Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc bài báo cáo khoa học 5
NỘI DUNG 7
PHẦN 1: NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT. 8
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. 7
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật. 9
PHẦN 2: KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 12
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp 14
2.2 Cô đơn của con người giữa “biển người mênh mông” 19
PHẦN3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT. 27
3.1 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 27
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 34
3.3. Miêu tả nhân vật gắn với các biểu tượng 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 42
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ốt đẹp từ trước của mình, họ bỏ nhà, trở thành người đơn độc trên chính con đường mình chọn. “ Họ đem cái Đẹp đến giữa cõi đời dung tục, đặt sự mơ mộng giữa những toan tính lạnh lùng, muốn cho cuộc đời đầy tiếng hát và cuộc sống thì như trên sân khấu.”. Và họ thất bại, nhưng những nỗi niềm của họ thì không thể san sẻ cùng ai và vì thế họ rơi vào cảm giác cô đơn.
Chúng ta đọc nỗi cô đơn của họ qua cảnh ngộ của từng con người.
Vì muốn trở thành một người nghệ sĩ chân chính, muốn nổi danh bằng chính sự nghiệp của mình mà Diệu trong Làm má đâu có dễ đã sẵn sàng xa lìa đứa con vẫn còn đỏ hỏn của mình để mong đạt được đến đỉnh cao của nghệ thuật. Bởi vai Trưng Trắc mà chị đã mong đợi từ lâu, bởi chỉ khi được đóng những vai như vậy chị mới mau nổi tiếng : “ Đặt con xuống giường chị thấy cái miệng nhỏ xíu của nó mút mút. Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm một lần nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đi. Mà chị thì không thể từ bỏ ước mơ của mình trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao có thể từ chối vai diễn đã chờ đợi nàng Trưng Trắc oai hùng trong tiếng trống Mê Linh”…Cũng vì yêu nghề, dâng trọn đời mình cho gánh hát cải lương nên San trong Bởi yêu thương dù rất thích hát cải lương, rất muốn trở thành người nghệ sĩ hát cải lương nhưng cô lại không dám đi hát. Không dám đi hát không phải vì không biết hát mà chỉ vì một lí do đơn giản nhưng lại hệ trọng đối với cô, vì cô đã từng làm tiếp viên ở quán bia, cô không muốn sau này mình mà nổi tiếng có người nhận ra mình trước đây đã từng làm ở quán bia thì có phải mình đã làm hoen ố đến nền nghệ thuật nước nhà. Không phải là người yêu nghệ thuật một cách chân chính, không phải là người biết tôn trọng nghệ thuật thì làm sao San lại có những suy nghĩ, lại sợ làm người ta “mất cảm tình với cải lương” như thế?
Những người nghệ sĩ, họ không chỉ cô đơn trong bi kịch của cuộc đời về sự mơ tưởng đồng nhất cuộc sống nghệ thuật với cuộc sống thực mà họ còn là những người nghệ sĩ cô đơn trong tình duyên, những mối tình dang dở không trọn vẹn, những mối tình đơn phương thầm lặng…
Đào Hồng vì say mê nghiệp ca hát mà bỏ nhà ra đi, cô quen và yêu Thường Khanh cũng ở ngay chính gánh hát này, hai người có với nhau một đứa con, rồi khi Thường Khanh bị bắt, đào Hồng ôm con bỏ trốn…bao nhiêu năm cách biệt mà đào Hồng vẫn không thể quên được hình bóng của người đàn ông ấy, người đàn ông đã bỏ rơi người tình và đứa con đẻ của mình mà không hay biết. Ông Chín Vũ có quan tâm đến mấy thì đào Hồng vẫn không thể đáp lại. Ngay cả khi đã già, bà vẫn giữ mãi chiếc gương cũ đã mờ mà ngày xưa Thường Khanh mua tặng mình: “ Anh tài khôn làm gì, tui đâu có cần gương mới…Mờ mờ tui mới thích…”. Suốt nửa đời người bà vẫn dành trọn tình cảm của mình cho người tình cũ, mặc dù nhà văn không viết về nỗi nhớ của bà với Thường Khanh nhưng người đọc vẫn nhận ra điều đó, nhận ra cả sự cô đơn trống vắng của bà. Cho đến khi gặp lại người tình năm xưa bà lại giấu cảm xúc thật của mình đằng sau những câu nói lạnh nhạt, đầy khách sáo, xa lạ. Càng thể hiện mình mạnh mẽ, càng giả mình sống tốt bao nhiêu thì bà càng chứng tỏ sự cô đơn, yếu bóng và nhỏ nhoi của mình bấy nhiêu…Đào Hồng bây giờ đã tàn tạ, đã héo hon đi nhiều so với trước, bà đã không còn là cô đào Hồng đẹp đến nỗi làm “đứng tim người ta” nữa rồi. Dường như trong nhân vật này chúng ta thấy được cả sự tiếc nuối cho mình vì một thời con gái , bây giờ nhan sắc đã tàn phải theo năm tháng, theo những gió sương, vất vả của cuộc đời…
Nguyễn Ngọc Tư còn xoáy sâu vào sự cô đơn của người nghệ sĩ trong tình yêu đơn phương ở nhân vật ông Chín Vũ. Cũng chính vì cái vẻ đẹp làm đứng tim người ta mà ông đã thương đào Hồng ngay từ phút giây đầu tiên gặp mặt để rồi sau đó ông quyết định bỏ nhà theo gánh hát. Chàng công tử Bạc Liêu ấy nặng tình với đào Hồng ngay cả khi cô có con với người đàn ông khác, đặc biệt là người con trai ấy dám đứng ra nhận đứa con mà người con gái mà mình thương yêu có với một người đàn ông khác làm con mình để bảo toàn danh dự cho người kia và cũng chỉ để làm đào Hồng không phải lo lắng, không phải suy nghĩ nhiều. Thất lạc vì mười ngày bị giam mà cho đến nửa đời người ông mới tìm được đào Hồng, trong suốt thời gian ấy ông làm việc, nghe ngóng thông tin để mong gặp lại người xưa, được cùng người đó chia sẻ những vất vả lo toan của cuộc sống. Cho đến khi gặp lại rồi…ông Chín Vũ vẫn là người quan tâm đến đào Hồng nhiều nhất, ông tỏ ra là người rất tâm lý : mua son, mua gương cho đào Hồng…Thế nhưng, những gì ông nhận lại vẫn là sự đơn độc…ông hết mình cho tình yêu nhưng lại chẳng nhận lại gì cho mình. Cái kết…ông vẫn sống một mình…một mình trong sự cô đơn…
Nhìn chung có thể thấy hình ảnh những người nghệ sĩ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều là những người có số phận buồn. Để tìm đến với cái Đẹp, cống hiến hết mình cho nghệ thuật mà họ đã ra đi, để lại sau lưng mình gia đình, người thân. Họ từ bỏ cuộc sống no đủ, sung túc để đến với cuộc sống vất vả, thiếu thốn, phiêu bạt cũng vì cái Đẹp, vì lí tưởng của bản thân. Người đi bán vé số, người gánh chè đi bán, người nằm liệt trên giường nhưng không có tiền để mua thuốc uống…thế nhưng họ vẫn tồn tại, tồn tại vì còn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình, tiếp tục ngay cả khi cái chết cận kề…Người đọc xót xa bao nhiêu khi người mẹ có con mà không được làm mẹ, đứa con rứt ruột đẻ ra giờ đây gọi mình bằng chị…người có con thì không được hay không thể làm tròn bổn phận của người cha, người mẹ...để rồi có những lúc nào đó trong cuộc đời họ nghĩ lại và càng cảm giác cô đơn hơn nữa. Cô đơn vì đơn độc, cô đơn vì những nỗi buồn của bản thân, sống bên cạnh người mình yêu mà không được yêu, nhớ người tình cũ, lúc gặp mặt mà không thể bày tỏ tình cảm…Nhưng tất cả…họ đều chấp nhận…chỉ với một lý do rất đơn giản…tất cả là cho nghệ thuật, cả đời gắn bó với nghệ thuật dù có phải hi sinh bất cứ thứ gì… “ tui đã nguyện với Tổ cả đời theo nghiệp hát…”. Trong nỗi buồn, nỗi cô đơn của những người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái Đẹp ấy, ẩn giấu đằng sau mỗi số phận là niềm cảm thông, xót xa của nhà văn!
2.2 Cô đơn của con người giữa “biển người mênh mông”
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta không chỉ thấy được nỗi cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình kiếm tìm cái Đẹp mà chúng ta còn thấy có cả nỗi cô đơn của những con người nông dân bình thường, họ là những con người cô đơn giữa “ biển người mênh mông”.
Con người sống trên đời có sự dung hợp, tổng hòa của các mối quan hệ, với con người và với cả đất trời. Và khi họ bị tách ra khỏi một trong những mối quan hệ ấy, họ sẽ mang trong mình cái cảm giác cô đơn. Cô đơn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status