Tiểu thuyết Dương Hướng (từ bến không chồng đến dưới chín tầng trời) - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Tiểu thuyết Dương Hướng (từ bến không chồng đến dưới chín tầng trời)



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
5. Phương pháp nghiên cứu . 6
6. Đóng góp của luận văn . 6
7. Cấu trúc luận văn . 6
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu của
công cuộc đổi mới .7
1.2. Những chuyển động trong đời sống văn học trước và sau 1986, trước
yêu cầu đổi mới.9
1.3. Những người viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi mới . 15
1.4. Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng.
Về Dương Hướng và quá trình sáng tác.30
Chương II
TỪ "BẾN KHÔNG CHỒNG", MỘT KHỞI ĐỘNG QUAN TRỌNG
TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA DƯƠNG HƯỚNG.
2.1. Chiến tranh trong nhận thức của Dương Hướng . 32
2.1.1. Qua hình ảnh người lính thời hậu chiến. 32
2.1.2. Qua số phận người phụ nữ. 41
2.2. Nông thôn qua các bước ngoặt cách mạng . 44
2.2.1. Bi kịch Cải cách ruộng đất . 45
2.2.2. Bi kịch gia tộc, dòng họ . . 50
2.3. Nghệ thuật tự sự trong Bến không chồng. 53
2.3.1. Cốt truyện. . 53
2.3.2. Nhân vật . 57
2.3.2.1. Tập trung vào số phận con người. 58
2.3.2.2. Nhân vật có số phận bất hạnh . 59
2.3.2.3. Nhân vật vừa là nạn nhân vừa là tội nhân. 62
Chương III
. ĐẾN "DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI", BƯỚC BỨT PHÁ NGOẠN MỤC
CỦA DƯƠNG HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT
3.1. Biên độ phản ánh rộng, với xuất phát từ làng Đoài . 66
3.2. Sự mở rộng của các kiểu dạng nhân vật . 68
3.2.1. Hệ nhân vật trong gia tộc Hoàng Kỳ . 70
3.2.2. Nhân vật ở phía bên kia. 74
3.2.3. Nhân vật "lên voi xuống chó" với số phận thay đổi theo sự thay đổi
của thời cuộc.75
3.2.4. Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân. 80
3.2.5. Nhân vật thánh thiện . 82
3.3. Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của người
trần thuật.83
3.4. Nghệ thuật kể chuyện . 86
KẾT LUẬN. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

là anh binh nhì giữa mặt trận đời thường.
Trong chiến trường, Đông là ông trung tá đáng kính nhưng trong cuộc sống
đời thường, anh chỉ là người lính bại trận. Hạnh phúc tan vỡ, Đông vừa là thủ
phạm, vừa là nạn nhân trong tấn bi kịch gia đình.
Có thể khẳng định, cái chung ở Lê Lựu, Ma Văn Kháng và Dương
Hướng là đều viết về đất nước, con người thời hậu chiến, trong đó tập trung
đề cập đến vấn đề vận mệnh và số phận của người lính sau chiến tranh. Các
nhân vật Sài, Đông, Vạn, đều là những người lính thành danh bước ra từ cuộc
chiến, song lại thất bại trong thời bình. Sài do lựa chọn con đường đi sai lầm
nên dẫn đến hệ quả tất yếu là sự thất bại trong cuộc sống. Đông, do đánh giá
sai bản chất của cuộc đời nên anh đã không đủ sức níu giữ hạnh phúc gia
đình. Còn Vạn đã không dám sống đúng với mình, dám sống cho mình, vì chỉ
mải mê, say đắm với quá khứ, chịu sự ép xác, quên mình, cộng với sức ép của
những hủ tục và lối sống làng quê nên chưa bao giờ dám mơ tới hạnh phúc
gia đình. Cả đời không có được giây phút hạnh phúc, nhưng đến khi người
khác (Hạnh) đem hạnh phúc đến cho mình, Vạn bàng hoàng, hoảng sợ, chạy
trốn số phận, từ chối chính đứa con duy nhất của mình để cuối cùng phải tìm
đến một cái chết bi thảm. Cuộc sống của người lính sau chiến tranh được các
nhà văn khai thác trên nhiều tầng vỉa, ở mọi góc độ, từ đó đi đến những nét
chung có tính chất phác họa về sự đối lập giữa hai giai đoạn của cuộc đời
người chiến sỹ gắn với hai thời kỳ đất nước. Ở giai đoạn đầu, thời kỳ đầu có
chiến tranh, hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc như tỏa sáng trong tâm thức của
mọi người; ở giai đoạn sau thời kỳ hòa bình của đất nước, số phận người lính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
như chìm nổi trong dòng đời - gắn bó với môi trường quân ngũ suốt quãng
đời đẹp nhất, họ quá quen với cuộc sống quân lệnh bởi vậy khi trở về cuộc
sống thời bình họ không có thời gian để “diễn tập” “tập trận” thích nghi với
môi trường sống mới. Những nếp nghĩ, nếp sống của thời chiến như hằn sâu
trong tâm thức cho nên việc thay đổi cách nghĩ, cách làm ở họ là vấn đề quá
khó.
Như vậy, bằng cái nhìn đa diện Bến không chồng được Dương Hướng
viết lên từ chính cuộc đời những con người mà ông đã từng nghe, từng gặp và
từng trải; bức tranh đời sống làng quê trong Bến không chồng hiện lên thật đa
sắc với sự chìm nổi của kiếp người hiện lên thật “đa sự” “đa đoan”. Trước hết
là người lính. Trong mọi hoàn cảnh khốc liệt hiểm cùng kiệt của cuộc chiến bao
giờ họ cũng vượt qua. Nhưng khi trở về cuộc sống đời thường, trước bao biến
động khôn lường của cuộc sống phần lớn số phận của họ không hề yên ổn.
Mỗi con người mỗi hoàn cảnh, song tất thảy sự thiếu hụt trong cuộc sống của
họ đó là hạnh phúc, có người đã đánh đổi cả tuổi xuân xanh để kiếm tìm hạnh
phúc mà không thấy (như Thành, Hà, Hiệp, Nghĩa), có người mải miết sống
với quá khứ hào quang để rồi hạnh phúc đã tuột khỏi tầm tay; Thế nhưng
những người lính ấy, dù họ hy sinh hay có cơ hội trở về, bên cạnh cái được là
niềm vui chiến thắng thì ở mỗi con người đều có cái giá phải trả của nó, cái
hậu quả mà con người họ phải gánh chịu sau cuộc chiến này.
Không giống như các nhà văn trước đổi mới viết về chiến tranh thường
mang âm hưởng sử thi hào hùng, hình ảnh người lính dường như đẹp hơn
trong sự khốc liệt của chiến tranh. Trong và sau đổi mới, vấn đề chiến tranh
chỉ còn là cái nền được Dương Hướng “lướt qua” nhằm hướng tới một điểm
nhấn khác đó là số phận con người thời hậu chiến; đặc biệt là người lính, họ là
sản phẩm của xã hội, nhưng đồng thời là nạn nhân của xã hội, của cái môi
trường thực tại xã hội mà con người không thể tách rời, cho nên số phận của
họ bị chi phối hay nói khác đi nó được làm nên từ hoàn cảnh sống đó. Vì thế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
vấn đề số phận con người thời hậu chiến vẫn mãi là vấn đề nóng bỏng không
bao giờ kể hết, không thể cạn nguồn cho sự sáng tạo của các nhà văn viết về
đề tài chiến tranh và người lính.
2.1.2. Qua số phận người phụ nữ.
Chiến tranh với nhân vật trung tâm là người lính; nhưng trong gương mặt
trọn vẹn của nó, còn là người phụ nữ ở hậu phương. Nói đến hậu phương là
nói đến nhân vật trung tâm là phụ nữ, bởi mọi gánh nặng ở hậu phương đều
dồn lên vai người phụ nữ. “Chiến tranh không có gương mặt phụ nữ” - đó là
tên một tiểu thuyết Xô Viết viết về chiến tranh sau khi chiến tranh kết thúc
nhiều chục năm. Đương nhiên là thế, bởi sao mà khác được, bất kể chiến
tranh diễn ra ở đâu và vào lúc nào thì những dấu ấn thương tích mà nó để lại
cho con người là kéo dài, và lớp chúng sinh chịu gánh nặng của nó không chỉ
là người lính ở chiến trường mà còn là người phụ nữ ở hậu phương. Chiến
tranh không nên có gương mặt của phụ nữ, bởi lẽ trong trận mạc người đàn
ông khổ mười thì họ còn khổ gấp trăm ngàn lần như thế. Soi vào đời sống hậu
phương - một vùng nông thôn có tên gọi thu gọn là làng Đông của đồng bằng
Bắc Bộ, trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc cuộc chiến chống Pháp lại tiếp
tục cuộc chiến chống Mỹ, dưới tên truyện Bến không chồng Dương Hướng đã
đem đến cho bạn đọc những nhận thức mới và cảm xúc mới trước một lịch sử
quá nghiệt ngã đối với dân tộc vào thời điểm mở đầu những năm 90 còn chĩu
nặng bao ưu tư trong đời sống.
Bến không chồng như chính nghĩa ẩn và nghĩa đen của nó, những cái
“bến không chồng” trở thành một biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả
một thời kỳ dài khi lớp lớp đàn ông, thanh niên đều ra trận. Trong số các nhân
vật không nhiều của Bến không chồng, một tiểu thuyết cỡ vừa, chưa đầy 300
trang, người đọc khó quên dáng nhân vật trung tâm là Hạnh. Dương
Hướng đã rất tâm huyết khi tạo dựng nên hình tượng một phụ nữ có thể nói là
“vượt trội” so với số đông những “chinh phụ” trong văn xuôi cả một thời dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
chiến trận, thường ở họ chỉ mang khuôn mặt “ba đảm đang” gieo niềm tin cho
người lính ở chiến trường, bởi thử thách đặt ra cho Hạnh, không chỉ là những
thử thách bên ngoài, mà còn là, hay chính là những thử thách bên trong, để
vượt qua những rào cản ở chính mình. Bằng sức mạnh tiếng gọi nơi con tim,
lần thứ nhất Hạnh đã vượt qua mọi thành kiến của gia tộc để lấy người mình
yêu là Nghĩa, thuộc dòng họ có mối oán thù, mà cả Nghĩa và Hạnh chỉ biết qua
những câu chuyện kể “ngày xửa, ngày xưa”, và một lời nguyền độc về mối thù
họ Vũ mà cụ tổ dòng họ Nguyễn đã khắc ghi bao đời. Và thêm một lần thứ hai,
khi không có được hạnh phúc làm vợ với Nghĩa, Hạnh đã vượt qua rào cản bên
trong mà đến với chú Vạn - người bạn th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status