Cái đói - Chủ đề ám ảnh trong nhiều tác phẩm của Nam Cao - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích, yêu cầu.
4. Phạm vi đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC THUẬT NGỮ:
CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ ÁM ẢNH.
1.1. Khái niệm về tính biểu hiện của chủ đề.
1.1.1. Khái niệm về chủ đề.
1.1.2. Biểu hiện của chủ đề.
1.2. Khái niệm về chủ đề ám ảnh.
CHƯƠNG 2
TÁC GIẢ NAM CAO
2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
2.1.1. Cuộc đời.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
2.2. Quan điểm sáng tác.
2.2.1. Quan điểm sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.2.2. Quan điểm sáng tác của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám – 1945.
2.3. Nam Cao với làng Đại Hoàng.
2.4. Hai loại đề tài trong sáng tác của Nam Cao.
2.4.1. Đề tài về người nông dân nghèo.
2.4.2. Đề tài về người trí thức tiểu tư sản nghèo.
CHƯƠNG 3
CÁI ĐÓI – VẤN ĐỀ BAO TRÙM TRONG NHIỀU TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945.
3.1 Cái đói và chết đói – hiện tượng xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Nam Cao.
3.1.1. Cái đói – vấn đề cái ăn và sự tồn tại.
3.1.2. Cái đói và nỗi ám ảnh “chết đói”.
3.1.3. Cái đói và nhân cách, nhân tính con người.
3.2. Tư tưởng “chúng ta phải chống lại nạn đói” trong tác phẩm của Nam Cao.
3.5.1. Vì sao người ta đói?
3.5.2. Con người “rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm”.
3.5.3. “Hoàn cảnh đổi, rất có thể là người đổi, tâm tính đổi.”
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Nhận xét của giáo viên phản biện.
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“ Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thểu đầy đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói !”
( Đói - Bàng Bá Lân)
Mỗi lần đọc lại bài thơ này là trong lòng tui dâng lên những cảm xúc thật khó tả, hình ảnh “những thây ma thất thểu đầy đường” cứ ám ảnh lấy tôi. Năm Ất Dậu ấy (1945) có khoảng 2 triệu người Việt Nam, tức là khoảng mười phần trăm dân số lúc bấy giờ đã qua đời vì nạn đói. Cái đói và cái chết thường trực, trải dài trên địa bàn rộng lớn gồm Trung Du và Đồng Bằng Bắc Bộ, lan vào một nửa miền Trung.
Theo Giáo Sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng viện sử học Việt Nam thì ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra chương trình “kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình. Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nhiên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như: đay, gai, bông, thầu dầu,… nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên. Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu như: than, dầu, điện của Nhật tăng cao, chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm hoạ chết đói năm 1945.
Trong tất cả những thảm họa gây ra cái chết cho con người, có lẽ chết đói là một trong những cái chết thê thảm và đau đớn nhất. Cũng chính vì vậy mà biết bao người trong hoàn cảnh ấy đã cố níu lấy sự sống bằng tất cả những gì có thể ăn được kể cả gốc củ ráy, cây choóc (những loại cây ngứa vô cùng), cám và khô dầu (không phải thức ăn cho người), khô dầu ăn nhiều tức bụng, ăn ngày này qua ngày khác có thể sưng bủng ra mà chết, không phải chết đói mà là chết…no. Đói khát và giặc giã, đó là hai thứ nạn khủng khiếp, hai nỗi lo sợ bao giờ cũng có sẵn trong tiềm thức người Việt Nam trước cách mạng.
Thiên nhiên khắc nghiệt, hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh triền miên trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt, mang đậm chất nhân văn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn ngày xưa thường viết về nạn hạn hán, lụt lội, mất mùa đói kém, đặc biệt là các nhà văn hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám lại có nguồn cảm hứng đặc biệt về miếng ăn của con người, họ băn khoăn trước trước nỗi vinh nhục của miếng ăn và công việc làm ra miếng ăn của các nhân vật. Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao, đề tài miếng ăn, đúng hơn là cái khổ và cái nhục của miếng ăn được lặp đi lặp lại rất nhiều. Theo Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh, Nam Cao là “cây bút viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn cả và viết một cách sâu sắc, cay đắng, day dứt hơn cả” (Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB giáo dục, Hà Nội, 1996 trang 180).
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của ông rất có giá trị về tình yêu thương, đầy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời cũng như đối với con người. Nam Cao xứng đáng với lòng ngưỡng mộ, yêu quý của nhiều thế hệ độc giả. Đó là tất cả những gì thôi thúc người viết chọn đề tài: “Cái Đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”.

2. Lịch sử vấn đề.
Nhà văn Nam Cao không chỉ là đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945, mà còn là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Độ dài thời gian càng xa, sự nghiệp văn học Nam Cao càng được khẳng định. Tác phẩm của ông qua sự tiếp nhận của nhiều thế hệ đọc giả được phát hiện thêm nhiều tiềm tàng năng lượng, ẩn chứa lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo nên niềm say mê đồng cảm của hàng triệu trái tim. Viết về những chuyện đời thường, vặt vãnh của những lớp người lao khổ trong xã hội thực dân – phong kiến Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhưng những vấn đề mà tác giả đặt ra không bị bó hẹp bởi khuôn khổ không gian, thời gian ấy. Văn nghiệp Nam Cao đã làm phong phú thêm những giá trị tinh thần trong đời sống con người, đánh dấu và khẳng định bước tiến của văn học dân tộc trên hành trình hiện đại hóa.
Cho đến nay, đã có rất nhiều người nghiên cứu tác phẩm của Nam Cao, trong số ấy phần lớn là những người nghiên cứu chuyên nghiệp. Từ năm 1998, đã có 191 bài báo cáo, công trình viết về Nam Cao (Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu. NXB Giáo dục, Hà Nội; 1998). Tác phẩm của Nam Cao đã được khai thác ở nhiều phương diện như đặc điểm thể loại, quan niệm nghệ thuật, không gian – thời gian nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, bút pháp tự sự, khả năng thể hiện hiện thực vi mô, nghệ thuật ngôn từ… Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nét đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở các phương diện nghệ thuật nói chung. Với việc nghiên cứu đề tài “Cái đói – chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”, người viết muốn góp phần lí giải giá trị của tác phẩm Nam Cao qua phương diện chủ đề.
Trước cách mạng tháng Tám, vị trí của Nam Cao chưa được khẳng định. Giá trị tư tưởng nghệ thuật nói chung, chủ đề tác phẩm Nam Cao nói riêng hầu như chưa có sự đánh giá đúng mức.
Cho đến khi “Sóng mòn” được ra mắt bạn đọc (NXB Văn học 1956) và một số bài viết về Nam Cao của một số nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Đình Thi với “Nam Cao” (Nam Cao – về tác gia và tác phẩm, 1956), Nguyên Hồng (Đọc những truyện ngắn của Nam Cao, 1960) được công bố thì sự nghiệp văn học của Nam Cao bắt đầu được những người nghiên cứu văn học quan tâm.
Tập chuyên luận đầu tiên về sự nghiệp văn học của Nam Cao là “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc” của Hà Minh Đức (NXB văn hóa, Hà Nội, 1961). Với công trình này Hà Minh Đức đã trở thành một nhà nghiên cứu có đóng góp quan trọng trong việc khẳng định những thành tựu nghệ thuật của Nam Cao. Trong thời gian này, còn phải kể đến nhiều bài nghiên cứu về Nam Cao như Huệ Chi – Phong Lê với “Con người và cuộc sống trong tác phẩm của Nam Cao (Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1 – 1961), Lê Đình Kỵ với “Nam Cao – con người và xã hội cũ (Nam Cao – về tác gia và tác phẩm). Hà Minh Đức cho rằng: “Qua nội dung những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng, ta có thể rút ra hai loại chủ đề chính: chủ đề về nông dân và và chủ đề về tiểu tư sản thành thị, đặc biệt là tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo.


W1dvQ13FlLbZQ1D
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status