nhà quản lý thường gặp khó khăn để đưa ra quyết định cuối cùng khi mà các chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
Như vậy, để lập kế hoạch một cách có hiệu quả, cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ từng trường hợp vào loại hình và tính chất của kế hoạch.
2..1.6.2. Yêu cầu của lập kế hoạch
Để có kế hoạch hiệu quả, phù hợp với năng lực của tổ chức và xu hướng vận động khách quan thì quá trình lập kế hoạch phải được đầu tư về nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian để đáp ứng các yêu cầu sau:
Công tác lập kế hoạch phải được ưu tiên đặc biệt: Ưu tiên về mặt nhân lực, tài chính và về mặt thời gian.
Lập kế hoạch phải mang tính khách quan.
Kế hoạch phải mang tính kế thừa: Khi lập kế hoạch, các nhà quản lý phải kế thừa những hạt nhân hợp lý của kế ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status