Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay



Dạ Ngân qua truyện ngắn Nhà không có đàn ông đã thể hiện một cách sinh động nỗi buồn tủi, đắng cay của thân phận người phụ nữ sau chiến tranh. Năm người phụ nữ cùng chung sống trong một mái nhà. Từ cụ nội chín mươi tuổi giàu phẩm hạnh và thể diện, cai quản truyền thống cao quý của cả gia đình đến bà cô xấp xỉ lục tuần “son sẻ, sắc nét” luôn đề ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc lựa chọn hôn nhân; để rồi tủi hờn khi nhìn thấy niềm hạnh phúc của người khác. Bà má và Hai Thảo lại âm thầm chịu đựng cảnh ở góa để kế thừa để truyền thống phẩm hạnh thủ tiết - của hồi môn quí báu của cả gia đình. Niềm khát khao hạnh phúc, tình yêu cá nhân là lẽ tự nhiên của con người. Đó là những tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim, đâu thể kìm nén, chế ngự. Nhân vật Út Thơm - người phụ nữ duy nhất trong gia đình muốn phá vỡ hủ tục truyền thống ấy. Chị luôn bị giằng co đấu tranh giữa trái tim và lý trí. Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể giải thích được. Có lúc trái tim đầy khao khát của chị giành phần thắng và tiếp sức mạnh cho chị đấu tranh để nắm bắt niềm hạnh phúc cá nhân, nhưng cũng có lúc trái tim chị khô cằn, đắng cay.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Cái Bát không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng qua những cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng.Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi cắm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm’’[171, tr.16].
Chợ nổi cũng một nét đẹp trong đời sống văn hoá của vùng ĐBSCL. Trong lời đề từ cho truyện ngắn Nhớ sông, Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện cảnh sinh hoạt của chợ nổi: ‘‘tui thường đứng trên cầu Gành Hào, nhìn về chợ nổi, ...Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ, ngang hai mét, dài năm bảy mét. ...Những chiều tà chợ nổi đìu hiu bập bềnh. Những người đàn bà cúi đầu chăm chăm xới nồi cơm doà dạt khói, những người đàn ông xếp bằng trên mui ghe vấn những điếu thuốc to đùng bằng ngón chân cái, phì phà khói lên trời. Những đứa trẻ con ngồi tênh hênh trên mui ghe câu cá chốt, cá mè. Những cô gái sau một ngày bán hàng mệt mỏi soi mình xuống sông, chải tóc’’[171, tr.112].
Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, tốc độ cuộc sống công nghiệp đang hút mọi người vào guồng quay của nó. Nhưng về miền Tây chúng ta vẫn bắt gặp người dân ung dung trên những chiếc xuồng gắn máy bị mất hút đi giữa bạt ngàn màu xanh và mênh mông sông nước.
Có thể nói trong xu thế đô thị hoá, hội nhập và phát triển, ĐBSCL là nơi lưu giữ văn hoá nông nghiệp, văn hóa sông nước đậm nét nhất. Và truyện ngắn ĐBSCL đã góp phần chuyển tải nét văn hoá đặc trưng ấy đến với bạn đọc trong và ngoài nước.
Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ 1975 ĐẾN NAY
3.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, kết cấu, không gian, thời gian
3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống
Theo Hegel: ‘‘Tình huống là một tình trạng có tính chất riêng biệt..., góp phần biểu hiện nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật’’. Nhà văn sử dụng tình huống ‘‘như là một cách thức để tạo nên điều kiện bộc lộ tính cách nhân vật’’[143, tr.413]. Truyện ngắn với dung lượng hạn chế, cho nên không thể nói nhiều, nói đầy đủ như tiểu thuyết, điều quan trọng với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được các tình huống để bộc lộ nét chủ yếu của tính cách và số phận đời sống con người.
Và thực sự những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình huống xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến. Đối với truyện ngắn hiện đại, tình huống truyện lại càng có vị trí hết sức quan trọng. Mỗi truyện ngắn luôn chứa đựng một tình huống truyện. Tình huống tiêu biểu ấy có nhiệm vụ gắn kết các nhân vật cùng tham gia các sự kiện. Thông qua đó các nhân vật bộc lộ tính cách cũng như những quan hệ của mình. Đồng thời tình huống truyện có vai trò đặc biệt thể hiện tập trung chủ đề của tác phẩm. Tình huống truyện càng độc đáo, đặc sắc thì sức hấp dẫn của truyện càng mạnh mẽ. Một nét khá mới lạ trong sáng tác của các nhà văn ĐBSCL đó là xây dựng cốt truyện dựa trên tình huống.
3.1.1.1.Tình huống tâm trạng
Tình huống tâm trạng là tình huống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Và theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Có những nhà văn cố tình đưa nhân vật của mình vào những va chạm bình thường hàng ngày, những tình thế giao tiếp hàng ngày, ai cũng nhiều lần trải qua và cái tình thế xảy ra lại nằm trong tâm trạng, tính cách nhân vật”[142, tr.119]. Chính vì thế, tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó. Nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng còn các khía cạnh khác như: ngoại hình, hành động…ít được quan tâm. Và vì thế nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn trữ tình.
Tình huống này thường gặp trong các truyện tâm tình, loại truyện không thiên về cốt truyện nhưng sâu sắc về tâm lý, với những sự kiện đặc biệt của đời sống, nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh những biến động trong thế giới tình cảm. Nhân vật trong tình huống này là con người tình cảm, được xây dựng bằng hệ thống chất lượng là cảm giác, cảm xúc.
Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, chúng tui nhận thấy loại tình huống tâm trạng thường khó nhận biết, có khi chỉ là những sự việc vặt vãnh, nhưng nó buộc người đọc phải suy ngẫm.
Truyện ngắn Giữa dòng nước lũ của Anh Đào xoay quanh câu chuyện của mẹ con thằng Nước tình cờ gặp lại người cha, người chồng bội bạc. Từ đó mọi việc cứ diễn ra một cách tự nhiên theo quy luật logic vốn có của nó. Ba thằng Nước vì sức hút kiếm tiền mà đành tâm dứt bỏ nghĩa vợ chồng, tình phụ tử. Ông nhẫn tâm phụ bạc người vợ hiền lành, bỏ mặc đàn con thơ dại chín năm chưa một lần về thăm, mặc vợ nhớ mong, chờ đợi, đàn con thiếu thốn hơi ấm tình thương của cha. Ba nó bỏ đi, mẹ nó phải vật lộn với cuộc sống để nuôi bầy con dại. Đáng lí họ phải hận ông ấy lắm, nhưng người vợ vẫn kiên trinh chờ đợi, sẵn lòng tha thứ cho người chồng bội bạc, mong một ngày gia đình sum họp. Còn thằng Nước lúc nào cũng yêu thương mẹ, đỡ đần mẹ trong cuộc sống, chăm sóc các em. Khi má không đồng ý cho nó lấy tiền của ba, nó chạy xuống bến sông để trả lại tiền, nhưng ghe hàng đã nhổ sào đi từ bao giờ. Biết vậy, nhưng ngày nào nó cũng “chạy xuống bến chợ mong ngóng”. Ước mong “gặp lại ba lần nữa đầy ắp trong trái tim nhỏ bé của nó”[182, tr.37]. Câu chuyện thể hiện tư tưởng nhân đạo, sự đồng cảm yêu thương đối với người lao động của tác giả. Dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, vẫn luôn khao khát yêu thương, khát khao hạnh phúc.
Ở truyện ngắn Thuốc đắng của Anh Động, tình huống tâm trạng được xây dựng trên cơ sở sự cả tin, mềm lòng cùng với sự kém hiểu biết của vợ chồng Năm Vâng trước thủ đoạn nham hiểm của mụ Ma Lanh. Tình huống truyện đơn giản, nhưng đã bộc lộ được khá đầy đủ nội dung tư tưởng mà tác giả Anh Động muốn chuyển tải đến người đọc về cuộc sống đời thường của người lính sau chiến tranh, người trí thức trong thời bình. Vì cơm áo, gạo tiền mà bị người khác lợi dụng, làm những việc trái với lương tâm, dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Tình huống tâm trạng có khi được xây dựng từ một kỉ niệm nghĩa tình trong những năm gian khổ giữa những người đồng chí, đồng đội với nhau để rồi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của đời sống họ vẫn luôn nhớ về nhau (Chim lá rụng - Thai Sắc; Kỉ niệm thoáng qua - Nguyễn Khai Phong). Cũng có khi tình huống được xuất phát từ khám phá lí giải bình diện đạo đức trong cuộc sống đời thường, điều đáng quan tâm thì không được quan tâm mà chỉ quan tâm đến những chuyện tầm phào, chuyện riêng tư của n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status