Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọnđề tài. 7
II. Lịch sử vấn đề. 7
2.1. Không gian, thời giannghệ thuật trong văn chương tự sự Trung Đại. 8
2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 9
III. Mục đích vấnđề. 9
IV. Phạm vi nghiên cứu. 10
V. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu. 10
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: Sơ lược về tác giả, tác phẩm. 12
I. Tác giả. 12
II. Tác phẩm. 13
2.1. Thể loại. 13
2.2. Kết cấu trong Truyền Kì MạnLục. 13
2.3. Giá trị nội dung. 15
2.4. Giá trị nghệ thuật. 16
CHƯƠNG II: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 18
I. Không gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục 18
1. Khái niệm. 18
2. Không gian nghệ thuật trong TruyềnKì MạnLục. 18
2.1. Không gian thực tại. 19
2.1.1. Không gian thành thị. 19
2.1.2. Không gian làng quê. 20
2.1.3. Không gian núi rừng. 20
2.1.4. Không gian sông nước. 22
2.1.5. Không gian đền chùa. 23
2.1.6. Không gian phủ đệ-dinh thự. 24
2.1.7. Không gian chiếntranh. 26
2.2. Không gian hư ảo. 26
2.2.1. Không gian hư ảo trầnthế. 27
2.2.2. Không gian tiên cảnh. 31
2.2.3. Không gian thiênđường. 34
2.2.4. Không gian địa ngục. 35
2.3. Sự chuyển hóa giữa không gian thực tại và không gian hư ảo. 36
II. Thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 39
1. Khái niệm. 39
2. Thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 39
2.1. Thời gian thực tại. 39
2.1.1. Thời gian thực tại trong Truyền Kì Mạn Lục gắn liền với biến
cố lịch sử, số phận conngười. 39
2.1.2. Thời gian thực tại trong Truyền Kì Mạn Lục mang tính chất
tuyến tính. 41
2.1.3. Thời gian thực tại trong Truyền Kì Mạn Lục tương ứng với nhu
cầu trần thuật. 43
2.2. Thời gian hư ảo. 46
2.2.1. Thời gian luân hồi. 46
2.2.2. Thời gian tiên cảnh. 47
2.3. Sự chuyển hóa giữa thời gian thực tại và thời gian hư ảo. 48
III. Mối quan hệ giữa không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
trong Truyền Kì Mạn Lục. 50
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g, Nguyễn Dữ không hề lấy không gian
của Cù Hựu làm không gian cho nhân vật mình. Qua cách tổ chức không gian hư ảo
của Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu giúp ta rút ra nhận định đó.
Cả hai câu chuyện của Nguyễn Dữ và Cù Hựu đều có sự tham gia của không
gian hư ảo nơi trần thế. Song cả hai người đều xuất phát từ điểm nhìn khác nhau.
Nguyễn Dữ đã cho hồn ma bóng quế của Nhị Khanh tái hiện trên bước
đường lưu lạc của chồng mình. Có nghĩa là không gian từ thực tế đến hư ảo được
chuyển tiếp từ giấc ngủ của Trọng Quỳ dưới “gốc cây bàng” đến “đám mây đen
bay về Tây Bắc” rồi mới đến cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng này. Toàn bộ sự kiện
gặp mặt của hai vợ chồng Nhị Khanh-Trọng Quỳ được nhà văn bố trí hợp lí lôgíc
trong sự tình cờ: Nhị Khanh đi ngang qua nơi Trọng Quỳ nhờ vả bạn bè ở Quy Hóa.
Hai vợ chồng có dịp hàn huyên đến sáng thì thoắt chốc hình ảnh ấy biến mất.
Vậy là giấc ngủ của Trọng Quỳ chỉ đựơc xem là giấc chiêm bao sau bao
ngày xa cách vợ và chàng mong gặp lại. Cuộc gặp gỡ đó chỉ được lí giải là sự
thương nhớ cố nhân.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 28 Trần Thị Đoan Trang
Như thế, từ cái thực về cái hư, hư đến thực xem ra rất kì lạ nhưng không hề
kì lạ. Nhà văn đã vận dụng yếu tố này rất hay vào phần không gian này. Lí Ngư
trong Nhân tình ngẫu kí đời Thanh có nhận xét: “Muốn đạt tới cái kì thì cái kì phải
xuất phát từ hiện thực, phải hợp lôgíc với cuộc sống, hiện thực phải hợp lôgíc với sự
vật-kì không phải là cái hoang đường quái đản”. Ông cho rằng: “Phàm viết truyện kì
chỉ có thể nên tìm những cái gì gần gũi ngay trước mắt mình chứ không nên tìm
ngoài những thứ nghe thấy, nhìn thấy”[12;124].
Như vậy, Nguyễn Dữ đã đạt được sự chín muồi trong truyền kì, linh hoạt
trong việc tiếp nhận phong cách của Cù Hựu. Ở nhà văn Trung Quốc này ta chỉ
thấy được chàng Triệu Sinh đến với không gian hư ảo qua hình ảnh “gốc cây ngân
hạnh đào” và làm việc chôn cất vợ mình. Sau đó mới đến việc chàng nằm trong
nhà thì hồn ma bóng quế của vợ chàng đi vào. Điều này xem ra không hợp lôgíc.
Như ta đã biết, giữa hai con người sống ở hai thế giới khác nhau muốn gặp
nhau phải mượn một vật thể hay một không gian khác để đến với nhau. Nhưng Cù
Hựu không tạo cho nhân vật mình một không gian cụ thể nào. Giữa người chết và
người sống dường như không có sự ngăn cách không gian. Nguyễn Dữ không làm
thế, ông đã đưa Trọng Quỳ và Nhị Khanh đến với nhau qua giấc mộng trần gian
của Trọng Quỳ.
Lệ Nương và Phật Sinh trong Chuyện Lệ Nương cũng thế. Do loạn lạc nên
hai vợ chồng xa nhau. Vì thương nhớ vợ chàng cất công tìm nàng. Khi gặp lại chỉ là
nấm mộ hoang lạnh. Muốn gặp lại cố nhân chỉ qua cơn mơ trong giấc mộng mà
thôi. Và đó là điều hợp lí. Ông đã dùng hình thức “tiếng gà gáy ba hồi” để đưa Phật
Sinh trở về với không gian thực tế.
Từ hai câu chuyên trên, qua cách xây dựng không gian hư ảo đó giúp ta nhận
ra được tấm chân tình của nhà văn dành cho những số phận của người phụ nữ trong
chế độ phong kiến. Dùng hình thức này để nói hộ sự tha thiết mặn nồng của những
người yêu nhau mà không được gần nhau.
Như thế qua việc tổ chức không gian này cho phép ta thấy được hiện thực
đen tối của xã hội Việt Nam lúc này. Giống như Hàn Vũ nhà lí luận phê bình đời
Đường có nói: “Không được bất bình thì kêu” nghĩa là “Tác phẩm văn học là sản
phẩm của sự phát sinh mâu thuẫn của nhà văn với xã hội: buộc ra đằng mồm thành
âm thanh đều do những nguyên nhân bất bình trong lòng”[12;87].
Nhà văn Nguyễn Dữ đã thay những con người bất hạnh cất lên tiếng kêu đầy
phẫn uất qua cách xây dựng không gian này.
Đến với Chuyện cây gạo ta cũng thấy được sự vay mượn môtíp của Cù Hựu
trong Chiếc đèn mẫu đơn. Song ở phần không gian hư ảo, nhà văn Nguyễn Dữ thể
hiện được dấu ấn phong cách của người Việt Nam sâu sắc.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 29 Trần Thị Đoan Trang
Cả hai nhà văn đều dùng hình thức không gian vắng vẻ ban đêm để cho
nhân vật mình xuất hiện. Thông thường không gian ban đêm mà ta quan niệm là
không khí hoang vắng u tịch của bóng tối, lúc hồn ma bóng quế bắt đầu tìm về với
cuộc sống trần gian. Nhưng nếu ta làm cuộc so sánh cách tổ chức không gian của
hai nhà văn này, ta sẽ thấy Nguyễn Dữ đã có sự sáng tạo trong cách tổ chức cho
nhân vật mình không gian riêng đúng với người dân phương Nam.
Từ điểm nhìn không gian trăng sáng để tạo sự gặp gỡ của Lệ Sinh và Kiều
Sinh. Nguyễn Dữ lại khác, vì là người Việt Nam cho nên ông chọn cho Trình Trung
Ngộ và Nhị Khanh gặp gỡ nhau trên thuyền-không gian của nước ta-thật hợp lí và
đúng trật tự lôgíc vì Trình Trung Ngộ vốn là lái buôn.
Nguyễn Dữ tạo nên không gian hư ảo nơi trần thế thông qua hình ảnh “cây
gạo” lâu năm nằm bên ngôi chùa kế bên sông. Cây gạo cũng chính là nơi trú ngụ
của hai hồn ma Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh trong những đêm trăng sáng. Chính
nơi đây là nơi để bọn chúng tác yêu tác quái lộng hành.
Điều này rất hợp lí giống với suy nghĩ của người Việt Nam. Theo quan niệm
của người dân ta: không gian cây cối um tùm là nơi cư trú của hồn ma bóng quế.
Nguyễn Dữ đã tìm cách giải quyết đúng như ý niệm của nhân dân: cho vị
đạo nhân làm phép trục xuất cây gạo: “Cây gạo bị nhổ bật, cành cây gẫy nát, bị
tước như tước đay vậy. Kế đến nghe tiếng trên không trung có tiếng roi vọt, tiếng
khóc. Mọi người ngẩng lên trông có đến sáu bảy trăm lính đầu trâu gông trói dẫn
hai người đi”[27;36]. Cây gạo mất đi hình ảnh không gian hư ảo không còn nữa.
Loài yêu nghiệt cũng không thể lộng hành, trả lại cuộc sống hàng ngày cho nhân
dân. Điều này thể hiện được quan niệm của nhà văn cũng phù hợp với nguyện vọng
của mọi người.
Chuyện Chiếc đèn mẫu đơn thì lại khác, ông không dùng hình thức nào để
chuyển tiếp không gian hư ảo cả. Không gian nơi hai hồn ma Kiều Sinh và Lệ
Khanh tồn tại bàng bạc khắp nơi: “Từ đấy trở đi ngày nào không mây âm u, đêm
trăng mờ tối thường thấy Kiều Sinh cùng cô gái dắt đi”[1;97]. Hình thức xử phạt và
không gian buổi xử lí hai hồn ma cũng khác so với Nguyễn Dữ. Ta có cảm tưởng đó
là buổi xử cung đầy gượng ép đối với hồn ma không có chỗ nương tựa. Vậy thì,
bằng cách tổ chức không gian ấy, Cù Hựu đánh giá là những hồn ma là u nhọt của xã hội
cần trừng phạt thích đáng.
Nguyễn Dữ không thế, khi tạo dựng không gian “cây gạo” ông đã để cho hai
nhân vật con đường sống. Tác giả hiểu được nguyên nhân của hành động tác yêu
tác quái của hai hồn ma Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh. Không gian hư ảo mà
Nguyễn Dữ thể hiện trong câu chuyện này là sự bứt phá cho ước mơ khát vọng
được kề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status