Báo cáo Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 - pdf 14

Download miễn phí Báo cáo Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Dẫn nhập: Xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 5
Phần một: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 12
I. Quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 12
II. Thơ 1945 - 1975: tiến trình, thành tựu, khuynh hướng 19
III. Sự vận động và thành tựu của các thể loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 26
Phần hai: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 31
I. Tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975 31
II. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 33
III. Nhìn chung về sự đổi mới của văn xuôi sau 1975 35
IV. Nhìn chung về diện mạo và sự đổi mới của thơ sau 1975 39
V. Sơ lược về tình hình và thành tựu của lý luận, phê bình văn học từ sau 1975 40
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

giặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu phương, ý thức giai cấp.
- Văn học 1945-1954, chủ yếu chưa xem xét con người như một cá nhân, mà nhìn mỗi con người như một thành tố của cộng đồng, từ đó sáng tạo hình tượng con người tập thể. Quan niệm con người tập thể của văn học 1945-1954 mang tính đặc thù của một thời đại khi con người được thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng và khi quần chúng nhân dân đông đảo được tập hợp vào các tổ chức của mình. Trong buổi đầu, sự thức tỉnh ấy thường đi liền với sự phủ định cái cá thể, cái "tôi" đối lập nó với cái chung, với tập thể. Một số tác phẩm từ giữa cuộc kháng chiến lại tập trung xây dựng hình tượng đám đông quần chúng như là nhân vật chính. Đó là đại đội Trần Phú trong tiểu thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi, trung đội dân công trong truyện vừa Nhân dân tiến lên của Vũ Tú Nam, đám đông công nhân trong tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, các đơn vị bộ đội và dân công trong Ký sự Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tưởng.
- Con người quần chúng chủ yếu được thể hiện trong hành động tham gia vào các biến cố lịch sử, các hoạt động xã hội chứ không phải trong đời sống thế sự và riêng tư. Họ là con người hành động nên đời sống nội tâm thường trong sáng, dứt khoát, ít có những day dứt và hầu như không có sự bế tắc. Họ sống với hiện tại, hướng về tương lai, ít khi quay lại với quá khứ, bởi quá khứ đối với họ chỉ là sự cực khổ, tăm tối mà cách mạng đã giúp họ đoạn tuyệt dứt khoát.
Con người quần chúng trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp là một mô hình nghệ thuật phù hợp với hiện thực của thời đại ấy, nó có vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng trong sự đơn giản, hồn nhiên của buổi ban đầu thức tỉnh với cách mạng.
Mười năm hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp, nền văn học mới đã có sự trưởng thành rõ rệt và quan niệm nghệ thuật về con người cũng có bước phát triển mới, tuy về cơ bản vẫn kế tục quan niệm con người trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nét đặc trưng cơ bản trong quan niệm con người của văn học thời kỳ này là con người trong sự thống nhất riêng - chung. Trong văn học kháng chiến chống Pháp, hầu như chưa đặt vấn đề cái riêng của con người, hay nếu có nói đến cuộc sống riêng, số phận của một cá nhân nào đó thì cũng là để cụ thể hóa cái chung của dân tộc, giai cấp. Quan niệm con người hài hòa, thống nhất riêng - chung và đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân đã chi phối các chủ đề chính yếu, các nhân vật chính và cả việc lựa chọn, xây dựng các cốt truyện tiêu biểu của văn học thời kỳ này, nhất là trong mảng sáng tác về đề tài cuộc sống hiện tại. Cố nhiên, quan niệm về sự thống nhất này cũng có tính biện chứng, cái riêng không phải là "hòa tan" trong cái chung, trong ý thức cộng đồng như ở văn học kháng chiến, và con người đi tới sự thống nhất riêng - chung cũng thường phải trải qua đấu tranh tự vượt lên mình. (Riêng - chung của Xuân Diệu, ánh sáng và Phù sa của Chế Lan Viên, Cái sân gạch của Đào Vũ...).
Một hướng khẳng định sự thống nhất riêng - chung trong văn học lúc này là sự thể hiện những cuộc đổi đời của con người trong xã hội mới, miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh xã hội tốt đẹp, trong môi trường tập thể. (Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Quê hương của Nguyễn Địch Dũng...).
Quan niệm có phần một chiều và xuôi chiều về sự thống nhất riêng - chung, lý tưởng hóa môi trường tập thể trong văn học thời kỳ này đã hạn chế việc khai thác nhiều phương diện về đời tư và thế sự của con người, nhiều nhân vật rơi vào sơ lược, công thức, ít có cá tính.
3. Con người trong văn học mời năm cả nước chống Mỹ (1964-1975)
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chống Mỹ cứu nước là sự tiếp tục của quan niệm con người trong văn học hai mươi năm trước đó, nhưng được phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan niệm con người sử thi. Đó là con người có lý tưởng cao cả về độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, ý thức sâu sắc về tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc. Trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, con người luôn sống với những vấn đề có ý nghĩa thời đại, với tinh thần và ý chí của cả dân tộc. Con người ấy dù ở vị trí nào cũng sống với những lý tưởng lớn lao, những tầm "vĩ mô" trong ý thức về dân tộc, thời đại, lịch sử. Con người đó đối diện với thời gian "hai mươi thế kỷ" của dân tộc, và phóng mình lên những tầm cao của không gian để nhìn "nam bắc tây đông", hỏi cả "mặt trời đỏ dậy" để tự hào "cả năm châu chân lý đang nhìn theo" (Tố Hữu).
Cùng với tầm cao nhận thức, lý tưởng, con người của văn học chống Mỹ là con người của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tưởng và nhận thức đã trở thành ý chí và hành động, mỗi con người được thể hiện như là thay mặt trọn vẹn cho sức mạnh và quyết tâm của nền văn học thời kỳ này, là ý thức về lịch sử và sự gắn bó với quê hương, đất nước.
Với quan niệm về con người anh hùng toàn vẹn, văn học thời chống đế quốc Mỹ chú trọng mô tả con người ở các phương diện ý thức - tư tưởng, ý chí và niềm tin, cả ở hành động anh hùng và cũng rất chú ý khắc họa đời sống tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn ở họ. Lòng nhân ái, đức hi sinh, sự thủy chung, trong sáng, trọn vẹn trong cả tình cảm riêng và tình cảm chung, đó là những phẩm chất tâm hồn cao đẹp, giàu tính lý tưởng luôn được chú ý tô đậm ở mọi hình tượng con người sử thi trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Con người sử thi trong văn học thời kỳ này với hai phương diện nổi bật là chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn, là một đóng góp của văn học vào việc khám phá và thể hiện con người, đề cao sức mạnh và vẻ đẹp của con người Việt Nam. Về cách điển hình hóa, chủ yếu là theo lối xây dựng những hình tượng khái quát tập hợp, mỗi con người được thể hiện là thay mặt trọn vẹn cho nhận thức, ý chí và sức mạnh của dân tộc, của thế hệ, thậm chí của thời đại. Trong giới hạn của quan niệm con người sử thi, cố nhiên văn học thời kỳ này không tránh khỏi tính phiến diện, tính đơn giọng điệu khi thể hiện cuộc sống và con người trong chiến tranh. ở nhiều tác phẩm, nhân vật anh hùng mang đậm màu sắc lý tưởng hóa, cách xây dựng nhân vật theo hướng khái quát, tập hợp, kết tinh những phẩm chất chung của cộng đồng nhiều khi dẫn đến tình trạng thiếu cá tính, ít sinh động của những hình tượng nhân vật ấy.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn 1945-1975 có cơ sở từ trong đời sống xã hội - chính trị của đất nước, từ hiện thực chiến tranh và cách mạng, đồng thời cũng thể hiện trình độ ý thức, mức độ phát triển của nền văn học.
II. Thơ 1945-1975: tiến trình, thành tựu, khuynh hướng
Trong phần này, chúng tui tìm hiểu một trong những th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status